Tạo CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng cực chuẩn và chính xác
Theo dõi work247 tạiNền kinh tế mở cửa kéo theo sự xuất hiện và gia nhập thị trường của hàng loạt các tập đoàn, công ty quốc tế. Tất nhiên đây cũng là cơ hội đối với những người lao động muốn trải nghiệm ở một môi trường mới hoặc đơn giản là vì một mức thu nhập tốt. Tuy nhiên để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng nước ngoài thì việc tạo lập một bản CV bằng ngôn ngữ gốc của công ty hoặc tiếng anh là vô cùng cần thiết. Đối với nhân viên hành chính thì liệu có gì khác biệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tạo CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng khiến bạn giành được chiếc vé vàng của nhà tuyển dụng.
1. CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng liệu có khó như lời đồn?
Trong xã hội hiện nay, khi mà thế hệ Gen z bắt đầu gia nhập thị trường lao động đã tạo ra một sự phân hóa đa tầng giữa các lực lượng lao động khác nhau. Đặc điểm nổi bật của thế hệ này có thể rõ ràng nhận ra đó chính là thiên phú thích nghi và khả năng học ngoại ngữ vượt bậc nhờ vào sự phát triển và cải thiện trong chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên việc thông thạo ngoại ngữ cũng chỉ giúp họ hoàn thiện được 50% quãng đường để viết một CV tiếng anh được cho là thành công. Tại sao lại như vậy ư, vì đơn giản Gen Z nhìn chung còn khá ít kinh nghiệm, họ chưa va vấp nhiều, chỉ tiếp xúc với một hoặc một vài đơn vị, thiếu sót trong khả năng đưa ra những nội dung phù hợp với tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra
Còn đối với thế hệ Millennial và những thế hệ trước đó, tuy rằng chất lượng cũng như môi trường phát triển không thể so sánh với thế hệ hiện tại nhưng họ lại có thể chịu được áp lực tốt. Bằng kinh nghiệm cũng như khả năng thích nghi với môi trường thông tin từ từ đã khiến cho khả năng am hiểu thông tin và đưa ra lựa chọn chính xác hơn giúp họ dễ dàng hoàn thiện một bản CV ưng ý tại ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Có lẽ thứ họ vô tình thiếu chỉ là một chút diễn đạt tại tiếng anh mà thôi
Từ đó có thể đưa ra kết luận rằng việc tạo một CV tiếng anh đặc biệt là CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng là không hề khó. Điều mà chúng ta cần chỉ là một chút chú ý, một chút cẩn thận, một chút khéo léo và quan trọng nhất chính là theo dõi phần tiếp theo của bài viết để nắm rõ được những nội dung thực sự sẽ được nhà tuyển dụng chú ý và ghi điểm bạn.
Xem thêm: CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường
2. Làm thế nào để viết CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng?
Người lao động nói chung và nhân viên văn phòng nói riêng, khi muốn ứng tuyển vào một vị trí thì CV chắc chắn sẽ là phương tiện cần thiết để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan và đánh giá rằng bạn có phù hợp để chọn vào trong những vòng tiếp theo hay không. Chính vì vậy những thông tin mà bạn đưa lên CV cần phải hiệu quả, chính xác, cung cấp cho nhà tuyển dụng thứ họ cần và đôi bên sẽ đều có lợi.
Vậy thì những thông tin nào nên được đề cập tới trong một bản CV tiếng anh cho dân văn phòng mà sẽ giúp bạn ghi dấu ấn
2.1. Thông tin cá nhân đầy đủ
Tất nhiên trước khi tiến tới những quá trình sâu xa thì chúng ta cần phải có đôi chút am hiểu về đối phương. Một bản CV sẽ được đánh giá là thành công hoặc thất bại bước đầu khi mà nhà tuyển dụng họ nhìn vào những dòng cung cấp thông tin cá nhân của bạn. Đối với những doanh nghiệp nước ngoài thì thường sẽ có một đặc điểm chung là họ sẽ không quá quan tâm vào gia cảnh, hoàn cảnh của bạn. Với họ, thông tin cá nhân là thứ sẽ giúp cho quá trình giao tiếp trở nên mượt mà hơn, là cầu nối đầu tiên cho sự hợp tác hòa hảo đôi bên.
Chính vì vậy nên trong phần thông tin cá nhân, bạn nên chọn những thông tin sát sườn nhất, thuận tiện cho liên lạc nhất. Có thể kể tới như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh sống, địa chỉ liên lạc, email liên lạc, các kênh phương tiện truyền thông cá nhân.
Một số lưu ý khi hoàn thiện những thông tin này có thể kể đến như:
Hạn chế viết quá dài hoặc quá chi tiết phần địa chỉ hiện tại của bản thân. Có khá nhiều ứng viên liệt kê chi tiết tới tận số nhà của bản thân, về cơ bản thì nhà tuyển dụng nước ngoài sẽ không quan tâm tới địa chỉ nhà của bạn. Họ chỉ cần nắm được sơ qua về khả năng di chuyển và làm việc từ địa chỉ sở tại tới công ty của họ mà thôi. Chính vì vậy địa chỉ dừng lại ở tên đường là ổn rồi
Một điểm nữa là nên hạn chế những chi tiết trang trí ở khu vực thông tin cá nhân vì nó sẽ gây rối mắt và làm chậm quá trình đọc CV. Nếu như bạn muốn viết đôi chút về sở thích, quan niệm sống của bản thân thì hãy nhớ là viết ngắn gọn phía dưới ngày sinh hoặc dưới phương thức liên lạc.
2.2. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng
Với các doanh nghiệp nước ngoài họ đặc biệt quan tâm tới mục tiêu lâu dài của các ứng viên, họ muốn biết rằng chi phí cơ hội bỏ ra khi nhận và đào tạo người mới có nhỏ hơn nhiều so với việc để họ làm một khoảng thời gian rồi bồi dưỡng một người thay thế nữa hay không.
Chính vì vậy việc có một mục định hướng nghề nghiệp, định hướng công việc trong tương lai sẽ giúp bạn ghi điểm cực lớn đối với họ. Chưa kể khi phỏng vấn thì câu hỏi định hướng bản thân trong thời gian dài là khá phổ biến. Nên nếu như bạn đã có chuẩn bị thông tin để điền vào mục này thì chắc hẳn câu hỏi dự định sẽ là vùng đất cho bạn thỏa sức vẫy vùng và thể hiện bản thân.
Với nhân viên văn phòng thì định hướng sẽ thường là đạt tới những cấp cao hơn như quản lý và vân vân. Tất nhiên để có thể điều này thì bên cạnh việc hoàn thành tốt công việc của mình bạn sẽ còn cần phải vượt mức chỉ tiêu và tạo một môi trường hòa thuận với đồng nghiệp. Chắc hẳn một nhân lực tham vọng, một người lao động thông minh sẽ không bảo giờ bị các nhà tuyển dụng ngó lơ
Nói về kế hoạch trong lâu dài thì nếu như bạn chưa thể xác định được mục đích trong 5 năm hoặc 10 năm thì cũng đừng quá lo lắng. Theo thống kê thì thời gian gắn bó trung bình của người lao động đối với doanh nghiệp sẽ khoảng 3 năm. Vì lí do đó mà bạn không cần quá căng thẳng khi người tuyển dụng hỏi những câu hỏi liên quan. lúc này hãy cố gắng suy nghĩ thật kỹ và lập ra những kế hoạch theo quý, theo niên khóa để hoàn thiện mục này nhé
2.3. Kinh nghiệm làm việc phù hợp
Có khá nhiều người cho rằng thừa còn hơn thiếu, tuy nhiên việc liệt kê quá nhiều công việc không liên quan tới nhau và không liên quan tới vị trí ứng tuyển sẽ cho thấy rằng bạn khá loay hoay trong quá trình tìm ra công việc. Bản thân các nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng khi bạn có một danh sách kinh nghiệm dày cộp, tuy nhiên họ sẽ không đánh giá cao việc bạn làm những việc không liên quan hoặc nhảy việc quá nhiều.
Chính vì lẽ đó, hãy chọn đúng và chọn thông minh những thông tin mà bạn sẽ cần điền vào phần được đánh giá là trái tim của CV này. Một phần trình bày tốt về những kinh nghiệm cá nhân bạn đã có, một hệ thống liệt kê hợp lý chắc chắn sẽ giúp bạn có những buổi phỏng vấn tốt và dễ dàng đạt được công việc mơ ước.
Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về nội dung của một bản CV tiếng anh cho nhân viên văn phòng đầy đủ, hợp lý. Những kinh nghiệm được rút ra được từ những bài phỏng vấn chuyên viên, từ các trang chia sẻ dữ liệu truyền thông số. Mong rằng qua đây bài viết có thể được lan tỏa tới các bạn và giúp cho hành trình tìm kiếm công việc mong muốn của các bạn trở nên bằng phẳng và êm ái nhất.
421 0