Bí kíp viết đơn xin việc Quản lý nhà hàng hay và ấn tượng

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 19-05-2024

Đơn xin việc Quản lý nhà hàng là cơ hội để các ứng viên tạo ra một ấn tượng ban đầu khó quên với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Đồng thời, cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn ngắn gọn và tổng quan hơn về năng lực ứng viên cũng như kinh nghiệm làm việc. Cần lưu ý, nhấn mạnh liên tục kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực nhà hàng, kỹ năng lãnh đạo và quản lý linh hoạt trong đơn xin việc. Điều đó khiến ứng viên trở thành lựa chọn lý tưởng nhất cho vị trí này!

Việc làm nhà hàng

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu quy định gửi đơn xin việc của nhà tuyển dụng trước khi viết

Tìm hiểu quy định gửi đơn xin việc của nhà tuyển dụng trước khi viết
Tìm hiểu quy định gửi đơn xin việc của nhà tuyển dụng trước khi viết

Quản lý nhà hàng là một công việc không được tuyển dụng thường xuyên, nhưng vị trí này lại được tuyển dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh ngành dịch vụ ăn uống phát triển của nước ta. Do đó, sự cạnh tranh cao là không thể tránh khỏi trong hoạt động tìm việc làm của người lao động. Đa phần những các nhà tuyển dụng thường đặt ra những yêu cầu khá cao đối với Quản lý nhà hàng. Kể cả yêu cầu về việc gửi hồ sơ ứng tuyển việc làm.

Việc đọc kỹ và tìm hiểu quy định gửi hồ sơ xin việc của nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng giúp ứng viên xác định được cách thức gửi đi. Trên thực tế, nhiều trường hợp cho thấy ứng viên gửi đơn xin việc đi nhưng không được nhà tuyển dụng phản hồi. Đó là sai lầm rất dễ mắc phải do không chịu tìm hiểu và đọc kỹ quy định ứng tuyển. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay vẫn áp dụng khá nhiều hình thức gửi đơn, ứng viên có thể gửi trực tiếp qua đường bưu điện, hoặc gửi đơn điện tử qua Email,...

Ngoài việc xác định được cách thức gửi đơn, việc tìm hiểu quy định này còn giúp ứng viên xác định được quy định viết đơn xin việc Quản lý nhà hàng. Quy định viết đôi khi là viết tay, đánh máy, sử dụng tiếng Anh để viết, hoặc tiếng mẹ đẻ, hay một ngôn ngữ khác,... Qua đây, có thể thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ tin tuyển dụng là vô cùng cần thiết.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

2. Mẹo viết đơn xin việc Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Mẹo viết đơn xin việc Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp
Mẹo viết đơn xin việc Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

Đơn xin việc Quản lý nhà hàng nếu được đầu tư về cách viết sẽ nhanh chóng thuyết phục nhà tuyển dụng rằng CV Quản lý nhà hàng của bạn được đính kèm rất đáng đọc và bên cạnh đó, chúng giúp bạn nổi bật hơn so với đối thủ.

Đơn xin việc Quản lý nhà hàng của bạn nên nhấn mạnh và làm nổi bật các kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc, kinh nghiệm làm việc và chuyên môn cao nhất của bạn. Nhìn chung, hãy đảm bảo điều chỉnh đơn xin việc của bạn cho những cơ hội việc làm cụ thể, ở đây là vị trí Quản lý nhà hàng chứ không phải là một vị trí nào khác. Hay thậm chí là sử dụng những mẫu đơn viết chung chung, không có nội dung và định hướng cụ thể, rõ ràng.

2.1. Xử lý những phần cơ bản trước

 Những phần cơ bản trong đơn xin việc Quản lý nhà hàng là gì? Đó chính là thông tin ban đầu thể hiện nơi nhận và gửi thư. Phần này khá quan trọng, bởi nó cho thấy mức độ nghiêm túc của ứng viên trong quá trình ứng tuyển. Thông qua cách trình bày, những thông tin về nhà tuyển dụng được đưa vào phần người nhận, nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn đã thực sự bỏ ra công sức để tìm hiểu về công việc và về họ.

Xử lý những phần cơ bản trước
Xử lý những phần cơ bản trước

Hãy bắt đầu bằng thông tin của người nhận, nghĩa là bạn “kính gửi ai?”. Phần này nên được trang trọng hóa để cho thấy ss. Quản lý nhà hàng của bạn chuyên nghiệp. Hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ những thông tin về nhà tuyển dụng, chẳng hạn như người phụ trách tuyển dụng (nhiều tin tuyển dụng có nêu rõ thông tin của cá nhân này). Đảm bảo tên công ty, phải được viết thấy chính xác 100% và đầy đủ. Tốt nhất bạn nên tìm kiếm trang web chính của nhà tuyển dụng để tham khảo những thông tin chính thống. Ví dụ:

Kính gửi:

Ban Giám đốc Công ty TNHH Ẩm thực 365

Bà Trần Huyền My - Trưởng bộ phận hành chính - nhân sự Công ty TNHH Ẩm thực 365

Tiếp đến phần người gửi, tức là thông tin của ứng viên, hãy cung cấp các thông tin như lúc bạn viết “thông tin cá nhân” trong mẫu CV Quản lý nhà hàng. Đó là họ tên, địa chỉ hiện tại, Email và số điện thoại. Đây đều là những thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng vừa phân biệt được bạn là ai, vừa có cơ sở để liên hệ với bạn nếu cần.

2.2. Bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn

Bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn
Bắt đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn

Bắt đầu bằng cách nêu rõ lý do mà bạn viết đơn này, sau đó đi vào việc cung cấp phần giới thiệu hàng đầu cho bản thân. Đề cập đến kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực nhà hàng nói chung, liệt kê hai hoặc ba kỹ năng chính minh chứng bạn là ứng viên lý tưởng và tiềm năng nhất cho vị trí này. Nhà tuyển dụng thường kỳ vòng khá nhiều cho vị trí Quản lý nhà hàng. Đó chính là lý do bạn cần biết đến mong muốn của họ thông qua việc tìm hiểu bản mô tả công việc, bản tin tuyển dụng. Trong đó bạn sẽ hình dung được cơ bản những tiêu chí hàng đầu được nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí hấp dẫn này.

Thông thường đó là sự nhạy bén trong kinh doanh, kỹ năng cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, năng lực lãnh đạo và quản lý một nhóm. Trong phần đầu tiên, hãy đề cấp đến các kỹ năng và khả năng mà bạn cho rằng những gì bạn liệt kê cũng là nội dung trong yêu cầu công việc của bản mô tả công việc.

Ví dụ: “Được biết đến thông tin tuyển dụng của quý công ty qua website work247.vn. Tôi rất vui khi được ứng tuyển vào vị trí việc làm quản lý nhà hàng của Công ty TNHH Ẩm thực 365. Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm trong ngành nhà hàng, cùng kỹ năng quản lý tốt, sự nhạy bén và linh hoạt trong kinh doanh, cũng như bản chất năng động giúp tôi thấy được sự phù hợp hoàn toàn cho vị trí này. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, tôi sẽ được công nhận là một thành viên chính thức của quý công ty và được cống hiến hết mình cho công việc”.  

2.3. Phác thảo kỹ năng và kinh nghiệm của bạn

 Phác thảo kỹ năng và kinh nghiệm của bạn
 Phác thảo kỹ năng và kinh nghiệm của bạn

Đoạn tiếp theo sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn ngắn gọn và tổng quan về năng lực, kinh nghiệm của ứng viên. Hãy đảm bảo mở rộng bộ kỹ năng của bạn để chứng minh rằng bạn có khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ dưới tư cách là Quản lý nhà hàng với hiệu quả cao.

Nếu ứng viên có thể cung cấp một ví dụ với các dữ liệu, số liệu cụ thể về cách mà bạn đã cải thiện hoạt động trong nhà hàng, cách bạn thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng trong vai trò trước đây của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể làm nổi bật khả năng tuyển dụng, hướng dẫn, truyền động lực, giám sát nhân viên của bạn để cung cấp dịch vụ trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Như đã nói, việc tham khảo bản mô tả công việc sẽ giúp ứng viên xác định được những kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một người Quản lý nhà hàng.

Các yêu cầu thông thường là khả năng thực thi và đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan, kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thực về kiểm soát chi phí, hàng tồn kho, ẩm thực, marketing,... Mặc dù nội dung đề cập khá nhiều, tuy nhiên hãy cố gắng làm ngắn gọn đoạn này lại. Bạn có thể sử dụng các gạch đầu dòng nếu muốn. Mặc dù các gạch đầu dòng trông có vẻ khô khan và thiếu chuyên nghiệp.

2.4. Thể hiện sự nhiệt tình của bạn

Thể hiện sự nhiệt tình của bạn
Thể hiện sự nhiệt tình của bạn

Tăng cường sự hào hứng của bạn khi tham gia vào công việc kinh doanh của của công ty và mô tả những gì bạn bạn có thể làm cho nhà tuyển dụng trong tương lai với tư cách là nhân viên của họ. Ví dụ, đảm bảo nhân viên năng động, làm việc hiệu quả, và các hoạt động trong nhà hàng diễn ra suôn sẻ, đồng thời đảm bảo sự hài lòng tối đa của khách hàng. Bạn cũng có thể để cập đến mục tiêu của bạn đối với vị trí Quản lý nhà hàng.

Ví dụ: “Tôi rất vui khi được ứng tuyển vào vị trí này tại quý công ty. Và có cơ hội được ứng dụng những năng lượng tích cực, kinh nghiệm và bài học của bản thân. Sự phù hợp của tôi chắc chắn sẽ vận hành hoạt động nhà hàng của quý công ty hiệu quả, thúc đẩy lợi nhuận và gia tăng sự hài lòng của cả khách hàng và nhân viên. Thật vinh dự nếu như quý công ty chấp nhận tôi là một thành viên chính thức ở tương lai”.

2.5. Kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động

Kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động
Kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động

Gần cuối, ứng viên nên giới thiệu đến CV Quản lý nhà hàng đính kèm theo đơn xin việc này và bất kỳ một tài liệu bổ sung nào có thể được nhà tuyển dụng đích thân yêu cầu. Đưa ra một thông điệp rằng nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn nếu họ cần bất cứ điều gì khác và bày tỏ lòng cảm ơn vì họ đã dành thời gian cũng như cân nhắc đơn xin việc của bạn.

Ví dụ: “Trong CV xin việc đính kèm, quý công ty có thể biết thêm chi tiết về trình độ học vấn, kinh nghiệm và năng lực của tôi. Vui lòng liên hệ trực tiếp theo số điện thoại hoặc Email đã được bao gồm nếu quý công ty muốn biết thêm bất kỳ thông tin nào. Cảm ơn vì quý công ty đã dành thời gian cũng như sự quan tâm đến đơn xin việc này. Tôi rất mong nhận được sự phản hồi từ quý công ty để có thể trao đổi chi tiết hơn về công việc.”

Xem thêm: Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý không phải ai cũng biết

3. Đơn xin việc Quản lý nhà hàng cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Đơn xin việc Quản lý nhà hàng cần đáp ứng những tiêu chí gì?
Đơn xin việc Quản lý nhà hàng cần đáp ứng những tiêu chí gì?

- Chất lượng nội dung: Đơn xin việc Quản lý nhà hàng là một đơn xin việc cho vị trí cấp cao. Do đó, chúng cần đảm bảo về chất lượng những gì được chứa đựng bên trong. Không chỉ vậy, nhà tuyển dụng còn đánh giá bạn thông qua phong cách trình bày bố cục của đơn, cách bạn sử dụng ngôn từ để diễn tả, cách bạn truyền tải thông điệp cá nhân,... Sau cùng, lỗi chính tả là một trong những yếu tố có thể làm đánh mất đi cơ hội của bạn. Ứng viên nên cố gắng rà soát đơn xin việc của mình nhiều lần trước khi quyết định gửi nó đến nhà tuyển dụng.

- Đính kèm CV Quản lý nhà hàng: Thông thường, hai tài liệu này phải được gửi song hành với nhau. Mặc dù nhà tuyển dụng thường có thói quen đọc đơn xin việc của bạn trước. Việc bạn không quên gửi CV xin việc sẽ cho thấy bạn là một ứng viên rất cẩn thận.

Đơn xin việc Quản lý nhà hàng
Đơn xin việc Quản lý nhà hàng 

- Hình thức đơn xin việc: Cho thấy sự chuyên nghiệp của bạn bằng việc sử dụng những mẫu đơn xin việc có thiết kế riêng biệt, nhưng không quá cầu kỳ. Hoặc bạn có thể sử dụng mẫu đơn xin việc song ngữ, đơn xin việc Quản lý nhà hàng tiếng anh,... Nếu bạn gửi đơn xin việc qua Email, hãy đảm bảo thư điện tử phải có tiêu đề. Nếu bạn gửi đơn xin việc giấy, hãy đảm bảo chúng sạch sẽ và không bị tác động bởi yếu tố tiêu cực nào.

Hy vọng bằng thông tin trên đây, bạn sẽ sớm chinh phục được vị trí Quản lý nhà hàng bằng đơn xin việc Quản lý nhà hàng nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1030 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT