Viết mẫu cv tiếng anh cho Kỹ sư điện gây sức hút với nhà tuyển dụng
Theo dõi work247 tạiĐối với ngành Kỹ sư điện ngày trở nên thu hút bởi nhiều bạn trẻ. Kỹ sư điện là một ngành nghề đòi hỏi người làm công việc phải trang bị cho bản thân mình hiểu biết chuyên sâu, kinh nghiệm làm việc lâu năm bươn trải trong nghề. Vì sự đòi hỏi yêu cầu cao cho nên mức lương hay đãi ngộ nhận được là không hề ít. Do thế có hàng trăm, hàng nghìn người nộp đơn cv để tranh tài vào được vị trí Kỹ sư điện. Vậy làm sao để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua bản cv tiếng anh Kỹ sư điện? Hãy cùng work247.vn đi tìm hiểu cách viết mẫu cv tiếng anh cho Kỹ sư điện hạ gục nhà tuyển dụng ngày từ lần đầu đọc nhé!
1. Kỹ sư điện là nghề gì? Công việc của một Kỹ sư điện?
Để đi đến cách viết cv tiếng anh cho Kỹ sư điện thì hãy cùng work247.vn tìm hiểu về Kỹ sư điện trước và công việc một Kỹ sư điện cần làm là gì đã nhé.
1.1. Kỹ sư điện là gì?
Kỹ sư điện bạn có thể hiểu rằng là người phụ trách mảng xử lý hệ thống điện, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy móc có liên quan đến hệ thống cho các dự án công trình lớn. Với thời đại 4.0 hiện nay thì điện có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người và nền phát triển của quốc gia.
Dù là các công trình lớn nhỏ như nhà ở, đường xá, khu đô thị,... thì chúng đều cần tới nguồn điện. Biết được vai trò của nguồn điện mà các bạn đã không khéo lựa chọn cho mình công việc Kỹ sư điện để phát triển sự nghiệp với nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai.
1.2. Công việc của một Kỹ sư điện
Khi trở thành một nhà Kỹ sư điện thì bạn hoàn toàn có thể làm những công việc sau đây như:
1.2.1. Khảo sát công trình và đưa ra phương án thi công
Khảo sát công trình là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với Kỹ sư điện. Người kỹ sư cần hoàn toàn nắm rõ về cơ cấu công trình kế hoạch thực hiện các công trình thi công. Làm việc lệch lạc sẽ xảy ra nhiều rắc rối xảy ra giữa hai bên.
Kỹ sư điện phải trình lên ban lãnh đạo đầy đủ, chi tiết về các bước khảo sát. Hợp tác cùng bên kiến trúc để quản lý được thực hiện một cách đúng trình tự, không chồng chéo với nhau.
1.2.2. Thiết kế dự án điện
Đã trở thành một Kỹ sư điện bạn phải đảm nhận công việc thiết kế hệ thống điện cho công trình vật tư sau đi khảo sát kết hợp cùng với các bộ phận. Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm trên hệ thống có thể mô phỏng hệ thống điện sắp được thực thi. Sau đó chủ đầu tư sẽ kiểm duyệt bản vẽ của bạn để có thể góp ý và đưa ra những phương án, mong muốn để hoàn thiện hơn.
1.2.3 Lựa chọn vật tư phù hợp cho công trình
Là người đứng ra nhận nhiệm vụ về xử lý điện nên ngoài vai trò chuyên môn về ngành thì Kỹ sư điện còn đứng ra tư vấn cho các chủ đầu tư về các loại vật tư xây dựng công trình vừa đảm bảo chất lượng và tiết kiệm được nguồn chi phí. Họ có thể liên lạc với các bên phân phối tư vật liệu để đàm phán về cung cấp vật tư đến khi kết thúc công trình.
1.2.4. Chỉ đạo hướng dẫn thi hành công trình
Với vai trò là một Kỹ sư điện. Thì họ hoàn toàn có thể quản lý vấn đề về nhân công và tình trạng công trình để đảm bảo tiến độ hoàn thành với thiết kế đã được đề ra.
1.2.5. Bảo dưỡng kiểm tra hệ thống điện theo định kỳ.
Việc kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống điện định kỳ ở công trình là điều hoàn toàn cần làm. Đảm bảo vấn đề về an toàn, tính mạng của con người. Thường công việc này thì được giao cho các Kỹ sư điện mới ra trường hoặc còn ít kinh nghiệm đề thực hiện và chịu trách nhiệm.
Xem thêm: CV bản cứng là gì? Đâu là cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
2. Mẫu cv tiếng anh cho Kỹ sư điện có tầm quan trọng như thế nào?
Cv là một công cụ ứng tuyển hỗ trợ đắc lực cho công việc tìm kiếm việc làm của bản thân, thứ để có thể phô diễn các kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc của bản thân bạn.
Tuy vậy thì một bản cv còn có nhiều tác dụng hơn thế nữa. Vừa giúp ứng viên mà giúp cả các nhà tuyển dụng trong việc tìm ra các ứng viên sáng giá tài năng. Cv ứng tuyển giúp nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định để gặp gỡ buổi phỏng vấn.
Vì thế hãy sắp xếp và trình bày bố cục của cv sao cho thuận mắt của số đông người nhìn.
Một cv ứng tuyển được gửi đến nhà tuyển dụng để xác nhận bạn là người có đủ năng lực cũng như điều kiện cho công việc. Họ biết được những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Tóm lại cv giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin của bạn, và xem xét sự phù hợp với công việc cũng như đối với doanh nghiệp hay công ty. Cuối cùng là tạo được hẹn gặp gỡ phỏng vấn với bạn.
Trong môi trường cạnh tranh tìm việc hiện nay, cv xin việc thường là một yêu cầu cơ bản để ứng viên có thể tìm kiếm các cơ hội cho bản thân trong quá trình phỏng vấn. Một cv tốt là nhà tuyển dụng sau khi xem tự trả lời cho câu hỏi lý do mà nhà tuyển dụng tuyển bạn vào vị trí ứng viên ứng tuyển. Ngoài ra nó giúp nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với công việc hiện tại.
Xem thêm: Mẫu CV xin việc kỹ thuật điện giúp bạn đàm phán việc thành công
3. Cách viết cv tiếng anh cho Kỹ sư điện chi tiết đầy đủ nhất
3.1. Xây dựng bố cục cho cv
Việc nghiên cứu sắp xếp, xây dựng bố cục cv sao cho hợp lý là điều hoàn toàn nên làm. Với một bố cục cv xin việc hợp lý sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ thấy những chi tiết quan trọng nhất về bạn. Bạn có thể đưa những thông tin nổi bật về bản thân vào những vị trí dễ thấy nhất.
Để ứng tuyển vào vị trí công việc Kỹ sư điện, chắc chắn bạn là người có chuyên môn và tay nghề tốt, cũng như nhiều năm kinh nghiệm làm trong ngành. Do đó thì loại cv theo trình tự thời gian sẽ là lựa chọn hợp lý nhất cho bạn vì có thể phô diễn ra được những kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn.
Sau khi bạn hoàn thành việc tạo cv Kỹ sư điện, hãy đưa về dưới dạng PDF. Để có thể giữ nguyên được bố cục cv đã thiết kế để gửi cho nhà tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng không chấp nhận ứng viên gửi cv dưới tệp PDF, như vậy bạn hãy gửi cv Kỹ sư điện của bạn dưới dạng file Word. Vì thế hãy đọc kĩ điều lệ tuyển dụng của công ty cũng như doanh nghiệp, nới đề xuất nhé.
3.2. Nội dung cv
Với một bản cv để được đánh giá là tốt và gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng thì cần có đầy đủ các mục như thông tin cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, trình độ học vấn, hoạt động. Ngoài việc đầy đủ thông tin thì bạn cần chú ý thêm nội dung hoàn chỉnh trong bản cv cho Kỹ sư điện như:
3.2.1. Nhấn mạnh kỹ năng của Kỹ sư điện
Nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm đến phần này của ứng viên. Ngoài các kỹ năng về mặt chuyên môn, kỹ năng mềm cũng cần thiết và khá quan trọng, giúp bạn bổ trợ cho công việc dễ dàng. Vì thế bạn hãy nêu được ra các kỹ năng của mình liên quan đến vị trí Kỹ sư điện.
Dựa vào phần kỹ năng, nhà tuyển dụng sẽ lọc ra các ứng viên cần thiết để trao thêm cơ hội phỏng vấn. Thế nhưng bạn cần phải trung thực khi nêu ra các kỹ năng của thân đã nhuần nhuyễn và thành thạo..
Một vài kỹ năng chuyên môn của Kỹ sư điện bạn có thể đưa vào cv như: thiết kế mạch, sơ đồ điện, thành thạo phần mềm, mã hóa (C/C++, MATLAB, and Python…), kỹ năng toán học, lý thuyết và phân tích hệ thống tuyến tính.
3.2.2. Thu hút chú ý với mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp cho Kỹ sư điện trong cv tiếng Anh cũng là phần quan trọng. Qua đây, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá khả năng cầu tiến, tầm nhìn khẳng định bản thân và định hướng công việc của ứng viên, đồng thời biết được mong muốn hợp tác với công việc trong bao lâu. Xem xét sự phù hợp để đưa ra kết quả. Tránh tình trạng mất thời gian công việc của hai bên.
Ứng viên nên đọc kỹ phần mô tả công việc và yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra để có thể xem xét các kỹ năng, thành tích của bản thân gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Các mục tiêu bạn nên đưa ra làm hai phần. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mỗi phần bạn chỉ cần ghi ngắn gọn, xúc tích trong khoảng từ 2 đến 3 câu.
3.2.3. Kinh nghiệm làm việc nổi bật
Kinh nghiệm làm việc là một trong những mục mà nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý tới cv. Ở đây bạn nên đưa ra các kinh nghiệm đã làm trong thời gian dài và liên quan đến Kỹ sư điện, đồng thời kể ra những công việc cụ thể mà bạn đã thực hiện và đi kèm các mốc thời gian.
Tuy nhiên, liệt kê kinh nghiệm làm việc trong cv Kỹ sư điện của bạn thôi là chưa đủ. Ngoài việc liệt kê thông thường, bạn nên đưa ra những thành tích hay cột mốc đánh dấu quan trọng để trở nên tỏa sáng hơn các đối thủ khác.
3.2.4. Trình độ học vấn xuất sắc
Kỹ sư điện là ngành đặc thù vì thế đòi hỏi bạn cần có bằng Cử nhân trở lên. Vì vậy, trong CV xin việc, bạn nên nêu những thành tích và trình độ học vấn của bản thân từ cấp đại học trở lên. Ngoài ra, nếu bạn tham gia các khóa học chứng chỉ nghề thêm ngoài có liên quan đến kỹ thuật điện, bạn có thể đưa vào để cv của mình thêm nổi bật.
Chú ý rằng bạn cần đưa ra thời gian bắt đầu và kết thúc quá trình học tập, cũng như nên tên trường học mà mình học vào trong cv xin việc.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng mình muốn đề cập đến cho việc viết mẫu cv tiếng anh cho Kỹ sư điện. Hy vọng rằng, các Kỹ sư điện sắp tới sẽ vào được những công ty hay doanh nghiệp mà mình mong muốn gắn bó lâu dài.
565 0