Các kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự nên có trong CV

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Nhân sự là một bộ phận vô cùng cần thiết trong các công ty, đảm nhiệm rất nhiều các nhiệm vụ liên quan đến việc quản lý nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, các chế độ lương thưởng, giải đáp thắc mắc liên quan,... Một người làm nhân sự thì cần có những kỹ năng gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu các kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự trong bài viết sau.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các kỹ năng chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự

1.1. Các kỹ năng chuyên môn

1.1.1. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình làm việc của một nhân viên nhân sự. Kỹ năng giao tiếp chính là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người làm nhân sự khi thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. 

Trong công ty, nhân viên nhân sự chính là người giao tiếp, trò chuyện với các ứng viên đầu tiên. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc của nhân viên nhân sự sẽ là “bộ mặt” của toàn doanh nghiệp. 

Các kỹ năng chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự
Các kỹ năng chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự

Trong quá trình phỏng vấn ứng viên, một người nhân sự có kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ khai thác được các thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình tuyển dụng, truyền tải được những yêu cầu quan trọng đến ứng viên. Đồng thời, kỹ năng đàm phán sẽ giúp cho nhà tuyển dụng trong việc thỏa thuận mức lương với ứng viên phù hợp với quỹ lương mà công ty đưa ra.

1.1.2. Kỹ năng quản lý nhân sự

Bộ phận nhân sự cần phải thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau để quản lý nhân sự: thời gian làm việc, các chế độ lương thưởng cho nhân viên, các chính sách đào tạo đầu vào, đào tạo thường xuyên, nâng cao tinh thần làm việc, gắn kết các thành viên trong công ty thông qua các hoạt động tập thể. Nhân viên nhân sự như một “bà đỡ” quản lý tất cả các vấn đề từ phía các nhân viên. 

Kỹ năng chuyên môn quản lý nhân sự doanh nghiệp
Kỹ năng chuyên môn quản lý nhân sự doanh nghiệp

Quản lý tốt nguồn nhân sự trong công ty sẽ giúp cho công ty có thể ổn định được nguồn nhân lực, các nhân viên gắn bó lâu dài, mang lại sự phát triển bền vững cho công ty. 

1.1.3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Nhân viên nhân sự còn phải linh hoạt trong giải quyết vấn đề nhân sự trong công ty. Có thể là vấn đề về chế độ đãi ngộ cho nhân viên như bảo hiểm xã hội. Các nhân viên nữ hưởng chế độ thai sản thì cần được giải quyết chế độ nhanh chóng để họ cảm thấy sự quan tâm, có trách nhiệm từ phía công ty. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề còn nằm ở việc giải quyết kịp thời thắc mắc của nhân viên trong quá trình làm việc. Cách giải quyết cần phải hợp tình, hợp lý, vừa đảm bảo được lợi ích cho các nhân viên để họ có thể an tâm làm việc, vừa phù hợp với quy định, chính sách của doanh nghiệp. 

Linh hoạt trong việc xử lý các tình huống
Linh hoạt trong việc xử lý các tình huống

1.1.4. Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm

Nhân viên nhân sự còn phải biết phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện công việc trong công tác tuyển dụng, đào tạo, công việc quản lý hàng ngày. Ví dụ: 

Khi tuyển dụng, ở các vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao thì sẽ không chỉ có nhân viên nhân sự thực hiện phỏng vấn nhân viên mà còn phải có sự phối hợp với các nhân viên tại phòng ban đó (trưởng phòng hay giám đốc) để tổ chức các buổi phỏng vấn hiệu quả, khai thác được các thông tin tốt từ ứng viên. 

Trong quá trình làm việc, có thể công ty sẽ có những thông báo, quyết định mới. Nhân viên nhân sự còn phải tham gia lấy ý kiến đóng góp từ phía các nhân viên và truyền tải thông tin tới từng phòng ban về nội dung thông báo để họ có thể hiểu và làm theo. 

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm với các phòng ban trong công ty
Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm với các phòng ban trong công ty

Xem thêm: Hướng dẫn viết CV nhân sự bằng tiếng Anh đốn tim nhà tuyển dụng 

1.2. Các kỹ năng khác

1.2.1. Kỹ năng đọc vị đối phương

Kỹ năng đọc vị cũng rất cần thiết trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp. Chỉ dựa vào cách nói chuyện, những biểu cảm trên khuôn mặt và cử chỉ là có thể nhận biết được ứng viên đang nghĩ gì. Nắm bắt được suy nghĩ của đối phương thì nhân viên nhân sự có thể “gỡ rối” được những mong muốn của ứng viên, khai thác được hiệu quả của buổi phỏng vấn. Trong trường hợp ứng viên đang quá hồi hộp thì nên có những câu nói để họ thoải mái hơn để hoàn thành vòng phỏng vấn. 

1.2.2. Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì đội ngũ nhân sự cũng là “cầu nối” giữa nhân viên tới nhà tuyển dụng. Sự gắn kết của các nhân viên với công ty có bền chặt hay không cũng phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động của nhân viên nhân sự. 

Nhân sự là cầu nối giữa nhân viên và công ty
Nhân sự là cầu nối giữa nhân viên và công ty

Nhân viên nhân sự cần phải biết lắng nghe, thấu hiểu những mong muốn của nhân viên và đáp ứng cho họ những yêu cầu cần thiết. Trong trường hợp không thể trực tiếp ra quyết định thì cần đề xuất ý kiến lên cấp trên để vừa làm hài lòng nhân viên, vừa đáp ứng được yêu cầu của công ty. 

1.2.3. Kỹ năng sử dụng công nghệ

Kỹ năng sử dụng công nghệ là điều vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc của nhân viên nhân sự để quản lý, triển khai tốt nhất các hoạt động nhân sự trong công ty. Ngoài các phần mềm tin học văn phòng thì còn phải biết cách sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, khai thác tiềm năng tuyển dụng tại đây. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp hành chính nhân sự 

2. Rèn luyện các kỹ năng chuyên môn của nhân sự

Để làm tốt công việc của một người nhân viên nhân sự, không những phải rèn luyện kỹ năng chuyên môn mà kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết. Kỹ năng chuyên môn giúp các bạn biết mình phải làm gì để xử lý vấn đề và kỹ năng mềm giúp cho các bạn có được công cụ để xử lý vấn đề đó. 

Rèn luyện các kỹ năng chuyên môn của nhân sự
Rèn luyện các kỹ năng chuyên môn của nhân sự

Do đó, các bạn cần phải không ngừng học hỏi, luyện tập; có thể học hỏi từ chính các đồng nghiệp của mình để cải thiện khả năng làm việc. Ngoài ra, việc đọc sách, tham gia các khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn hay các hội thảo trực tuyến cũng khiến cho các bạn có thể “ngộ” ra nhiều điều có ích cho bản thân mình. Hãy hoàn thiện bản thân mình hơn mỗi ngày, để mỗi ngày thức dậy, chúng ta đều sẽ trở thành một phiên bản tốt nhất từ trước tới nay. 

3. Viết kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự trong CV

Các bạn có thể tham khảo kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự ở phần 1 để điền vào mẫu CV xin việc của mình và đánh giá các kỹ năng đó theo mức độ. Cần có sự đánh giá phù hợp với năng lực bản thân, trung thực với những gì mình đang có. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất ấn tượng với những ứng viên có kỹ năng làm việc tốt. 

Đừng quên trau dồi kỹ năng làm việc cho bản thân từng ngày để có cơ hội có được những công việc phù hợp, thăng tiến ở những vị trí cao hơn trong công ty. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được các kỹ năng cần thiết trong công việc nhân sự và tích lũy cho bản thân mình. Work247 chúc các bạn thành công.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1913 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT