Những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ xin việc ngành y tế

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Ngày đăng: 24-10-2024

Ngành y tế là một trong những ngành vô cùng quan trọng trong các ngành nghề hiện nay. Khi mà đại dịch Covid-19 đang gia tăng, cộng thêm số người mắc bệnh ngày càng nhiều, đòi hỏi về nguồn nhân lực ngành y ngày càng cao. Mặc dù vất vả, tuy nhiên nghề y là một nghề mang lại thu nhập cao và có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn đang muốn xin việc ngành y tế thì cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Cùng xem hồ sơ xin việc ngành y tế cần có những giấy tờ cụ thể nào và một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Hồ sơ xin việc ngành y tế bao gồm giấy tờ nào?

Khi các công ty, cơ quan nhà nước tuyển dụng ngành y tế, họ đều mong muốn mình nhận được những bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ và theo đúng quy chuẩn đề ra. Hồ sơ xin việc ngành y giúp nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực của ứng viên và lựa chọn người phù hợp nhất. Vì vậy, để không bỏ sót các giấy tờ cần thiết, chuẩn bị bộ hồ sơ nhanh chóng và hợp lý thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ.

Hồ sơ xin việc ngành y tế bao gồm giấy tờ nào
Hồ sơ xin việc ngành y tế bao gồm giấy tờ nào

1.1. Đối với hồ sơ tuyển dụng cơ sở y tế nhà nước

Khi xin việc ở các cơ sở y tế của nhà nước, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sau:

1.1.1. Đơn xin việc

Đối với đơn xin việc y tế dược, bạn có thể viết tay hoặc đánh máy. Tuy nhiên, bạn nên viết tay thật cẩn thận để có thể chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc này. Đơn xin việc của bạn cần ghi rõ vị trí ứng tuyển bao gồm: Tên vị trí việc làm và khoa phòng.

Hiện nay, trên mạng có rất nhiều mẫu đơn xin việc có sẵn, bạn có thể truy cập vào các website để tải những mẫu đó về, sau đó điền theo mẫu có sẵn. Nhưng nhà tuyển dụng sẽ thường quan tâm đến các ứng viên viết tay lá đơn xin việc, điều đó thể hiện bạn thật sự rất quan tâm tới vị trí này.

1.1.2. Sơ yếu lý lịch

Trong sơ yếu lý lịch tự thuật, bạn cần khai báo đầy đủ các thông tin cá nhân của bạn, gia đình bạn và dán ảnh 4x6. Sau khi các thông tin bạn đã điền đầy đủ và trung thực, bạn cần xin xác nhận của địa phương trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xin xác nhận cho đến ngày nộp hồ sơ. Bạn cũng cần mang theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu các thông tin xác thực.

Sơ yếu lý lịch cần đầy đủ công chứng và xác nhận
Sơ yếu lý lịch cần đầy đủ công chứng và xác nhận

1.1.3. Các giấy tờ khác

Ngoài hai giấy tờ kể trên, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

- Chứng minh nhân dân (căn cước công dân) hoặc giấy khai sinh (bản sao).

- Giấy khám sức khỏe: Giấy khám sức khỏe cần có giá trị sử dụng trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Bạn có thể mang giấy khám sức khỏe (khổ A3 gấp đôi) đã dán ảnh 3x4 tới bệnh viện để khám và xin xác nhận. Tuy vậy, hầu hết các bệnh viện đều có mẫu giấy khám sức khỏe, bạn có thể đến bệnh viện để xin trực tiếp, sau đó điền các thông tin, dán ảnh và thăm khám.

- Bằng cấp chuyên môn và các chứng chỉ liên quan (bản sao): Các bằng cấp chuyên môn gồm có: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, sau Đại học…; chứng chỉ ngoại ngữ và tin học; bảng điểm học tập; một số chứng chỉ khác như các khóa học ngắn hạn, CME chứng chỉ đào tạo liên tục, một số chứng nhận khác…

- Bản sao chứng chỉ hành nghề.

Bản sao chứng chỉ hành nghề
Bản sao chứng chỉ hành nghề

- Sổ Bảo hiểm xã hội: Sổ Bảo hiểm xã hội chỉ bổ sung khi bạn đã ký hợp đồng chính thức.

- Chứng nhận các đối tượng ưu tiên và gia đình chính sách (nếu có): Các cơ sở y tế nhà nước sẽ cộng thêm thêm đối với các đối tượng như gia đình chính sách, những người có công với cách mạng… Bạn có thể tham khảo các thông tin này trong thông báo tuyển dụng.

- Hộ khẩu (bản sao).

- Bản cam kết (về việc sử dụng chứng chỉ hay văn bằng hợp pháp): bản cam kết về việc bạn sử dụng các chứng chỉ, văn bằng hợp pháp, hợp lệ; các văn bằng chuyên môn chính; một số kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ, tư duy sẽ được kiểm tra trực tiếp tại vòng phỏng vấn nên không bắt buộc về bằng cấp.

- Ảnh thẻ 3×4 hoặc 4×6: Chuẩn bị ảnh thẻ để dán vào các giấy tờ cần thiết như giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch và bổ sung ảnh nếu nhà tuyển dụng có yêu cầu. Ảnh cần chụp trong vòng 6 tháng đổ lại kể từ ngày nộp hồ sơ.

- 2 phong bì: Đối với phong bì, bạn dán sẵn tem và ghi sẵn số điện thoại, địa chỉ liên hệ của mình.

Phong bì có dán sẵn tem và ghi địa chỉ của bạn
Phong bì có dán sẵn tem và ghi địa chỉ của bạn

Xem thêm: Chỉ dẫn cách viết hồ sơ xin việc dược sĩ chuẩn nhất 

1.2. Đối với hồ sơ tuyển dụng cơ sở y tế tư nhân

1.2.1. Thư đăng ký dự tuyển

Thư đăng ký dự tuyển hay còn gọi là thư xin việc. Tương tự như đơn xin việc, khi viết thư xin việc y tế dược, bạn có thể viết tay hoặc đánh máy, cần thể hiện được mối quan tâm của bạn về công việc và nói tóm tắt năng lực của mình đối với vị trí dự tuyển. Vị trí bạn cũng cần ghi cụ thể vị trí mà mình ứng tuyển và tên khoa phòng.

1.2.2. CV xin việc

CV xin việc y tế dược cần đầy đủ các thông tin sau: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng cần thiết, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, sở thích,...

Khi viết CV y tế dược, bạn cần nêu tóm tắt những năng lực của mình, kinh nghiệm đã trải qua và các tiềm năng mà mình có thể phát triển trong tương lai. Đặc biệt, mục tiêu nghề nghiệp y tế dược cần rõ ràng và thể hiện được sự cầu tiến của bạn đối với ngành này. Bạn cũng có thể đưa ra các con số, ví dụ cụ thể để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, lưu ý là cần liên quan đến công việc ứng tuyển nhé!

CV xin việc tế dược là giấy tờ quan trọng
CV xin việc tế dược là giấy tờ quan trọng

Khi viết các kỹ năng, ngoài kỹ năng chuyên ngành, bạn cần ghi các kỹ năng mềm như: Khả năng giao tiếp, sắp xếp công việc hợp lý, giao tiếp bằng tiếng Anh,... Bạn cần trung thực khi viết CV xin việc và tránh nói quá về bản thân, nhà tuyển dụng sẽ phát hiện ra bạn nói dối trong quá trình phỏng vấn và bị đào thải lập tức.

CV mà bạn chọn cũng nên là các mẫu CV đơn giản và hài hòa về màu sắc nhé!

1.2.3. Sơ yếu lý lịch tóm tắt và ngắn gọn

Tại các cơ sở y tế tư nhân, bạn nên sử dụng các bản sơ yếu lý lịch tóm tắt và không nên trình bày theo mẫu sơ yếu lý lịch của nhà nước. Nhà tuyển dụng chỉ muốn biết nhiều hơn các thông tin về bạn và không quá quan trọng về sơ yếu lý lịch khi bạn xin việc tại đây.

1.2.4. Những giấy tờ khác

- Chứng chỉ hành nghề (bản sao): Đây là văn bằng rất quan trọng đối với cơ sở y tế tư nhân.

- Văn bằng chuyên môn và một số chứng chỉ liên quan (bản sao).

- Ảnh thẻ 3x4 hoặc 4x6 đến dán vào sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc.

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân…

Bản sao giấy chứng minh nhân dân
Bản sao giấy chứng minh nhân dân

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành y tế dược chuẩn chỉnh nhất 

2. Một số điều cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc ngành y tế

Để chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ xin việc y tế hoàn hảo, bạn cần tránh được một số lỗi quan trọng và nắm được một số lưu ý cần thiết:

- Kiểm tra kỹ lỗi chính tả và trình bày sạch đẹp. Lỗi chính tả có thể coi là điều cấm kỵ khi các ứng viên đi xin việc, do đó bạn cần rà soát thật kỹ.

- Nếu bạn viết đơn xin việc đánh máy, bạn không nên sử dụng nhiều cỡ chữ và kiểu chữ, khiến nhà tuyển dụng bị rối mắt và khó tập trung. Các câu văn trong lá đơn của bạn cần súc tích, ngắn gọn và rõ ràng, cần thể hiện được mong muốn làm việc của bản thân và cống hiến hết mình cho công ty.

Đơn xin việc nên viết tay thể thể hiện được mong muốn ứng tuyển
Đơn xin việc nên viết tay thể thể hiện được mong muốn ứng tuyển

- Lá đơn xin việc viết tay được ưu tiên hơn cả vì gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến công việc này.

- Bạn hãy chủ động công chứng tất cả các giấy tờ cần thiết để đảm bảo được tính xác thực và kịp thời khi nộp hồ sơ xin việc. Bạn cũng có thể nộp và gửi hồ sơ xin việc của mình từ sớm để theo dõi sát sao các thông báo tuyển dụng của bệnh viện, cơ sở y tế nơi bạn xin việc.

- Bạn nên chuẩn bị hơn 4 bộ hồ sơ photo để chuẩn bị cho các tình huống xấu hoặc khẩn cấp hoặc khi nhà tuyển dụng không trả lại bạn.

- Trước khi gửi hồ sơ, bạn hãy nhớ photo lại các nội dung như đơn xin việc hoặc CV xin việc để chuẩn bị đầy đủ cho buổi phỏng vấn.

- Khi đi phỏng vấn, bạn chỉ nên mang theo hồ sơ photo, sau khi trúng tuyển vào công ty, bạn mới cần nộp các bản hồ sơ có công chứng vì nó liên quan đến nhiều thủ tục và vấn đề làm bảo hiểm xã hội.

- Trong thời đại công nghệ số, bạn cần chuẩn bị một bản mềm để gửi online khi cần thiết, vì nhiều công ty, cơ sở y tế hiện nay thường yêu cầu duyệt các hồ sơ qua file mềm và lựa chọn nhanh những ứng viên đạt yêu cầu. Đơn xin việc, thư xin việc và CV xin việc cần lưu dưới dạng “.doc” hoặc “.docx”, các bằng cấp và giấy tờ của bạn cần chụp ảnh lại, nên vào một thư mục định dạng “.rar” hoặc “.zip”.

Chuẩn bị hồ sơ file mềm để gửi khi cần thiết
Chuẩn bị hồ sơ file mềm để gửi khi cần thiết

- Khi xin việc tại cơ sở y tế nhà nước, đầy đủ các hồ sơ là điều quan trọng nhất. Còn khi xin việc tại cơ sở y tế tư nhân, kinh nghiệm và năng lực của bản mới là điều quan trọng nhất, bạn cần thể hiện đầy đủ trong CV xin việc và thể hiện được năng lực thông qua phỏng vấn.

- Các hồ sơ xin việc tiếng nước ngoài: Anh hoặc Pháp,... nếu có càng tốt.

Hy vọng rằng qua bài viết này của work247.vn, bạn đã biết được những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ xin việc ngành y tế. Khi xin việc tại các cơ sở y tế nhà nước, các giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ sẽ nhiều hơn so với cơ sở y tế tư nhân. Do đó, bạn cần có phương án chuẩn bị các giấy tờ phù hợp và cần thiết, tránh để thiếu sót các giấy tờ khiến bạn mất cơ hội nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1269 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT