Tìm hiểu kinh tế nhiều thành phần là gì? Vai trò và đặc điểm của nó

Theo dõi work247 tại
Trương Thanh Thanh tác giả work247.vn Tác giả: Trương Thanh Thanh

Trong suốt những năm xây dựng, củng cố và phát triển đất nước, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế, phát huy tối đa được những nguồn lực trong nền kinh tế nhiều thành phần đa dạng, bổ sung cho nhau. Vậy nền kinh tế nhiều thành phần được hiểu đầy đủ nghĩa là gì? Nền kinh tế ấy có đặc điểm và vai trò như thế nào? Để hiểu hơn về điều đó thì mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chung về nền kinh tế nhiều thành phần

1.1. Cơ cấu nền kinh tế thành phần

Trong thời kỳ Việt Nam từ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta không còn quá xa lạ gì với cơ cầu nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hay còn được gọi là Multi-sector economy structure trong Tiếng Anh, nó dùng để chỉ cơ cấu kinh tế của một quốc gia mà ở trong đó các thành phần kinh tế sẽ cùng tồn tại, hoạt động và phát triển với nhau ở trong cùng một tổng thể thống nhất, gắn bó, chúng vừa bổ sung, hợp tác, thúc đẩy nhau cùng phát triển nhưng đồng thời mặt khác cũng cạnh tranh và triệt tiêu lẫn nhau.

Cơ cấu nền kinh tế thành phần
Cơ cấu nền kinh tế thành phần

Xem thêm: Chỉ số kinh tế là gì? Tìm hiểu chung về chỉ số kinh tế

1.2. Hiểu thế nào về thành phần kinh tế?

Trong một cơ cấu kinh tế của quốc gia, nhất là với những đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì thường tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Vậy chúng ta có thể hiểu nền kinh tế nhiều thành phần là gì?

Thành phần kinh tế nhìn chung sẽ là một khu vực kinh tế, nó sẽ là kiểu quan hệ kinh tế được xác định trên một hình thức, cở sở sở hữu những tư liệu sản xuất theo một mức độ nhất định và phải thích ứng, phù hợp với trình độ lao động sản xuất dựa trên những tư liệu sản xuất đó.

Nói như vậy có nghĩa là để xác định được nền kinh tế nhiều thành phần thì chúng ta cần phải xác định được quan hệ sở hữu của khu vực kinh tế đó, thành phần kinh tế sẽ chỉ tồn tại trong những hình thức và tổ chức kinh tế nhất định với những tư liệu sản xuất phù hợp với nó để có thể tổ chức, quản lý và phát triển nền kinh tế ấy. 

Hiểu thế nào về thành phần kinh tế?
Hiểu thế nào về thành phần kinh tế?

Nhìn vào nền kinh tế của nước ta hiện nay thì chúng ta có thể thấy rằng các thành phần kinh tế không hề phát triển độc lập, tách biệt nhau mà chúng có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, gắn bó để thống nhất trong nền kinh tế chung và phát triển, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà đi lên theo đúng định hướng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.   

Ngày nay thì cụm từ “Thành phần kinh tế” sẽ không được sử dụng phổ biến nhiều bằng cụm từ “khu vực kinh tế” và cơ cấu kinh tế nhà nước sẽ được chia ra làm nhiều loại khu vực kinh tế khác nhau như: khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân,...

1.3. Phân loại nền kinh tế nhiều thành phần

Phân loại nền kinh tế nhiều thành phần
Phân loại nền kinh tế nhiều thành phần

Hiện nay, đất nước ta bao gồm 4 thành phần kinh tế chính: 

- Kinh tế nhà nước

- Kinh tế tập thể, hợp tác xã

- Kinh tế tư nhân

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 

2. Nền kinh tế nhiều thành phần có vai trò như thế nào?

Không phải ngẫu nhiên đất nước Việt Nam nói riêng hay các nước trên thế giới nói chung đi theo con đường xã hội chủ nghĩa lại lựa chọn phát triển nền kinh tế theo cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nó không chỉ là một điều kiện khách quan mà còn bởi nền kinh tế ấy có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia.

Nền kinh tế nhiều thành phần có vai trò như thế nào?
Nền kinh tế nhiều thành phần có vai trò như thế nào?

2.1. Đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất

Một nền kinh tế đi theo cơ cấu phát triển nhiều thành phần thì tức là nền kinh tế ấy sẽ tồn tại rất nhiều những khu vực và tổ chức kinh tế. Mỗi khu vực thì sẽ có quan hệ sở hữu với một tư liệu sản xuất nên vì vậy mà sẽ phát huy tối đa được nguồn lực cũng như khả năng tốt nhất của khu vực kinh tế đó khi được tận dụng những điểm mạnh chuyên sâu của mình. 

Điều này cũng sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động lên, từ đó mà có thể tác động thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế, sản lượng và thu nhập quốc dân. 

Xem thêm: Vùng kinh tế trọng điểm là gì? Vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

2.2. Cạnh tranh trong môi trường quốc tế hội nhập sâu rộng

Sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sẽ góp phần làm kinh tế nước ta trở nên phong phú, đa dạng về các sản phẩm, loại hình kinh tế hơn. Điều này sẽ giúp nước ta tránh khỏi được tình trạng độc quyền, chỉ chú trọng sản xuất một sản phẩm. Đây là một tiền đề rất lớn để có thể tham gia vào thị trường kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh hội nhập rất sâu và rộng như hiện nay thì đòi hỏi quốc gia đó ngày càng phải nâng cao cũng như mở rộng phong phú nền kinh tế của mình. Chính vì thế để càng thức đẩy quá trình kinh doanh, mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống của người dân, góp phần làm cuộc sống trở nên ấm no, đủ đầy hơn. 

Cạnh tranh trong môi trường quốc tế hội nhập sâu rộng
Cạnh tranh trong môi trường quốc tế hội nhập sâu rộng

2.3. Điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Nước ta ngay từ những ngày đầu bước chân vào con đường chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua bước đi lên tư bản chủ nghĩa. Xét về yếu tố lịch sử hay dựa trên những điều kiện khách quan thì đây đều là những cơ sở hoàn toàn hợp lý để không cần phải đi theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế nhiều thành phần giúp đất nước ta có thể mở rộng thêm các hình thức kinh tế quá độ, là cầu nối nhanh chóng giúp ta tiến đến gần hơn chủ nghĩa xã hội.

Điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
Điều kiện đi lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

2.4. Đáp ứng điều kiện và lợi ích kinh tế của mọi người

Với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần sẽ góp phần đáp ứng được dễ dàng hơn những lợi ích kinh tế của những tầng lớp cũng như giai tầng kinh tế. Mỗi khu vực thành phần kinh tế sẽ có một điểm mạnh và sở trường khác nhau, vì thế không thể khai thác những khu vực đó thành một nền kinh tế một thành phần. Do vậy, để tận dụng được tối đa các nguồn lực kinh tế thì chúng ta cần phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để những giá trị tài sản, tài nguyên thiên nhiên, vốn của con người cũng như điểm mạnh để có thể giúp ích tăng trưởng nền kinh tế một cách bền vững, nhanh chóng và nhanh hơn trong thời đại ngày nay.

Mặt khác với những điều kiện phát triển nền kinh tế sẽ phát huy được tối đa những kinh nghiệm tổ chức, đào tạo và quản lý của nguồn nhân lực con người, đồng thời nó cũng sẽ giúp ứng dụng được kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tối tân trên thế giới vào nền kinh tế của đất nước mình.

Đáp ứng điều kiện và lợi ích kinh tế của mọi người
Đáp ứng điều kiện và lợi ích kinh tế của mọi người

Như vậy, trên đây là những chia sẻ của work247 về nền kinh tế nhiều thành phần mà bạn nên biết, sự phát triển cũng như mở rộng các thành phần kinh tế là vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày hôm nay để có thể giúp đất nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội nhanh chóng hơn và mở rộng những điều kiện thuận lợi để có thể phát triển hơn trên đà tăng trưởng nhanh chóng của các quốc gia trên thế giới. Mong rằng với những thông tin trên bạn đã thu được cho mình những giá trị hữu ích để phục vụ và phát triển cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt hơn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem325 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT