Kinh doanh bảo hiểm là gì? Tìm hiểu đôi nét về kinh doanh bảo hiểm
Theo dõi work247 tạiNhững năm gần đây, việc mua bán bảo hiểm không còn quá xa lạ với người dân tại Việt Nam. Bảo hiểm xuất hiện trong mọi mặt đời sống như mua bán, y tế hay kinh doanh. Trong những trường hợp xấu xảy ra, người thụ hưởng sẽ được nhận một khoản bồi thường tương ứng với số tiền đóng bảo hiểm. Vậy kinh doanh bảo hiểm thực chất là gì? Những đặc điểm cũng như cách thức hoạt động ra làm sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa chuẩn nhất của kinh doanh bảo hiểm
Theo luật kinh doanh bảo hiểm năm 2024, việc kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm với mục đích tạo ra lợi nhuận trong việc mua bán. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là bên chịu trách nhiệm cho rủi ro của người mua bảo hiểm. Điều này được thể hiện thông qua việc người đăng ký bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm cần đền bù, trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc người được nhận bảo hiểm.
Từ khái niệm trên, ta có thể thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực chất là việc trao đổi qua lại về dòng tiền giữa doanh nghiệp bảo hiểm và những người đăng ký bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về những trường hợp được phép mua cũng như các hoạt động của bảo hiểm, hãy lắng nghe những giải thích về việc mua bảo hiểm sau đây.
Đầu tiên, đối với người mua bảo hiểm. Họ là những cá nhân hoặc tổ chức có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và có đóng góp đầy đủ phí bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm là những sự kiện khách quan trong thỏa thuận hoặc do nhà nước quy định về bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đền bù phần tiền tương ứng đã được ký trong hợp đồng cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng và người được bảo hiểm có thể là cùng một cá nhân.
Tin tuyển dụng: Việc làm bảo hiểm
2. Những đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm
Có thể thấy, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động tương đối đặc thù do phải đảm nhận rủi ro của khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm không được báo trước về thời hạn cũng như mức độ của sự kiện bảo hiểm. Chính vì lẽ đó, kinh doanh bảo hiểm sẽ có một số đặc điểm sau đây:
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm luôn hướng đến lợi nhuận. Có thể là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ kiếm lời từ sự khác biệt giữa phí bảo hiểm thu được và số tiền phải chi trả cho các trường hợp cần bảo hiểm. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng tận dụng tối đa nguồn tiền nhàn rỗi để tiến hành đầu tư sinh lời cho bản thân. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lấy tiền trong quỹ hoặc rút tiền đầu tư về để đền bù.
- Chu trình kinh doanh bảo hiểm là chu trình đảo ngược: Điều này có nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ nhận doanh thu trước và chi trả các loại phí kinh doanh sau. Đây chính là nguyên nhân tạo nên tính nhàn rỗi của nguồn tiền tại các công ty bảo hiểm. Và việc đầu tư cũng trở nên không thể tách rời với các hoạt động bảo hiểm. Để làm được điều đó, đòi hỏi việc quản lý dòng tiền một cách chặt chẽ, tránh việc không có khả năng thanh khoản cho người được bảo hiểm khi cần thiết.
- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn: Đây là một trong những đặc thù của ngành bảo hiểm. Trong trường hợp không xảy ra các sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được quyền giữ toàn bộ số tiền phí bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp sự kiện bảo hiểm có xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải bồi thường một khoản cho bên nhận bảo hiểm.
- Tính rủi ro cao: Bên cạnh những vấn đề về tính rủi ro đến từ bên nhận bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần đối mặt với các trường hợp trục lợi bảo hiểm. Đây là trường hợp xảy ra khi bên được bảo hiểm cố tình tạo ra các sự kiện bảo hiểm một cách chủ quan để có thể nhận được khoản tiền bồi thường lớn hơn nhiều lần so với số tiền phí bảo hiểm. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải đưa ra những phương án để đối phó với những trường hợp trên như tái bảo hiểm hay đề phòng, ngăn ngừa tổn thất trong hợp đồng.
Xem thêm: Tái bảo hiểm là gì? Tổng hợp những hình thức tái bảo hiểm
3. Cách thức hoạt động kinh doanh của bảo hiểm
Do có những đặc thù kinh doanh cao, cách thức hoạt động kinh doanh của bảo hiểm cũng bao gồm những khác biệt đối với các ngành khác. Để tham gia vào hoạt động bảo hiểm, một doanh nghiệp cần có cho mình một số vốn ban đầu tương đối lớn để bắt đầu ký kết hợp đồng bảo hiểm với người đăng ký.
Sau khi nhận tiền đăng ký, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lập nên một quỹ bảo hiểm để có thể sẵn sàng sử dụng trong quá trình kinh doanh. Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra, tiền trong quỹ sẽ được huy động để chi trả chi phí bồi thường. Phương pháp này có tính chất lấy ít bù nhiều, lấy phí của nhiều người để bù đắp thiệt hại cho một người.
Trong quá trình kinh doanh, công ty bảo hiểm cũng tranh thủ sử dụng các biện pháp kinh doanh hợp lý để sử dụng hiệu quả nguồn tiền nhàn rỗi trong quỹ để tạo thêm thu nhập. Đây là việc không thể thiếu đối với bất kỳ công ty bảo hiểm nào.
Trong quá trình nhận bảo hiểm, công ty bảo hiểm cũng cần lưu ý đến những hợp đồng có giá trị bồi thường cao. Từ đó đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro. Những biện pháp đó bao gồm, tái bảo hiểm với công ty khác, thêm điều khoản trong hợp đồng hay thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn rủi ro.
Có thể nói, việc hoạt động của kinh doanh bảo hiểm cũng là một hình thức kinh doanh tài chính. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp những đảm bảo về mặt tài chính trong trường hợp sự kiện bảo hiểm.
Xem thêm: Tìm hiểu về luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất hiện hành
4. Phân loại một số loại bảo hiểm
Đối với các loại bảo hiểm hiện nay, có thể được chia thành hai loại lớn đó là bảo hiểm thương mại và bảo hiểm do nhà nước quy định.
4.1. Bảo hiểm thương mại
Đây là loại hình bảo hiểm do các công ty bảo hiểm được nhà nước cấp phép hoạt động để kinh doanh mang lại lợi nhuận. Một số loại bảo hiểm thương mại hay gặp nhất bao gồm:
- Bảo hiểm nhân thọ: Đây là loại bảo hiểm mà sự kiện bảo hiểm phụ thuộc vào tình trạng sống hay chết của người được bảo hiểm.
- Bảo hiểm sức khỏe: Là loại bảo hiểm sẽ cung cấp tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm xảy ra tình trạng ốm đau, bệnh tật hay các trường hợp tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng được bảo hiểm không phải con người. Một số đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tài sản, trách nhiệm dân sự, hàng hóa,...
4.2. Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện
Những bảo hiểm này được nhà nước quy định và thực hiện mà không cần thông qua các cơ sở tư nhân nào. Những loại bảo hiểm trên không nhằm mục đích lợi nhuận mà là để phát triển xã hội.
- Bảo hiểm tiền gửi: Đây là loại bảo hiểm cho phép người gửi tiền được hoàn trả lại tiền gửi khi đơn vị được gửi tiền không còn khả năng chi trả. Mức bảo hiểm tối đa nhận được là 75.000.000 VND.
- Bảo hiểm y tế: Đây là hình thức bảo hiểm được bắt buộc đối với những người thuộc diện cần theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm xã hội: Đây là sự đảm bảo thay thế hay bù đắp một phần thu nhập khi họ xảy ra những tình trạng ảnh hưởng đến khả năng lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về việc kinh doanh bảo hiểm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã trả lời được cho mình câu hỏi kinh doanh bảo hiểm là gì và có đặc điểm như thế nào. Hãy tham khảo để lựa chọn cho mình loại bảo hiểm phù hợp nếu cần thiết nhé!
2111 0