Bật mí bí quyết viết CV xin việc bằng tiếng anh ngành điện tử chuẩn chỉnh nhất cho ứng viên
Theo dõi work247 tạiBạn là cử nhân ngành điện tử mới ra trường, bạn muốn tìm một công việc liên quan đến chuyên ngành mình đã học nhưng không biết cách viết CV bằng tiếng anh như thế nào khi được nhà tuyển dụng yêu cầu? Nếu vậy, bài viết này là dành cho bạn. Work247.vn đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất để bật mí cho bạn cách viết CV xin việc bằng tiếng anh ngành điện tử đầy đủ và chi tiết nhất ngay sau đây.
1. Tìm hiểu về CV xin việc bằng tiếng anh ngành điện tử
1.1. Khi nào cần viết CV xin việc ngành điện tử bằng tiếng anh
Ngành điện tử hiện đang là một trong những ngành nghề phát triển với cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập ấn tượng. Thế nên tỷ lệ cạnh tranh của các ứng viên muốn được làm việc với chuyên ngành này ngày càng tăng cao. Ta không khó để có thể bắt gặp một công ty hay doanh nghiệp điện tử nào đặt ra những tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe trong khâu chuyển chọn nhân sự đầu vào. Hiện nay, khá nhiều công ty điện tử yêu cầu ứng viên cần có kĩ năng và trình độ tiếng anh chuyên môn nên việc chuẩn bị một bản CV bằng tiếng anh khi được nhà tuyển dụng yêu cầu là điều mà các ứng viên chuyên ngành điện tử thường xuyên gặp phải. Không chỉ được dùng trong trường hợp được yêu cầu bắt buộc mà kể cả khi doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển tiếp nhận hồ sơ bằng tiếng việt thì việc chuẩn bị thêm một bản CV tiếng anh cũng là một cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như tăng thêm cơ hội trúng tuyển của bạn nữa đó.
1.2. Lưu ý khi viết CV xin việc bằng tiếng anh ngành điện tử
Trong khâu tuyển dụng, CV bằng tiếng anh quả thực đóng vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng. Thế nên khi viết CV ngành điện tử bằng tiếng anh có rất nhiều băn khoăn xoay quanh việc liệu viết CV bằng tiếng anh có khó không, viết CV ngành điện tử bằng tiếng anh thì có những khác biệt nào so với khi viết Cv bằng tiếng việt,...
Nhìn chung, CV bằng tiếng anh không có nhiều điểm gì khác biệt so với CV bằng tiếng việt. Ứng viên khi chuẩn bị CV xin việc ngành điện tử vẫn sẽ thực hiện các bước giống như khi viết CV bằng tiếng việt. Bên cạnh đó, bởi vì CV bằng tiếng anh cũng là cách mà ứng viên thể hiện trình độ ngoại ngữ của mình với nhà tuyển dụng, chính vì thế mà các trình bày nội dung hay triển khai câu cũ ngữ pháp đều phải thật cẩn thận, chỉnh chu. Tránh để trường hợp mặc dù CV bằng tiếng anh trình bày màu sắc, bố cục rất ấn tượng, thế nhưng phần nội dung lại bị sai ngữ pháp hay trình bày không đủ ý khiến nhà tuyển dụng không hiểu thì sẽ là một điểm trừ chí mạng đấy.
2. Các bước chuẩn bị một chiếc CV xin việc tiếng anh ngành điện tử đầy đủ nhất
2.1. Personal details
Vẫn là cách trình bày của một chiếc CV tiêu chuẩn, phần đầu tiên Personal details (thông tin cá nhân), là phần mà ứng viên sẽ trình bày những thông tin cần thiết như tên, tuổi, giới tính cũng như những phương thức mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để liên lạc với ứng viên như số điện thoại hay email,...Đây là phần khá đơn giản và ứng viên thường không cần mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị, thế nhưng đây đều là những thông tin quan trọng và vô cùng cần thiết nên bạn cần chú ý tránh ghi thiếu hoặc sai sót nhé.
2.2. Career objective
Phần quan trọng tiếp theo ngay sau thông tin cá nhân là mục tiêu nghề nghiệp - Career objective. Đây là phần mà ứng viên sẽ đề ra mục tiêu và những dự định cá nhân trong khoảng thời gian tới khi được tuyển dụng. Những dự định này có thể là dài hạn mà cũng có thể là ngắn hạn tùy vào định hướng của mỗi cá nhân. Đặc biệt một lưu ý nhỏ đó là ứng viên không nên chỉ viết ra những mục tiêu cho riêng mình mà còn cần đề ra những kế hoạch mà bản than có thể đóng góp và cống hiến cho công ty. Đó không chỉ là những nội dung vô cùng quan trọng và cần thiết trong mục “career objective” để cho thấy bạn có phải là một người chỉnh chu và chuyên nghiệp hay không mà còn là cách để nhà tuyển dụng nắm rõ được định hướng cũng như mức độ phù hợp trong kế hoạch phát triển của bạn với vị trí công việc mà bạn đang hướng tới.
2.3. Education
Hiện nay, hầu hết những công ty yêu cầu Cv xin việc được viết bằng tiếng anh đều là những công ty có quy mô tầm trung ở lên và đề cao khâu tuyển chọn cũng như khả năng chuyên môn và trình độ học vấn của ứng viên. Chính vì vậy mà ở phần này, bạn hãy liệt kê những trường bạn đã học hoặc những khóa đào tạo kĩ năng ngắn hạn liên quan đến chuyên môn mà bạn đã tham gia cũng như những chương trình cao đẳng, đại học hay thạc sĩ nếu có. Nếu bạn là một ứng viên mới tốt nghiệp ra trường không lâu thì bạn cũng có thể bổ sung GPA của bạn thân vào ngay dưới tên tên của khóa học hay hệ đào tạo mà bạn vừa tốt nghiệp. Tất cả những thông tin này đều vô cùng cần thiết để nhà tuyển dụng đánh giá bạn dựa trên thang đo nền tảng về chuyên môn và học vấn, đồng thời xem xét tiềm năng phát triển của bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không.
2.4. Work Experience
Một trong những phần nội dung quan trọng nhất quyết định khả năng trúng tuyển của bạn đó là work Experience - kinh nghiệm làm việc. Ngành điện tử là ngành có tính đặc thù chú trọng rất nhiều vào kinh ngiệm thực hành hơn là những nghiên cứu lý thuyết trong sách vở hay trên giảng đường. Chính vì vậy mà đây cũng là nỗi lo của rất nhiều ứng viên ngành điện tử mới ra trường trong quá trình viết CV vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc trong môi trường thực tế. Thế nhưng đừng biến những hạn chế này trở thành điểm yếu và sự tự ti của bạn. Bạn hãy liệt kê những kinh nghiệm làm việc ngắn hạn liên quan đến ngành điện tử trong khoảng thời gian gần nhất, hay những chương trình, những cuộc thi mang tính chuyên môn về điện tử mà bạn đã tham dự cùng những thành tích đã đạt được.
Tuy nhiên, nếu chỉ liệt kê thôi là chưa đủ. Một ứng viên thông minh luôn biết cách biến kinh nghiệm làm việc trở thành thế mạnh của mình và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong quá trình trình bày kinh nghiệm, bạn không nên chỉ viết suông mà nên khéo léo lồng ghép những con số mà bản thân đã đạt được trong qua trình tích lũy những kinh nghiệm đó. Ví dụ như khi bạn làm công việc này bạn đã đạt được hiệu suất bao nhiêu và thu được những gì trong khoảng thời gian đó. Mặc dù đó là những chi tiết vô cùng nhỏ thôi nhưng cũng góp phần là nhưng cơ chế vô cùng vững vàng để bạn khẳng định năng lực của bản thân trước nhà tuyển dụng. Thế nhưng cũng đừng kể lể quá lan man và dài dòng, vì nếu không CV của bạn sẽ giống một bản kê khai kinh nghiệm làm việc hơn và nhà tuyển dụng cũng không cần quá nhiều thông tin chi li như vậy, ngược lại bạn sẽ có ít thời gian hơn cho những mục quan trọng phía sau.
2.5. Soft skills
Đối với những ngành nghề yêu cầu thực hành và ứng dụng cao như ngành điện tử thì tiêu chuẩn về kĩ năng mềm của ứng viên trong khâu tuyển dụng là không thể thiếu. Có nền tảng cũng như những kiến thức chuyên môn tốt mới chỉ là những yếu tố chiếm 50% đối với những gì mà một nhân viên ngành điện tử cần đạt được. Để có thể chứng minh được năng lực toàn diện của bản thân cũng như gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, ứng viên cần chú trọng thể hiện những kĩ năng mềm của bản thân có thể vận dụng tốt vào quá trình làm việc cũng như phát huy những thế mạnh chuyên môn như kĩ năng ngoại ngữ, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và phân tích logic,...Tất cả nhưng kĩ năng này đều sẽ là điểm cộng của bạn trong chiếc CV, bởi những nhà tuyển dụng nói chung và đối với ngành điện tử nói riêng, luôn chú trọng và đánh giá cao những ứng viên có kĩ năng mềm tốt, đặc biệt là sự linh động và dễ thích ứng với những yêu cầu trong công việc.
Tham khảo thêm: Cách viết mẫu CV xin việc bảo trì đầy đủ và chi tiết nhất
3. Bí quyết để có một chiếc CV xin việc ngành điện tử bằng tiếng anh thật ấn tượng
3.1. Trình bày CV phù hợp với từng vị trí công việc
Một trong những sai lầm mà các ứng viên rất thường xuyên gặp phải đó là viết chung một mẫu CV cho tất cả các vị trí mà mình ứng tuyển. Nhiều người với suy nghĩ khá đơn giản rằng đây chỉ là một giải pháp tiện lợi khi phải chuẩn bị nhiều CV để nộp vào các vị trí khác nhau. Thế nhưng đây vô tình trở thàthafnhjt điểm trừ vô cùng lớn trong CV của bạn. Và khi bạn ứng tuyển nhiều vị trí trong một công ty, bộ phận tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra và đánh giá đó là một CV thiếu chuyên nghiệp, không có sự đầu tư và ứng viên không có sự tâm huyết mà chỉ ứng tuyển qua loa.
Không chỉ vậy, mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu công việc riêng mà những ứng viên cần phải nắm vững để có thể điều chỉnh nội dung kĩ năng hay kinh nghiệm trong CV sao cho phù hợp. Chính vì thế mà nếu bạn sử dụng một chiếc CV cho nhiều vị trí công việc, bạn sẽ chỉ có thể viết thông tin một cách chung chung mà không thể xoáy sâu vào tính chất của một công việc cụ thể nào. Như vậy thì CV của bạn sẽ không được đánh giá cao vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn thiếu sự am hiểu cũng như không có sự đầu tư và chỉnh chu trong quá trình ứng tuyển.
3.2. Chú ý những số liệu và thông tin quan trọng trong CV
Nhầm lẫn số liệu trong CV là một sai sót vô cùng đáng tiếc. Bạn hãy cẩn trọng kiểm tra thật kĩ những ngày tháng cũng như số điện thoại. Thời điểm nhận cấp, hay các chứng chỉ. Nhà tuyển dụng thường sẽ theo dõi thời gian trong CV để đán giá về sự phát triển của bạn về trình độ chuyên môn. Các mốc thời gian chính xác cũng giúp nhà tuyển dụng nắm được khoảng thời gian mà bạn đã phát triển chuyên môn của mình.
3.3. Hình thức rất quan trọng
Một chiếc CV ấn tượng là một chiếc CV ghi điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng ngay khi nhìn vào. Bạn đừng quá mải mê đầu tư vào nội dung mà bỏ quên đi phần này nhé. Đặc biệt đối với CV bằng tiếng anh ngành điện tử thì việc chiếc CV của bạn có một bố cục rõ ràng, ngay ngắn, không gây rối mắt sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn rất nhiều.
Hy vọng qua bài viết vừa rồi, độc giả đã nắm rõ được các bước để viết một chiếc CV bằng tiếng anh ngành điện tử. Qua đó có những bước chỉnh chu hơn trong hành trình ứng tuyển và sớm tìm được công việc như ý của mình.
495 0