Kinh doanh du lịch là gì – Hãy cùng đi tìm lời giải đáp
Theo dõi work247 tạiChất lượng đời sống của người dân ngày một nâng cao, kéo theo đó là nhu cầu du lịch của mọi người cũng tăng lên rất nhiều, bởi vậy mà hoạt động kinh doanh du lịch ngày nay phát triển vô cùng rầm rộ. Bạn có biết kinh doanh du lịch là gì và thế nào là một nhân viên kinh doanh du lịch chưa? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của work247.vn.
1. Khái niệm kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch có thể hiểu là các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch. Khi khách hàng có nhu cầu trải nghiệm du lịch và tìm đến các công ty kinh doanh du lịch, công ty sẽ “bán” cho khách hàng những cảm giác, trải nghiệm hay sự hưởng thụ trong chuyến du lịch. Sản phẩm, dịch vụ du lịch của công ty không phải là vật thể có hình, có dạng mà họ kinh doanh những trải nghiệm mới mẻ, đặc sắc.
Đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch chính là du khách chỉ có quyền chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch ở tại nơi du lịch, quyền sở hữu thực sự vẫn nằm trong tay người kinh doanh du lịch. Cùng một sản phẩm du lịch đó, công ty du lịch có thể bán nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng.
Đôì tượng phục vụ của ngành kinh doanh du lịch rất đa dạng và phức tạp, những khách hàng du lịch này thuộc đủ mọi giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần, sở thích,… khác nhau. Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh rất đặc biệt, bởi hoạt động của nó vừa mang tính kinh doanh, lại vừa mang tính phục vụ xã hội.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh du lịch
2. Các loại hình kinh doanh du lịch
Hiện nay, có rất nhiều loại hình kinh doanh du lịch được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch. Những hoạt động này có thể tồn tại riêng biệt hoặc liên kết với nhau tạo thành một chuỗi các hoạt động nối liền trong chuyến du lịch. Dưới đây, chúng tôi xin được liệt kê một vài loại hình kinh doanh du lịch cụ thể để các bạn có cái nhìn cụ thể hơn:
Xem thêm: Du lịch cộng đồng là gì? Xây dựng du lịch cộng đồng như thế nào
- Cơ sở lưu trú: Là nơi khách du lịch sẽ ở, nghỉ ngơi, cất đồ đạc trong quá trình trải nghiệm chuyến du lịch, bao gồm khách sạn, nhà trọ, homestay, căn hộ cho thuê, bãi cắm trại, tàu lưu trú,…
- Phương tiện vận chuyển: Đường bộ (xe đò, xe khách, ô tô, xe máy, xe điện,…), đường sắt (tàu hỏa, tàu cao tốc), đường thủy (du thuyền, tàu thủy, ca nô, xuồng ghe,…), đường hàng không (máy bay, trực thăng,…).
- Dịch vụ ăn uống: Tùy vào từng gói dịch vụ du lịch mà phía công ty lữ hành sẽ bao trọn địa điểm ăn uống cho khách hoặc để khách tự trải nghiệm khám phá. Khách du lịch có thể tận hưởng đồ ăn thức uống tại các nhà hàng, quán ăn, khu chợ, xe bán đồ vỉa hè, hay thậm chí là tại nhà dân.
- Tour du lịch trọn gói: Khách du lịch không cần lo lắng tìm địa điểm, phòng ở, hướng dẫn viên,… mà chuyến đi đã được công ty du lịch lữ hành bao trọn, lên lịch trình sẵn từ đầu đến cuối với đầy đủ những gì cần thiết, từ phương tiện di chuyển, nơi ở, nơi ăn uống, địa điểm tham quan thưởng ngoạn, địa điểm vui chơi giải trí, người hướng dẫn,…
- Food tour: Khác với tour du lịch thông thường, điểm đến của khách hàng không phải là di tích lịch sử hay thắng cảnh thiên nhiên mà là những địa điểm ăn uống, khách hàng sẽ được giới thiệu những quán ăn, nhà hàng nổi tiếng ở địa phương và chỉ tận hưởng mỹ thực mà thôi. Loại hình du lịch này đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là đối với giới trẻ.
- Ứng dụng công nghệ liên quan đến du lịch: Trang web giới thiệu địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng; app đặt vé tàu xe, máy bay; app đặt phòng khách sạn, nhà trọ; blog chia sẻ trải nghiệm du lịch,…
- Hướng dẫn viên du lịch: Tùy thuộc vào gói dịch vụ và thù lao mà hướng dẫn viên có thể chỉ dẫn bạn theo từng giờ, từng buổi hay thậm chí theo bạn suốt từ đầu chí cuối chuyến đi. Họ đóng vai trò là người giới thiệu, hướng dẫn, phổ cập cho bạn những kiến thức về địa điểm du lịch, những điển tích điển cố thú vị hay những nhà hàng, khách sạn, quán ăn nên đến ở nơi du lịch,…
- Các dịch vụ phụ trợ: Dịch vụ thương mại (bán đồ lưu niệm, bán đặc sản địa phương, bán khóa học làm nghề thủ công,…), dịch vụ tại khách sạn (giặt là, thuê xe, trông trẻ, thuê trang phục,…), dịch vụ chăm sóc sức khỏe – sắc đẹp (massage, trị liệu, trang điểm, thể hình,…)
3. Thế nào là một nhân viên kinh doanh du lịch
3.1. Khái niệm nhân viên kinh doanh du lịch
Để thị trường ngành kinh doanh du lịch có thể vận hành và phát triển thì sự hiện diện của các nhân viên kinh doanh du lịch là không thể thiếu. Họ là nhân viên của các công ty lữ hành du lịch, có nhiệm vụ bán các sản phẩm, dịch vụ du lịch của công ty đến những khách hàng có nhu cầu trải nghiệm du lịch.
Có thể nói nhân viên kinh doanh du lịch chính là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Họ vừa phải đảm bảo lợi ích của công ty, giúp công ty bán được sản phẩm, đảm bảo lợi nhuận, gây dựng uy tín; vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách du lịch, giúp họ mua được gói dịch vụ với giá cả phải chăng, được tận hưởng trải nghiệm du lịch đáng nhớ, sử dụng quỹ thời gian và tiền bạc một cách hiệu quả.
Xem thêm: Tổng quan về thẻ hướng dẫn viên du lịch ai cũng nên biết
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh du lịch
Công việc cụ thể của một nhân viên kinh doanh du lịch bao gồm:
- Tiếp cận khách hàng có nhu cầu du lịch để giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ của công ty. Với những khách hàng chưa có nhu cầu, các bạn nhân viên có trách nhiệm thúc đẩy, kích thích mong muốn du lịch của khách hàng để họ có thêm thông tin về các tour du lịch mà công ty chúng tôi cung cấp.
- Nhân viên phải nắm bắt những yêu cầu, mong muốn của khách hàng đối với chuyến du lịch để có thể đưa ra cho họ lời tư vấn phù hợp với nhu cầu và kinh tế của họ.
Ví dụ đối với khách là đoàn thể trung niên, muốn du lịch ở vùng núi, muốn đi thưởng lãm thư giãn hơn là tham gia hoạt động mạnh; vậy thì nhân viên có thể tư vấn cho khách tour vui chơi đến Bà Nà Hill để chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên núi rừng, bao trọn phương tiện xe đò, cáp treo để khách hàng cao tuổi không phải di chuyển nhiều.
- Lên kế hoạch du lịch cho khách, liên hệ với các phòng ban của công ty, các bên cung cấp dịch vụ tại địa điểm du lịch để chuẩn bị sẵn lịch trình, hướng dẫn viên, phòng ở, suất ăn,… theo như nhu cầu khách đã chọn.
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ để tạo cho họ ấn tượng tốt về công ty, chủ động quay lại đặt gói dịch vụ lần nữa hoặc giới thiệu thương hiệu công ty mình với những khách hàng tiềm năng mới.
Xem thêm: Việc làm hướng dẫn viên du lịch
3.3. Kỹ năng, tố chất mà một nhân viên kinh doanh du lịch cần có
Để trở thành một nhân viên kinh doanh du lịch giỏi, mang lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đàm phán tốt để có thể tạo thiện cảm với khách hàng, khơi gợi nhu cầu và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ.
- Tinh ý, nhanh nhạy nắm bắt tâm lý khách hàng, nhận ra những mong muốn tiềm ẩn của họ để đưa ra những lời khuyến, lời tư vấn, giải đáp các thắc mắc của họ.
- Có vốn hiểu biết sâu rộng về những gói dịch vụ của công ty cũng như về những địa điểm du lịch mà khách hàng thường hay đến, để có thể tư vấn hợp lý cho khách.
- Khả năng chịu áp lực tốt, bởi vì ngành du lịch lữ hành thường bị áp doanh số theo ngày, theo tháng, theo năm,… nên nhân viên lúc nào cũng phải chủ động tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
- Ngoài ra, nhân viên còn cần thông thạo ngoại ngữ vì ngành du lịch thường xuyên sử dụng đếp ngoại ngữ, phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để có thể giao tiếp, trao đổi với khách hàng, đối tác người nước ngoài.
Trên đây là những thông tin tổng quát về ngành kinh doanh du lịch, hi vọng đã giúp bạn hiểu được kinh doanh du lịch là gì, có những loại hình ra sao và nhân viên làm trong ngành này phải những công việc gì, cần có những kỹ năng gì. Chúc bạn sớm trúng tuyển vào công việc kinh doanh du lịch mà mình mong muốn.
7821 0