Đơn xin rút hồ sơ là gì? Những mẫu đơn xin rút hồ sơ phổ biến

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Đơn xin rút hồ sơ hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người nữa. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa biết cách viết đơn xin rút hồ sơ như thế nào? Cùng work247.vn tìm hiểu đơn xin rút hồ sơ là gì và các mẫu đơn xin rút hồ sơ phổ biến hiện nay nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Định nghĩa đơn xin rút hồ sơ

Đơn xin rút hồ sơ thường được sử dụng cho các cá nhân, tổ chức, công ty, xí nghiệp,… xin rút khỏi hoặc hủy bỏ các yêu cầu, mục đích ban đầu của mình.

Định nghĩa đơn xin rút hồ sơ
Định nghĩa đơn xin rút hồ sơ

Đơn xin rút hồ sơ được sử dụng cho rất nhiều trường hợp và mục đích khác nhau, từ cá nhân, tổ chức, cơ quan xí nghiệp cho đến doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp,… đều sử dụng đơn xin rút hồ sơ. Có thể các nhà thầu rút hồ sơ khỏi công trình xây dựng, bậc phụ huynh rút hồ sơ chuyển trường cho con cái, doanh nghiệp viết đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh, du học sinh xin rút hồ sơ du học,…

Vậy viết cách viết cụ thể của các đơn xin rút hồ sơ như thế nào? Chúng gồm những mục nào? Cùng tìm hiểu phần tiếp theo nhé!

Xem thêm: Hồ sơ pháp lý là gì? Những yêu cầu khi lưu trữ bạn có thể chưa biết 

2. Các mẫu đơn xin rút hồ sơ phổ biến hiện nay

Như đã nói ở trên, đơn xin rút hồ sơ có rất nhiều thế loại và đa dạng về nội dung. Tuy sử dụng trong nhiều trường hợp, nhưng các mẫu đơn xin rút hồ sơ đều cần tuân thủ văn bản hành chính và tuân theo quy định của pháp luật.

Cách viết cụ thể các mẫu hồ sơ phổ biến hiện nay ra sao? Cùng work247.vn theo dõi nhé!

2.1. Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường

Khi học sinh, sinh viên muốn chuyển trường thì cần có đơn xin rút hồ sơ chuyển trường do các bạn học sinh, sinh viên hoặc các bậc phụ huynh đưa ra gửi đến Ban giám hiệu của nhà trường xin chuyển trường theo đúng quy định.

Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường
Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường

Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường cần có thông tin rõ ràng của học sinh, sinh viên bao gồm các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, quê quán, nơi ở hiện nay, số điện thoại.  Tiếp đó là lý do học sinh, sinh viên muốn chuyển trường và tên trường muốn chuyển đến.

Nội dung cụ thể của đơn xin chuyển trường như sau:

- Mở đầu đơn xin chuyển trường là quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm, tên lá đơn cần được viết in hoa và căn giữa “ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ CHUYỂN TRƯỜNG”.

- Tiếp đến là phần “Kính gửi” đến Ban giám hiệu của nhà trường, ghi rõ tên trường học.

- Thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên gồm họ tên, ngày sinh, lớp, quê quán, nơi ở hiện nay, số điện thoại. Số điện thoại nên ghi số bố hoặc mẹ học sinh, sinh viên.

- Lý do viết đơn xin chuyển trường: Bạn cần ghi lý do rõ ràng và thuyết phục để nhà trường giải quyết nhanh chóng nhất. Ví dụ như phụ huynh chuyển công tác nên chuyển hộ khẩu, muốn con theo học một trường khác gần nơi mình mới chuyển đến,… Sau lý do, cần ghi rõ tên trường mà học sinh, sinh viên đó chuyển đến.

- Phần kết là phần cảm ơn và kính mong Ban giám hiệu nhà trường xem xét cho học sinh, sinh viên đó được rút hồ sơ.

Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường là biểu mẫu
Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường là biểu mẫu

Đơn xin rút hồ sơ chuyển trường là biểu mẫu mà các bạn học sinh, sinh viên cần chuẩn bị để trình bày với nhà trường đang theo học lý do muốn chuyển trường. Bạn cần nêu lý do phù hợp để nhà trường có thể xem xét và phê duyệt, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên yên tâm học tập.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến các thủ tục hồ sơ xin chuyển trường, khi tìm hiểu trước các thủ tục sẽ giúp các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên chuẩn bị chu đáo các thủ tục và việc chuyển trường sẽ diễn ra nhanh chóng mà thuận lợi.

Xem thêm: Hồ sơ hoàn công là gì? Giải đáp kiến thức xoay quanh hồ sơ hoàn công

2.2. Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được sử dụng trong các trường hợp các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đây nhưng vì một lý do nào đó như thua lỗ, phá sản, muốn chuyển sang nghề khác,… không muốn kinh doanh nữa nên viết đơn xin rút hồ sơ đăng ký kinh doanh để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền trước đó.

Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp muốn rút hồ sơ doanh nghiệp như hồ sơ nộp nhầm về hình thức kinh doanh (tài khoản ngân hàng, thay đổi ngành nghề kinh doanh), nộp hồ sơ giải thể trong khi chưa quyết định thông báo giải thể; kê khai các thông tin không đăng ký thay đổi; có nguyện vọng rút hồ sơ vì lý do nội bộ của doanh nghiệp.

Nội dung của đơn xin rút hồ sơ doanh nghiệp như sau:

- Mở đầu là quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm, tên lá đơn viết in hoa, căn giữa “ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ”.

- Phần “Kính gửi” là tên cơ quan có thẩm quyền bạn xin đăng ký kinh doanh trước đó.

- Một số thông tin cá nhân cơ bản của người đại diện viết đơn cho doanh nghiệp như họ tên, giới tính, chức danh, điện thoại, sinh ngày, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh nhân nhân và ngày cấp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại.

- Tiếp theo, bạn ghi bạn là người đại diện ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.

- Nội dung trình bày trong lá đơn ghi ngày tháng cụ thể, “tôi đã nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho. Biên nhận hồ sơ số… nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp”.

Nội dung trình bày trong lá đơn ghi ngày tháng cụ thể
Nội dung trình bày trong lá đơn ghi ngày tháng cụ thể

- Lý do rút hồ sơ: Bạn cần đưa ra lý do chính đáng và phù hợp, như nhà đầu tư rút vốn, tình hình dịch bệnh căng thẳng và phức tạp nên không thể tiếp tục đầu tư,…

- Cuối cùng, người đại diện sẽ cam đoan những gì khai bên trên là sự thật và hứa chịu trách nhiệm với pháp luật. Ký và ghi rõ họ tên.

Việc nộp đơn xin rút hồ sơ sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian của doanh nghiệp. Rút hồ sơ cũng khiến doanh nghiệp gặp phải một số khó khăn khó giải quyết, vì vậy, ủy quyền để một đơn vị khác tiếp tục thực hiện đăng ký doanh nghiệp cho mình là một biện pháp tốt nhất.

2.3. Đơn xin rút hồ sơ xây dựng

Đơn xin rút hồ sơ xây dựng là đơn gửi đến cơ quan quản lý về hoạt động xây dựng, nhằm rút lại các hồ sơ đã đăng ký xây dựng trước đó. Lý do có thể là không có nhu cầu xây dựng nữa, tự thay đổi thiết kế hoặc 1 lý do khác.

Đơn xin rút hồ sơ xây dựng cũng tương tự đơn rút hồ sơ đăng ký kinh doanh, tuy nhiên sẽ có một số nội dung hơi khác, cụ thể như sau:

- Phần mở đầu là quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm và tên lá đơn “ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ XÂY DỰNG”.

- “Kính gửi” bạn ghi tên Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc tỉnh nơi bạn sinh sống.

Đơn xin rút hồ sơ xây dựng
Đơn xin rút hồ sơ xây dựng

- Tiếp đó, bạn ghi căn cứ theo Luật xây dựng 2014, căn cứ theo Quyết định số 838/QĐ-BXD ngày 29/08/2016 về công bố thủ tục hành chính mới ban hành,…

- Một số thông tin cơ bản của người làm đơn như họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú, nơi cư trú hiện tại.

- Nội dung và lý do bạn rút hồ sơ xây dựng. Ví dụ như “Do tôi có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất, tôi có gửi hồ sơ đề nghị cấp phép nhà ở riêng lẻ đến trụ sở UBND quận Hoàng Mai vào ngày 20/07/2020 vừa qua. Tuy nhiên, vì vấn đề tài chính của tôi xảy ra phát sinh nên tôi không có nhu cầu nữa”.

- Tiếp đó bạn viết lý do cụ thể như không còn nhu cầu xin Giấy cấp phép xây dựng,… và xin UBND quận/huyện/tỉnh rút lại toàn bộ Giấy cấp phép xây dựng nói trên.

- Cuối cùng, bạn cam kết những nội dung bạn khai là sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có điểm gian dối. Ký và ghi rõ họ tên của bạn.

Trên đây là một số đơn xin rút hồ sơ được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, bạn hãy theo dõi trang web work247.vn để theo dõi nhiều bài viết hay và tạo cho mình những CV xin việc, đơn xin việc miễn phí, đẹp mắt và độc đáo nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2759 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT