Lời hồi đáp chất lượng cho câu hỏi giảm giá bán hàng là gì?
Theo dõi work247 tạiNhắc đến mua hàng giảm giá người ta sẽ nghĩ ngay đến những chương trình khuyến mại với những tin tức được mời chào “cực sốc”. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu ý nghĩa thực sự của khái niệm giảm giá bán hàng là gì hay chưa? Những hình thức và thông tin liên quan đến những chương trình khuyến mãi này? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết sau đây để cùng làm rõ những thắc mắc bấy lâu cho mình nhé!
1. Thông tin về giảm giá bán hàng
1.1. Khái niệm giảm giá bán hàng là gì?
Giảm giá bán hàng khi được phần tích và trở thành khái niệm thì có thể hiểu đơn giản rằng đây là những khoản giảm trừ được áp dụng cho các chủ thể là người mua hàng bởi những lý do như hàng hóa sản phẩm không còn đảm bảo được chất lượng, mất đi những phẩm chất nguyên vẹn hoặc không đảm bảo quy cách như trong hợp đồng kinh tế đã quy định. Những tài khoản được sử dụng để giảm giá bán hàng sẽ được dùng để phản ánh những khoản giảm thực tế phát sinh cũng như là cơ sở để xử lý khoản giảm giá của các mặt hàng trong một kỳ kế toán.
Đối với những hàng hóa đã được áp dụng giá bán giảm thì trên hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp cho khách hàng sẽ cần có thông tin về giá đã giảm, thuế đơn GTGT, tổng giá trị hóa đơn đã có thuế GTGT cần thanh toán. Trên hóa đơn giảm giá bán hàng này, thuế GTGT sẽ được viết tắt là VAT và cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cũng như sự chính xác về mức thành toán được giảm.
1.2. Điều kiện để thực hiện giảm giá bán hàng là gì?
Trên thực tế ở mỗi doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh thì sẽ có những phương án cụ thể đối với việc giảm giá thành sản phẩm. Điều này được căn cứ chủ yếu dựa vào tình trạng, chất lượng của hàng hóa cũng những yếu tố liên quan đến dịch vụ doanh nghiệp. Sản phẩm được giảm có thể là những sản phẩm bị lỗi nhỏ, bị thiếu sót hoặc đơn giản là không còn phù hợp với thị yếu tại thời điểm đó.
Trong quá trình giảm giá bán hàng, số tiền được giảm từ sản phẩm và dịch vụ sẽ cần được tính toán và điều chỉnh dựa trên chính những hóa đơn bán hàng ở lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo khi không có biến động giảm giá. Nếu số tiền giảm giá bán hàng được thiết lập tại thời điểm kết thúc chương trình thì sẽ cần có hóa đơn điều chỉnh cùng với bảng kê khai những điều chỉnh về các khoản thanh toán cho mua, bán, thuế đầu vào, đầu ra.
Mỗi chương trình giảm giá sẽ được người bán xây dựng và cung cấp thông tin cho người mua một cách cụ thể. Những yếu tố liên quan đến việc hạch toán giảm giá cũng sẽ được thực hiện tương tự như chiết khấu thương mại và phụ thuộc vào chính chương trình giảm giá bán hàng được xây dựng từ đầu.
1.3. Những hình thức được áp dụng trong giảm giá bán hàng là gì?
1.3.1. Hình thức áp dụng liên quan đến thuế giá trị gia tăng
Đối với các sản phẩm, dịch vụ được áp dụng chương trình giảm giá ngay trong quá trình mua hàng thì thì hóa đơn giá trị gia tăng cần ghi giá đã giảm được áp dụng đối với khách hàng. Ở đây có nghĩa là thuế giá trị gia tăng được ghi cuối cùng trong hóa đơn là phần thuế đã được tính dựa trên giá trị hàng hóa đã giảm và được cộng vào tổng giá trị hàng hóa đã giảm để có được tổng giá trị hóa đơn mà khách hàng cần thanh toán.
Khi hai bên thực hiện kê khai tên tờ khai thuế giá trị gia tăng mà số tiền giảm giá mới được lập thì lúc này sẽ cần tạo lập một hóa đơn điều chỉnh những thông tin liên quan. Lúc này, hai bên sẽ kê khai dựa trên chính hóa đơn vừa điều chỉnh khi nãy.
1.3.2. Hình thức áp dụng với trường hợp khác
Mỗi chương trình giảm giá được mở ra, nếu khách hàng của cơ sở kinh doanh mua nhiều lần trong cùng một đợt giảm thì số tiền được giảm sẽ được tính toán dựa trên việc điều chỉnh hóa đơn bán hàng trong lần mua cuối hoặc ở các kỳ giảm giá tiếp theo. Nhìn chung, bên cạnh mục đích giảm giá để tăng doanh thu cũng như bán được các sản phẩm với chất lượng không còn nguyên vẹn thì các doanh nghiệp hiện này đều thực hiện xây dựng nhũng chương trình này như một cách để thu hút khách hàng cho mình. Vậy cụ thể việc ứng dụng giảm giá bán hàng là gì? Những ưu điểm và nhược điểm mà nó mang lại?
2. Ứng dụng giảm giá bán hàng vào hoạt động kinh doanh
2.1. Mục đích của giảm giá bán hàng
Như đã nhắc đến ở trên thì việc giảm giá bán hàng có một vai trò rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy tình hình kinh doanh. Mỗi một chương trình được đưa ra và áp dụng đều được thực hiện với những mục đích đích nhất định. Cụ thể những mục đích của việc giảm giá bán hàng có thể kể đến như là thu hút thêm những khách hàng tiềm năng, tăng số lượng hàng hóa bán ra cũng như thoát khỏi tình trạng tồn hàng trong kho.
Dựa vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mỗi nhà quản lý sẽ xây dựng những chương trình giảm giá bán hàng phù hợp. Những chương trình được xây dựng có thể kể đến như là giảm giá theo gói hoặc combo, giảm giá theo số lượng sản phẩm, giảm giá cho khách hàng mới, giảm giá theo sự kiện, theo mùa,...
Việc này được thực hiện dựa trên sự tính toán kỹ lưỡng cùng như kết hợp với các sản phẩm phân tích những yếu tố có trong hoạt động kinh doanh. Đó chính là các sản phẩm phần mềm quản lý công nghệ số mà Phần mềm Quản lý bán hàng 365 sẽ là một gợi ý mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn. Và nhìn chung, dù bằng bất cứ hình thức nào thì mỗi chương trình được xây dựng hay kết hợp các giải pháp quản lý quy trình cũng chỉ để thực hiện và đạt được mục đích sau cùng đã đề ra chứ không chỉ đơn thuần là giảm giá để thanh lý sản phẩm bị lỗi.
2.2. Những ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc của giảm giá bán hàng là gì?
2.2.1. Ưu điểm của giảm giá bán hàng là gì?
Đầu tiên là về ưu điểm của các chương trình giảm giá luôn được quảng cáo là “cực sâu” cực hot” đến từ các nhãn hàng. Việc này sẽ giúp các cơ sở kinh doanh thu hút được một số lượng khách hàng lớn và từ đó gia tăng số lượng sản phẩm bán ra. Giảm giá thành sản phẩm hoặc khuyến mãi bằng các hình thức khác (tặng quà, voucher,...) sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tích cực hơn về dịch vụ kinh doanh của bạn. Giúp khách hàng có nhiều thời gian để trải nghiệm sản phẩm của bạn hơn và đưa ra những quyết định tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra giảm giá bán hàng cùng sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn so với việc phải chọn lựa với các nhãn hàng khác và tất cả những điều này đều thực hiện để đạt mục tiêu sau cùng là tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh.
2.2.2. Nhược điểm của giảm giá bán hàng là gì?
Dù mang lại những hiệu quả kinh doanh nhanh chóng nhưng giảm giá bán hàng lại tiềm ẩn những khuyết điểm mà người thực hiện nên cân nhắc. Đầu tiên là giảm giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến giá trị nhận thức của khách hàng tới những giá trị mà bạn mong muốn đem lại.
Tâm lý “của rẻ là của ôi” sẽ được hình thành trong khách hàng và về lâu dài sẽ phát sinh tác dụng ngược khiến thương hiệu của bạn đi xuống. Đặc biệt khi mà xã hội ngày càng phát triển cùng với mong muốn nhận được những trải nghiệm tốt nhất của khách hàng ngày càng tăng cao thì việc giảm giá quá nhiều sẽ ẩn chứa rất nhiều rủi ro không đáng có.
Khuyết điểm thứ hai đó là ẩn chứa những rủi ro về lợi nhuận. Việc tất cả những chương trình giảm giá diễn ra đều thành công là điều mà chẳng ai có thể chắc chắn. Hơn nữa việc khách hàng không mua trong thời gian khuyến mại sẽ khiến bạn có thể mất đi biên lợi nhuận từ những khách hàng mà ngay cả khi không giảm giá họ vẫn mua.
Có thể thấy việc giảm giá bán hàng không thể chỉ được nhìn nhận bằng những góc độ đơn thuần mà cần phải đi tìm hiểu kỹ càng mới thấy được tầm ảnh hưởng của nó. Thông tin vừa rồi cùng đã khép lại bài viết về câu hỏi giảm giá bán hàng là gì dành cho bạn. Hy vọng bạn đọc đã nhận được những giá trị hữu ích khi đến đây. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chúng tôi để đón đọc những bài viết chất lượng hơn trong tương lai nhé!
521 0