Học truyền thông ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành truyền thông
Theo dõi work247 tạiTruyền thông là mảng được nhiều bạn trẻ quan tâm với đa dạng các ngành nghề học tập cũng như cơ hội việc làm được nhiều vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên khi được hỏi đến thì nhiều sinh viên lại không nắm được sau khi ra trường mình sẽ làm gì, làm ở vị trí nào cũng như công việc cụ thể là gì. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu học truyền thông ra làm gì? Và tìm hiểu những thông tin về vị trí việc làm cũng như kiến thức, kỹ năng cần có của ngành truyền thông.
1. Tìm hiểu bản chất của hoạt động truyền thông hay ngành truyền thông là gì?
1.1. Truyền thông thực chất là gì?
Theo ta được biết thì Truyền thông thực chất là hoạt động trao đổi thông tin hay trao đổi ý tưởng hoặc cảm xúc cũng như trao đổi ý định hoặc thái độ,..., nói tóm lại các hoạt động trao đổi qua lại giữa 2 hoặc nhiều người thông qua các phương tiện truyền gửi có thể là thông qua điện từ, thông qua các phương tiện hiện đại hay truyền thống như báo chí, sách vở hay điện thoại, máy tính, các phương tiện thông tin cao cấp hiện nay. Bản chất của truyền thông hay ngành truyền thông là các hoạt động truyền tin có ý nghĩa nhất định, ngành truyền thông có nhiệm vụ truyền tải thông tin tới độc giả, tới công chúng những tin hữu ích và có chọn lọc.
Sự đa dạng của truyền thông nói chung hay ngành truyền thông nói riêng được thể hiện ở việc nó phát triển ở vô số lĩnh vực và tham gia vào gần như tất cả các mảng trong đời sống của con người như: phim ảnh, truyền hình, giải trí đa phương tiện quảng cáo, báo chí, đài phát thanh, tổ chức sự kiện, công ty,…Ngoài những mảng điển hình này thì không thể không kể đến những ngành nghề tiêu biểu của ngành truyền thông, liên quan đến việc truyền tải thông tin như biên tập nội dung, sản xuất nội dung, đưa tin và vô số lĩnh vực khác.
Xã hội hóa, hiện đại hóa đồng nghĩa với việc khoa học phát triển cũng như nhu cầu về thông tin ngày càng đa dạng và yêu cầu về việc truyền tải thông tin ngày càng khắt khe, cùng với đó là việc phát triển của ngành truyền thông cũng không ngừng phát triển vượt bậc.
Xem thêm: Thông điệp truyền thông là gì
1.2. Công nghệ truyền thông từ đâu mà có?
Khi truyền thông hội nhập với ngành công nghệ thông tin trong quá trình phát triển thì xuất hiện nhiều hơn từ ngữ chuyên ngành trong đó có công nghệ truyền thông và nhiều người bắt đầu đặt ra câu hỏi về công nghệ truyền thông thực chất là gì?
Khái niệm công nghệ truyền thông thực chất xuất hiện trong quá trình áp dụng công nghệ vào việc phát triển ngành truyền thông, nâng cao chất lượng của việc truyền tải thông tin cũng như đưa việc truyền tải thông tin lên một tầm cao mới.
Truyền thông hay ngành công nghệ truyền thông sẽ thông qua giảng dạy để truyền tải cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về các công việc của ngành truyền thông sau khi ra trường để sinh viên và người làm biết được học truyền thông ra làm gì. Mục đích cuối cùng của ngành công nghệ truyền thông là giúp sinh viên biết được những kỹ thuật, kỹ năng về công nghệ thông tin, sản xuất ấn phẩm truyền thông, tổ chức, xây dựng và lập trình các ứng dụng để phục vụ cho công việc cũng như phát triển công việc sau này khi làm việc của sinh viên và nhân viên ngành truyền thông.
Cùng với đó thì truyền thông không chỉ là bao gồm mảng công nghệ truyền thông hiện đại phát triển mà còn có những mảng truyền thông truyền thống được sự quan tâm của nhiều người tìm việc làm ngành truyền thông khi hỏi đến học truyền thông ra làm gì. Trong lĩnh vực sản xuất truyền thông còn có như làm phim, quảng cáo hay các loại ấn phẩm truyền thông hiện đại mang lại giá trị kinh doanh như bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…, là những ngành mà bạn có thể tìm hiểu thêm về các thông tin việc làm sau khi ra trường.
Tin tuyển dụng: Việc làm truyền thông
1.3. Thực chất ngành truyền thông có sức hút như những gì được đưa tìm kiếm?
Có thể thấy ngành truyền thông được vô số các bạn trẻ hiện nay tìm kiếm công việc cũng như ngành truyền thông dường như có 1 sức hút vô hình với nguồn lao động trẻ đang tìm kiếm việc làm. Mặc dù bản chất của ngành truyền thông, truyền thông truyền thống hay công nghệ truyền thông là việc áp dụng công nghệ vào truyền thông nhưng đây lại là ngành có vô số cơ hội cũng như vị trí làm việc hết sức thu hút, vậy tại sao lại vậy?
Trong quá trình tìm câu trả lời để lý giải cho câu hỏi đó hay tìm hiểu về vấn đề thực chất ngành truyền thông có sức hút như những gì được đưa tìm kiếm hay không thì ta dễ nhận thấy đây là ngành thu hút đông đảo nguồn nhân lực bởi đặc điểm tính chất công việc đặc trưng như người làm việc được tự do sáng tạo, thể hiện ý tưởng cá nhân và người làm việc không phải quá gò bó, không theo khuôn khổ hay quy tắc nhất định, đây là sự hấp dẫn mà những bạn trẻ mong muốn mà không phải ngành nghề nào cũng đáp ứng được.
Ngoài ra lý giải cho vấn đề này còn là do sự đa dạng về vị trí làm việc, nội dung công việc sáng tạo với nhiều vị trí làm việc, nhiều lĩnh vực có thể ứng tuyển. Đây là những sức hút điển hình, ngoài ra còn là mức lương ở mức khá với một số vị trí nhất định.
Xem thêm: [Cơ hội nghề nghiệp] Học ngành Truyền thông quốc tế ra làm gì?
2. Để có thể làm việc bạn sẽ được gì khi học Công nghệ truyền thông
Ngành truyền thông đang là ngành có sức hút và được nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu để định hướng việc học cũng như nghề nghiệp sau này, các trường có giảng dạy mảng truyền thông thu hút đầu vào hàng nghìn sinh viên mỗi năm và trong đó chưa kể đến những khóa học online cho người học trái ngành có mong muốn làm việc trong ngành. Nhưng để theo học các chuyên ngành truyền thông hay các khóa học sẽ dạy gì hay thực tế hơn là để có thể làm việc bạn sẽ được gì khi học Công nghệ truyền thông?
Khi theo học bạn sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng để làm việc như:
- Khối lượng kiến thức từ cơ bản tới nâng cao của ngành truyền thông nói chung và từng chuyên ngành riêng như phim ảnh, báo chí, thiết kế, nội dung, hình ảnh, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, Multimedia,...
- Kỹ năng cũng như khả năng quản lý, quản trị để hướng tới kinh doanh các sản phẩm truyền thông. Đây là một hướng đi khá mới nhưng được nhiều bạn trẻ quan tâm khi có máu kinh doanh làm giàu từ đam mê truyền thông.
- Các kỹ năng mà trường sẽ thông qua quá trình giảng dạy để hướng dẫn và cung cấp các kiến thức cho sinh viên, học sinh hay người học như là: kỹ năng biên tập, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quảng cáo và quản trị truyền thông, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cơ bản của 1 cử nhân công nghệ truyền thông, kỹ năng làm việc tổ chức, kỹ năng trình bày đa phương tiện,... Ngoài ra còn có các kỹ năng mà người học cần biết như làm việc như giao tiếp, trình bày hay những kỹ năng làm việc nhóm và thông thường những kỹ năng này không được đào tạo trực tiếp mà thông qua quá trình làm bài tập nhóm sẽ được hình thành.
- Cung cấp các kiến thức chuyên ngành các các môn học như: Truyền thông đa phương tiện, Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thông nghe nhìn, Xây dựng chương trình Báo phát thanh, Sản xuất phim truyện, Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo, Xuất bản Truyền thông, Xây dựng chương trình Truyền hình, Kỹ xảo Điện ảnh số - Digital FX,…
Trải qua quá trình học tập và đào tạo thì sau khi được truyền tải, nắm được những kiến thức chuyên ngành nhất định thì người học sẽ dễ hình dung hơn về công việc sau khi ra trường.
3. Sau khi học truyền thông ra làm gì, làm việc ở đâu?
Để định hướng việc làm sau này cho bản thân thì nhiều bạn trẻ khá quan tâm đến vị trí làm việc cũng như công việc khi tìm hiểu về ngành truyền thông cũng như công việc của ngành truyền thông. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn đọc cần xác định rõ mình muốn làm về mảng truyền thông nào. Cùng tìm hiểu một vài công việc hoặc những cơ quan tuyển dụng sinh viên ngành truyền thông nhé.
3.1. Công việc của sinh viên ngành truyền thông có thể đảm nhiệm
Thực hiện việc ứng tuyển ở một số công việc có liên quan, sinh viên ngành truyền thông sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào quá trình học tập và kiến thức được truyền đạt.
- Chuyên viên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, chuyên viên nghiên cứu phát triển ứng truyền thông hoặc sản xuất chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng cũng như bản quyền chương trình,…
- Chuyên viên marketing cho chương trình, biên tập viên, nhà xuất bản, việc làm phóng viên tại tòa soạn, ngoại giao tạo quan hệ với những khách hàng tiềm năng tại các doanh nghiệp.
- Việc làm tổ chức sự kiện, chương trình, triển khai hoạt động quảng cáo, sự kiện công chúng hoặc các hoạt động truyền thông liên quan.
- Lãnh đạo của các của các bộ phận hoặc công ty truyền thông của các công ty, cơ quan, doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn có thể làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo về lĩnh vực công nghệ truyền thông.
- Ngoài những công việc kể trên, một sinh viên ra trường chưa có kinh nghiệm có thể ứng tuyển vào những vị trí nhỏ phù hợp và có liên quan tới ngành truyền thông như sản xuất nội dung banner, viết bài quảng cáo hoặc thiết kế ấn phẩm quảng cáo để tích lũy kinh nghiệm cũng như trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng.
Xem thêm: Việc làm truyền thông tại Hà Nội
3.2. Nơi công tác tiềm năng cho những người muốn làm truyền thông
Khá nhiều người quan tâm tới vị trí công tác cũng như tìm kiếm nơi làm việc thích hợp để có sự phát triển ổn định. Những nơi công tác có sự phát triển được khá nhiều sự quan tâm và tìm kiếm thông tin tuyển dụng như là:
- Tòa soạn, đài truyền hình, công ty quảng cáo, công ty truyền thông, công ty du lịch, các hãng phim hoặc các công ty, doanh nghiệp có phòng ban truyền thông quảng cáo đều khá thích hợp,.v..v
-Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông
- Cơ quan thông tấn
- Các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực truyền thông và văn hóa
- Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề,.v..v
Để có thể ứng tuyển và được làm việc tại các cơ quan này thì ứng viên cần có kiến thức chuyên ngành đầy đủ cũng như có đủ các kỹ năng làm việc. Với ngành truyền thông và đặc điểm công việc của ngành thường không yêu cầu về kinh nghiệm làm việc mà đánh giá cao những ứng viên có sức sáng tạo cũng như những người có đam mê và khả năng nắm bắt nhanh.
Bài viết đã cung cấp các thông tin đầy đủ để trả lời cho câu hỏi học truyền thông ra làm gì? Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp về nơi công tác tiềm năng, công việc của sinh viên ngành truyền thông có thể đảm nhiệm, những kiến thức, kỹ năng học Công nghệ truyền thông được cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc định hướng và tìm được công việc thích hợp và biết được làm gì khi học truyền thông. Nếu thấy thông tin bổ ích hãy nhớ theo dõi thường xuyên để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. Thân ái!
7327 0