PR có nghĩa là gì? Tự xây dựng thương hiệu cá nhân nhờ PR

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 25-03-2024

Cụm từ PR được các tổ chức cũng như doanh nghiệp nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được hết "PR có nghĩa là gì?" và họ đôi khi lầm tưởng khái niệm PR và quảng cáo vì hai cụm từ này thường được đặt cạnh nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều thú vị về PR và mách bạn những tips nhỏ để tự làm đẹp cho hồ sơ cá nhân của mình.

Việc làm Marketing - PR

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. PR có nghĩa là gì?

1.1. Khái niệm PR

PR viết đầy đủ là "Public Relation" trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, PR có nghĩa là quan hệ công chúng là một trong những 4 công cụ của truyền thông marketing tích hợp cùng với quảng cáo (advertising), bán hàng cá nhân (personal selling) và marketing trực tiếp (direct marketing). Trong sự phát triển ngày nay của truyền thông marketing, những marketers còn bổ sung thêm một số công cụ khác như marketing tương tác (interactive marketing) hay tiếp thị liên kết (affiliate marketing).

PR là gì

Có thể nói, PR là công cụ tạo được nhiều thiện cảm nhất trong những công cụ của truyền thông marketing tích hợp. Nó tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp một cách tự nhiên và khách quan với tư cách là tiếng nói của một bên thứ ba. Có nhiều quan điểm để định nghĩa về PR đã được đưa ra, tuy nhiên chúng ta sẽ tiếp cận khái niệm này trên phương diện cơ bản nhất, đề cập trực tiếp đến bản chất của PR.

PR (quan hệ công chúng) là một quá trình mà doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình, xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng mục tiêu của họ thông qua tiếng nói của bên thứ ba.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên PR

1.2. Phân biệt PR và quảng cáo

Do quan hệ công chúng và quảng cáo có mối quan hệ chặt chẽ và thường được sử dụng kết hợp với nhau trong một chiến dịch truyền thông nên nhiều người nhầm tưởng 2 khái niệm này với nhau. Xin khẳng định lại: PR và quảng cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và giữa chúng có những sự khác nhau để phân biệt cơ bản như:

Phân biệt PR và quảng cáo

PR (quan hệ công chúng): Đối với PR, bạn phải tự kiếm đất diễn cho công ty của mình. Tại đó, bạn có thể xuất hiện trên báo một cách miễn phí dưới dạng các bài viết hoặc tin tức thông qua thông cáo báo chí hay thậm chí là mở cuộc họp báo. Phong cách viết bài quan hệ công chúng: viết một cách nghiêm túc theo lối tin tức và có nội dung đem lại nhiều giá trị cho người đọc. Trong bài PR tuyệt đối không được mang tính thương mại, chào hàng vì nó sẽ làm mất đi tính khách quan – bản chất của một bài PR.

Quảng cáo: Công ty bạn sẽ bỏ tiền ra để mua các khoảng trống trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu và tự nói tốt về công ty/sản phẩm của mình. Bạn sẽ biết được chính xác khung giờ phát sóng, thời lượng phát sóng, lượng tiếp cận dự kiến và nhiều công cụ đo lường khác được cung cấp bởi chính đơn vị cho thuê khoảng trống quảng cáo. Phong cách một bài quảng cáo hoàn toàn khác so với bài PR, quảng cáo thiên về những lời kêu gọi mang tính kêu gọi, hành động ngay. Quảng cáo được sử dụng ngôn từ một cách linh hoạt và thậm chí là "lố" để thu hút công chúng nhận tin mục tiêu.

Từ những sự khác nhau cơ bản trên, bạn có thể thấy được những sự khác nhau cơ bản nhất để phân biệt PR và quảng cáo. Hai công cụ này nên được sử dụng một cách khéo léo trong từng trường hợp của doanh nghiệp để có thể xây dựng hình ảnh chiến lược của công ty theo chiến lược đã định sẵn, tránh khỏi khủng hoảng truyền thông không đáng có xảy ra.

Tham khảo: Advertising Agency là gì

1.3. Những hình thức PR đang là xu hướng

Những hình thức PR đang là xu hướng được mọi người yêu thích trong năm nay như:

- Influencer (người ảnh hưởng) là một xu hướng đang rất thịnh hành trong khoảng thời gian gần đây đặc biệt là sự ảnh hưởng theo từng nhóm nhỏ nhưng lại rất hiệu quả của micro influencer với số lượng công chúng không quá lớn nhưng giữa influencer với công chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc những người ảnh hưởng này review hay chia sẻ về những thương hiệu họ đang dùng là một cách giúp PR rất tốt cho hình ảnh của doanh nghiệp.

