[Giải đáp] Content là gì? Những điều cần hiểu rõ về content

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Nhiều người xưa nay chỉ quen thuộc với các bài viết content marketing mà nghĩ rằng content là những phần nội dung viết ra đấy. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù content vẫn là phục vụ chủ yếu cho mục đích marketing song cái “content” mà chúng ta quen thuộc đó chỉ là một mục đích. Và content còn có bao hàm rộng hơn thế. Cụ thể, chúng ta có rất nhiều các thể content, ở mỗi loại sẽ có những đặc điểm và hình thái khác nhau. Kèm theo đó thì nó cũng có những nguyên tắc riêng khi làm từng thể loại content. Vậy content là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó thông qua bài viết hôm nay.

Tìm việc Marketing

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa về content là gì?

1.1. Giải nghĩa về content 

Giải nghĩa về content
Giải nghĩa về content 

Content là một danh từ tiếng Anh được dịch ra nghĩa là nội dung. Đây được xem là phần quan trọng nhất, là trái tim thể hiện của một điều gì đó. Nó bao gồm các phần kiến thức cũng như những chia sẻ, kinh nghiệm của người tạo ra content đối với một sự vật, hiện tượng, vấn đề nào đó. Content là tổng hợp của cả con người, bối cảnh, hoạt động, cảm xúc, tri thức, nói một cách vắn tắt thì nó mang lại giá trị về thông tin cho người thưởng nó. Nó giải đáp những câu hỏi về “Ai”, “Cái gì”, “Như thế nào”, “Vì sao”, “Ở đâu”, “Khi nào”, … Người đọc/người nghe/người xem có thể thông qua những content này để hình dung cũng như có những cảm nhận rõ về một đối tượng nào đó (có thể con người hoặc sự vật hiện tượng). Người ta có thể thể hiện nội dung nào đó thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau như văn nói, văn viết, video, âm thanh, infographic, … 

Xem thêm: Content Marketing là gì?

1.2. Vai trò của content 

Vai trò của content
Vai trò của content 

Một content dù là ở bất kỳ thể thức nào cũng đều phải đáp ứng được 5 mục đích sau. Đây cũng là vai trò quan trọng của content trong bất kỳ lĩnh vực nào. Cụ thể:

Content đóng vai trò là phương tiện thông tin đối với công chúng, là điều không thể thiếu của ngành báo chí và truyền thông 

Content phải cung cấp được thông tin, tri thức đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của công chúng 

Content truyền tải được thông điệp, ý nghĩa đối với người đọc/xem/nghe thông qua các hình thức thể hiện của mình

Content có sứ mệnh trong công cuộc chia sẻ cũng như lan tỏa những gí trị tốt đẹp cho cuộc sống và cộng đồng

Trong một vài trường hợp, content còn mang giá trị về kinh tế, giúp ích cho kinh doanh và phát triển thương hiệu

Với 5 vai trò này, content đang dần nhấn mạnh sự quan trọng của mình trong cuộc sống và việc làm hằng ngày của con người. Bạn không bao giờ có thể tìm thấy một sản phẩm nào phục vụ cho công chúng mà không tồn tại nội dung hiện nay. Bởi vì nếu thiếu nội dung thì sản phẩm ấy sẽ không thể ra mắt và phát hành. 

Xem thêm: Mô tả công việc content marketing

2. Các thành phần quan trọng của content 

Các thành phần quan trọng của content
Các thành phần quan trọng của content 

Được xem là một trong hai phần quan trọng nhất của một sản phẩm thông tin (nội dung và hình thức), content luôn được chú trọng trong việc xây dựng dựa trên nền tảng là 5 thành phần chính bao gồm:

Ở đây, chìa khóa để giao tiếp thành công bằng content là xác định rõ ràng và tối ưu hóa từng yếu tố riêng lẻ. Cụ thể như sau:

2.1. Thông tin

Thông tin luôn là yếu tố tối quan trọng đối với một content hoàn chỉnh. Để có thể tạo ra nguồn thông tin chất lượng và thu hút nó dựa vào những ý tưởng bạn nảy ra. Điều này có xu hướng nhất quán trên các hình thức vì nó theo sát tất cả từ video, hình ảnh thậm chí là cả âm thanh. Thông tin, như chúng tôi định nghĩa ở đây, là sự kết hợp của những ý tưởng quan trọng nhất mà khán giả cần biết và các chi tiết chính (bằng chứng, giải thích và ví dụ). Bạn có thể thu nhập nó thông qua internet, sách báo hoặc từ chính kinh nghiệm của bản thân mình. 

Xem thêm: Việc làm content marketing

2.2. Mục đích

Các bạn cần phải trả lời câu hỏi khi làm content đó là “Tại sao chúng ta lại làm việc này? Chúng ta muốn khán giả nghĩ / làm / cảm nhận điều gì?”. Nội dung thành công nhất khi chúng ta thiết kế nó chính là nội dung mà có thể đạt được một mục tiêu cụ thể. Mục đích có thể là truyền tải thông điệp, nhân rộng thương hiệu hay kích cầu sử dụng, … Dù là mục đích cuối cùng là gì, các bạn cũng cần xác định rõ điều này ngay khi bắt đầu thực hiện làm content. Nói rõ mục tiêu này giúp tăng cường phát triển nội dung cộng hưởng với khán giả của bạn.

Mục đích của content
Mục đích của content 

2.3. Công chúng

Thành phần thứ ba mà bạn cần quan tâm khi làm content đó là “Ai là người tiêu dùng dự định của chúng tôi cho nội dung này?”. Chúng ta thường xuyên tạo nội dung mà không xem xét đầy đủ đối tượng của mình. Xác định rõ ràng những người bạn muốn tiếp cận, mối quan tâm của họ và câu hỏi của họ. Đây là nơi liên quan và cộng hưởng đáp ứng. Điều này quan trọng tương tự như việc xác định đối tượng của truyền thông. Rõ ràng nếu một content không thể xác định được nhóm công chúng chủ yếu hướng đến của mình thì có thể nó sẽ bị loãng hoặc không đạt được hiệu quả tiếp nhận thông tin từ công chúng. 

Xem thêm: Việc làm Copywriter

2.4. Kênh

Làm thế nào chúng ta mang được nội dung mà chúng ta đã xây dựng được cho khán giả của chúng ta? Hiện nay có rất nhiều kênh để bạn có thể đăng tải các content đa phương tiện từ miễn phí cho đến mất phí như website, sách, báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, … Trong đó không thể phủ nhận được hiệu quả lớn nhất về khả năng đăng tải và phát tán rộng rãi các content của một loại phương tiện hoàn toàn miễn phí. Đó chính là mạng xã hội, cụ thể là Facebook, Twitter, Instagram và Youtube. Các bạn có thể nghiên cứu về nhóm đối tượng sử dụng các kênh này, cũng như đặc điểm vận hành của kênh để tối ưu được các content khi đăng tải lên. 

Xem thêm: Mô tả công việc content marketing freelancer

2.5. Hình thức

Hình thức thể hiện của content
Hình thức thể hiện của content 

Và cuối cùng, không thể thiếu đó là hình thức của các content. Làm thế nào thông tin liên lạc của chúng ta sẽ được kết xuất ở trạng thái cuối cùng của nó? Trước tiên bạn nên lựa chọn hình thức content sao cho phù hợp nhất với loại thông tin của mình, sau đó là đến đối tượng tiếp nhận. Với các kênh được chọn, chọn thể loại và hình thức được tối ưu hóa để truyền bá. Bắt đầu với thể loại: thư cho biên tập viên, video, bài đăng trên blog. Sau đó xem xét hình thức: loại phương tiện, kích thước hoặc độ dài, kiểu dáng, v.v., để tạo ra bản trình bày tối ưu.

Tìm việc làm thực tập sinh content

3. Các loại content phổ biến hiện nay 

Hầu hết content hiện nay đều hướng đến chủ yếu mục đích về marketing. Cho nên dựa vào tiêu chí, cũng như cách thức làm marketing mà chúng ta có được những loại content thường dùng, phổ biến hiện nay. 

Thứ nhất đó là các bài viết dưới dạng blog, được thể hiện chủ yếu bằng chữ (text) kết hợp với hình ảnh hoặc video đính kèm. Những bài blog content này sẽ có mục đích kéo traffic phục vụ cho SEO Marketing trên google. Đây cũng là dạng nội dung điển hình mà các nhà marketing hầu hết sử dụng hiện nay cho công việc tiếp thị và quảng cáo thương hiệu của mình. 

Xem ngay: Cơ hội việc làm SEO hấp dẫn

Thứ hai đó là các bài viết theo tính chất “hướng dẫn” (how-to). Phần nội dung này sẽ chia ra làm nhiều bước với những hướng dẫn để làm một cái gì đó thật chi tiết và cụ thể. Điển hình website đang chuyên về loại content này chính là wikihow

Thứ ba đó là dạng list. Đây cũng là một loại nội dung sử dụng chữ viết, song nó không quá chú trọng vào câu văn, câu từ thể hiện mà thay vào đó là các gạch đầu dòng, liệt kê, kiểu như một danh sách về một điều gì đó. 

Thứ tư đó là dạng video. Loại nội dung này có phần thực hiện khó hơn, do nó có sự kết hợp cả chữ viết, hình ảnh, chuyển động và âm thanh. Với content video chủ yếu được đăng tải trên các kênh như youtube nhằm đạt hiệu quả marketing tốt nhất. 

Tải về: CV marketing

Các loại content phổ biến hiện nay
Các loại content phổ biến hiện nay 

Thứ năm đó là content infographic, được thể hiện dưới dạng hình ảnh (đóng vai trò chủ yếu) kết hợp với chữ viết text. Hình ảnh ở đây có thể là các biểu đồ được minh họa sinh động bằng màu sắc và họa tiết. Kiểu content này hướng đến sự tiếp thu bằng suy nghĩ logic. Nó cũng là một phương thức truyền tải thông tin và thông điệp được yêu thích nhất hiện nay. Thậm chí, người ta còn đánh gí hiệu quả viral của nó còn gấp đôi các hình thức content truyền thống khác. 

Thứ sáu đó là content phỏng vấn. Dạng này thì thường thấy ở ngành báo chí nhiều hơn. Ở từng vấn đề lĩnh vực, bạn sẽ tìm đến một người có tiếng nói nào đó hay sức ảnh hưởng trong lĩnh vực để phỏng vấn. Ở đây content xây dựng một cách gián tiếp thông qua nhân vật. Cho nên bạn phải rất khéo léo để đạt được mục đích tạo nội dung theo ý của mình. 

Xem thêm: Việc làm biên tập viên

Thứ bảy là dạng review. Content loại này có thể bao gồm review (đánh giá sau sử dụng) hoặc pre review (đánh giá trước khi sử dụng). Thể này hiện nay được rất nhiều các blogger và vlogger sử dụng nhằm tăng thương hiệu cá nhân cho kênh của mình. Các bạn sẽ thực hiện nội dung thông qua việc nhận xét, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng đang quan tâm hiện nay có thể bằng text kèm hình ảnh hoặc video. 

Thứ tám đó là memes, một dạng content rất mới và đạt hiệu quả viral khá cao hiện nay. Đây là nội dung thể hiện bằng những hình ảnh độc đáo do chính bạn tạo ra, có thể là bằng hình ảnh chụp, ảnh vẽ hay ảnh chụp màn hình kèm một chú thích nào đó. Memes là loại content thường mang tính chất hài hước cho nên nó rất dễ tiếp cận với công chúng 

Ngoài ra còn rất nhiều các loại content khác nữa vẫn đang được sử dụng hiện nay. Song chúng ta không thể đánh giá được loại content nào là tốt nhất, mà tùy thuộc vào từng thời điểm, lĩnh vực chúng ta sẽ có những lựa chọn về hình thức content phù hợp nhất. 

Tìm việc làm content fanpage

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được content là gì. Thông qua đây, chúng ta cũng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất xung quanh việc xây dựng và sáng tạo content hiện nay.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1079 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT