Hộ nghèo là gì? Thực trạng về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam
Theo dõi work247 tạiCó thể nói ở trong tình trạng xã hội của nước ta hiện nay thì có rất nhiều thứ cần phải bàn bạc và xem xét này để xã hội có thể từ đó mà phát tiển đi lên theo một hướng tích cực hơn. Một trong những vấn đề gây “xót xa” và nhức nhối nhất hiện nay có lẽ chính là hộ nghèo. Vậy hộ nghèo là gì? Thực trạng về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam ra sao? Và nếu muốn biết rõ thì hãy cùng work247.vn tìm hiểu ngay bài viết này nhé!
1. Hộ nghèo là gì?
Trước tiên để biết được hộ nghèo là gì thì ta cần biết thế nào là nghèo. Nghèo chính là một sự diễn tả về những sự thiếu thốn về vật chất, thiếu thốn về những cơ hội để có thể được sống ở trong cuộc sống mà tương đương với tiêu chuẩn tối thiểu một cách nhất định. Cũng chính vì thước đo tiêu chuẩn như thế này nên đã dẫn đến nguyên nhân nghèo nàn của những người không có ở trong từng địa phương sinh sống theo từng thời gian.
Và hộ nghèo theo giai đoạn mới nhất là từ 2024 đến 2024 sẽ được xác định từ những chỉ tiêu như sau:
ở khu vực nông thôn sẽ được đáp ứng ở một trong 2 tiêu chí như sau:
- Co mức thu nhập bình quân đầu người trên một tháng chỉ là số tiền 7 trăm nghìn đồng trở xuống
- Có mức thu nhập đầu quân bình người trên một tháng vào khoảng từ 700.000 đồng đến 1000.000 đồng và thiếu hụt đi 03 về các chỉ số đo lường cũng như là các mức độ thiếu hụt về sự tiếp cận ở trong các dịch vụ xã hội từ ở mức cơ bản trở lên.
Còn ở khu vực thành thị được công nhận là hộ nghèo thì sẽ đáp ứng được một trong 2 tiêu chí như sau đó là:
- Có mức thu nhập bình quuan đầu người chỉ là 900.000 đồng trên một tháng trở xuống. Hoặc sẽ mức thu nhập sẽ là từ 900.000 đồng đến 1.300.00 đồng và sẽ bị thiếu hụt đi từ con số là 03 của chỉ số đo lường cũng như là các mức độ thiếu hụt về sự tiếp cận ở trong các dịch vụ xã hội từ ở mức cơ bản trở lên.
2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2024 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2024 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2024) là 10.87%.
Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.
- Cho đến năm 2024, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế . Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói.
- Ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn định: từ 35,6% năm 2024 giảm xuống 27,5% năm 2024.
- Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo chậm và còn rất cao tù 75,2% xuống 69,3% - Sự phân bố hộ nghèo giữa các vùng, miền là không đều. Năm 2024 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống còn 7% nhưng sự chệnh lệch về hộ nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể tỷ lệ hộ nghèo ở Đông Nam Bộ là 1,7% trong khi vùng Tây Bắc chiếm đến 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước.
2.1. Nguyên nhân của sự đói nghè trong các hộ nghèo
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, đời sống người dân còn hết sức khó khăn.
Năm 2024 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XÐGN và Việc làm giai đoạn 2024 - 2024, đồng thời thông qua Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo, giai đoạn 2024 - 2024, trong đó xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội được xác định là một hợp phần quan trọng của Chiến lược. Thực hiện các chương trình và chiến lược trên, từ Trung ương tới các địa phương đã hình thành bộ máy chuyên trách công tác XÐGN với ý chí và quyết tâm chính trị cao. Đối với các địa phương, đa số các tỉnh đã tích hợp chương trình và kế hoạch mục tiêu giảm nghèo và giải quyết việc làm 5 năm và hàng năm vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, không gian URL. Từ tỉnh, huyện đến xã đã thành lập Ban chỉ đạo XÐGN và giải quyết việc làm có sự tham gia của các tổ chức hội, đoàn thể. Phân công các ban ngành, tổ chức đoàn thể và vận động các doanh nghiệp giúp đỡ các xã nghèo với những chỉ tiêu cụ thể, như: Hỗ trợ các xã đào tạo nâng cao trình độ cán bộ thôn bản.Hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đào tạo nghề và tạo việc làm cho con em hộ nghèo, xây dựng trường học, hỗ trợ khuyến nông...
Giải quyết vấn đề nghèo đói cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mỗi giai đoạn tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ sống dưới ngưỡng nghèo.
2.2. Những khó khăn và thử thách
Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70% - 80%), tỷ lệ hộ tái nghèo hằng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao (7% - 10%); chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Các chương trình giảm nghèo triển khai trong thời gian qua chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo đã được ban hành nhưng còn mang tính ngắn hạn, chồng chéo, chưa tạo sự gắn kết chặt chẽ và lồng ghép tập trung vào mục tiêu giảm nghèo công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, vào cộng đồng vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗ lực vươn lên.
Theo chuẩn nghèo mới dự kiến áp dụng từ năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước chiếm khoảng 15%- 17%, người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 90%, một số huyện miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ là những nơi đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (trên 50%), là địa bàn rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo.
3. Thực trạng về giảm nghèo ở Việt Nam thời kỳ hiện nay
Thành tựu về xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những hạn chế và bất cập trong tiến trình này là không nhỏ, thể hiện ở sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn giữa các vùng, các tầng lớp xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa vẫn cao gấp 4-5 lần so với mức bình quân của cả nước.
Đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường ô nhiễm, mất đi người trụ cột của gia đình, thất nghiệp...) cũng vẫn rất lớn. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt nước ta nằm trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt và 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao. Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng có nguy cơ tái đói nghèo. Ngoài ra, nghèo đói có mối liên quan mật thiết với tình trạng suy thoái môi trường. Nghèo đói có thể khiến cho nông dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên vốn đã hạn hẹp và càng làm cho nghèo đói trở nên trầm trọng hơn.
Nhìn chung thì thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo có đủ năng lực để thực hiện chương trình. Hiện nay, phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã vẫn kiêm nhiệm, trong khi chủ yếu các hoạt động của chương trình được triển khai tại xã. Chưa được đào tạo có hệ thống, khối lượng công việc nhiều là những lý do khiến họ khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực chuyên môn của cán bộ cấp huyện, xã còn yếu, nhiều cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn phải nhiệt tình, nhạy bén, sáng tạo để nắm chắc tình hình đói nghèo trên địa bàn.
Việc làm công chức - viên chức
Bài viết trên của work247.vn đã phần nào cho các bạn hiểu được về hộ nghèo là gì? Cũng như là thực trạng về nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam, từ đó các bạn sẽ trang bị cho mình được nhiều các kiến thức có ích hơn cho công việc hiện tại và công việc sau này của mình. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ.
9939 0