- Livestreaming: với sự hỗ trợ của công nghệ việc livestream đã trở nên vô cùng dễ dàng và nhiều đối tượng khác nhau đều có thể tiếp cận và sử dụng được. Tương tác của các video livestream đều rất tốt và rất nhiều thương hiệu đã sử dụng công cụ này để sáng tạo nội dung PR giúp cho công chúng có thể tiếp cận dễ dàng.

- AI trong PR là một ứng dụng quan trọng của AI vào trong quá trình làm truyền thông, đặc biệt là PR cho thương hiệu. Thông qua AI, chúng ta có thể giúp khách hàng giao tiếp trực tuyến với các trợ lý ảo đã được lập trình từ trước.

2. Các bước để xây dựng một chiến dịch PR hiệu quả

Có nhiều cách chia nhỏ các bước để xây dựng một chiến dịch PR, tuy nhiên bạn cần phải đáp ứng các bước cơ bản nhất như sau:

Bước 1: Nghiên cứu bối cảnh và xác đối tượng nhận tin.

Việc nghiên cứu bối cảnh là điều rất quan trọng khi thực hiện bất cứ bản kế hoạch marketing nào. Việc bỏ qua nó sẽ khiến cho bản kế hoạch của bạn phần nào xa rời thực tế và thậm chí là mắc phải những sai lầm. Đặc biệt với PR, vai trò của nó càng trở nên quan trọng khi công chúng của PR là những người tiếp cận bài viết một cách tự nhiên và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một trong những công việc không thể bỏ qua là xác định công chúng nhận tin mục tiêu cho chiến dịch.

Xác định công chúng nhận tin mục tiêu là căn cứ để đưa ra các quyết định chiến lược sau này. Đặc biệt khi phân tích công chúng nhận tin mục tiêu, những nội dung không thể bỏ qua đó chính là thói quen nhận tin của họ. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định liên quan đến việc lựa chọn phương tiện, kênh để truyền thông.

Bước 2: Xác định mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu của chiến dịch PR được xây dựng dựa trên căn cứ mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng được xác định dựa trên tỷ lệ chuyển đổi kỳ vọng từ quy mô thị trường. Xác định mục tiêu chiến dịch là một bước quan trọng, đóng vai trò như kim chỉ nam và là cơ sở để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Xây dựng chiến lược PR

Bước 3: Quyết định chiến lược

Các quyết định liên quan đến chiến lược như thông điệp xuyên suốt cần truyền đạt trong cả chiến dịch và định hướng về đặc điểm, tính chất các công cụ sẽ được sử dụng. Cách thức tiếp cận công chúng cũng là một trong những định hướng chiến lược của một bản kế hoạch marketing.

Bước 4: Kế hoạch thực thi

Đây là phần chi tiết và cụ thể của bản kế hoạch cung cấp những thông tin hướng dẫn thực thi chiến dịch một cách rõ ràng. Theo đó, bạn sẽ biết được thời gian diễn ra từng công việc và thực hiện nó với nội dung và cách thức ra sao. Thông thường, phần này sẽ chia nhỏ chiến dịch của bạn ra thành các giai đoạn và đi theo một lộ trình quy định sẵn sao cho thống nhất với thông điệp chính nhằm đạt được mục tiêu.

Bước 5: Đo lường, đánh giá và điều chỉnh

Bước cuối cùng và là bước cung cấp cho bạn những đánh giá quan trọng quyết định xem đây có phải là một chiến dịch thành công hay không. Bên cạnh đó, bước này còn giúp phát hiện những nguy cơ PR có thể gặp phải để kịp thời điều chỉnh, tránh xảy ra khủng hoảng truyền thông.

Xem thêm: Pr trên facebook là gì và những vấn đề xoay quanh

3. Những mẹo nhỏ để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân nhờ PR

Bạn có từng nghĩ mình sẽ xây dựng một hình ảnh thật riêng để mọi người có thể nhớ đến một cách thật khác biệt hay chưa? Liệu một người bình thường có nên xây dựng thương hiệu cá nhân riêng cho mình hay không?

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Nếu còn đang do dự thì hãy đọc ngay những chia sẻ sau đây nhé!

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, một người bình thường hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân riêng. Tạo dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp là một trong những yếu tố giúp chúng ta có những cơ sở để dễ dàng đi đến thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt đối với doanh nhân, nó còn là yếu tố quan trọng để tạo dựng niềm tin cho đối tác từ đó phát triển doanh nghiệp của mình. Đối với thương hiệu cá nhân, có thể nói cách truyền thông tốt nhất bạn có thể sử dụng là PR:

Từ những chia sẻ về PR có nghĩa là gìDựa vào đó, việc phân biệt giữa PR và quảng cáo sẽ trở nên dễ dàng hơn và rất hy vọng bạn có thể tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3669 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT