Bật mí các kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược cần có

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Trưởng khoa dược là người đứng đầu trong trong khoa dược của bệnh viện, đảm nhiệm việc quản lý tất cả các thông tin về thuốc, hóa chất, sinh phẩm trong bệnh viện. Bài viết này sẽ bật mí một số thông tin về kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược. Xem ngay nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các kỹ năng chuyên môn cần có của trưởng khoa dược

1.1. Các kỹ năng chuyên môn

1.1.1. Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm

Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm là điều vô cùng cần thiết ở vị trí trưởng khoa dược. Không những cung cấp dược phẩm cho đúng đơn vị, cá nhân mà còn phải cung cấp đúng loại, đúng số lượng và thời gian quy định. 

Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm
Kỹ năng quản lý việc cung ứng và sử dụng dược phẩm

Việc quản lý tốt hoạt động này sẽ giúp hạn chế thấp nhất những sai sót trong quá trình thực hiện việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Dược phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân nên người trưởng khoa càng cần phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động này; tránh những sai sót không đáng có gây ảnh hưởng tới bệnh nhân, uy tín của bệnh viện cũng như chính cá nhân trưởng khoa. 

1.1.2. Kỹ năng điều phối hoạt động xuất - nhập dược phẩm

Trưởng khoa dược cần có kỹ năng điều phối hoạt động xuất - nhập dược phẩm để đảm bảo không bị thiếu hụt những dược phẩm cần thiết trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân. 

Các loại thuốc cần được theo dõi về tần suất sử dụng, số lượng mua trong từng thời điểm để đưa ra số lượng tồn kho tối thiểu hiệu quả. Khi số lượng thuốc đã đạt tới định mức tối thiểu thì cần liên hệ sớm nhất với nhà cung cấp để đảm bảo hàng hóa không bị thiếu hụt. 

Kỹ năng điều phối hoạt động xuất và nhập dược phẩm
Kỹ năng điều phối hoạt động xuất và nhập dược phẩm

Bởi dược phẩm là sản phẩm có hạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nên cần phải thiết lập hàng tồn kho đúng cách, không tồn kho quá nhiều các loại thuốc ít được kê đơn, gây ảnh hưởng tới tài chính. 

1.1.3. Kỹ năng kiểm tra, bảo quản dược phẩm

Không phải dược phẩm nào cũng có cách bảo quản giống nhau, có những loại bảo quản dưới điều kiện thường, có những loại cần bảo quản trong tủ mát, nhưng cũng có những loại lại bảo quản trong tủ đông. 

Do đó, trưởng khoa dược cần phải nắm bắt được thông tin bảo quản của các loại dược phẩm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động bảo quản dược phẩm của các nhân viên dược. Nhất là trong những lần nhập kho dược thì cần có sự chỉ đạo sát sao, tránh sự sai phạm trong khâu bảo quản, gây ảnh hưởng tới chất lượng dược phẩm và kinh tế. 

1.1.4. Kỹ năng tham gia hội chẩn

Ở một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, trưởng khoa của các khoa cần phải tham gia một cuộc hội chẩn để tìm ra các phương án chữa trị cho bệnh nhân. Trưởng khoa dược cũng cần tham gia vào cuộc hội chẩn này để đưa ra những đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân này hỗ trợ trong quá trình điều trị. 

Kỹ năng tham gia hội chẩn và đề xuất phương án chữa trị phù hợp
Kỹ năng tham gia hội chẩn và đề xuất phương án chữa trị phù hợp

Để làm được điều này, người trưởng khoa phải có kiến thức và kinh nghiệm về việc kê đơn thuốc cho các trường hợp đặc biệt để đảm bảo lượng dược phẩm sử dụng phù hợp về chủng loại, đúng liều lượng, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các phản ứng phụ. 

1.1.5. Kỹ năng nghiên cứu cách thức sử dụng dược phẩm

Các bệnh nhân có thể trạng, đặc điểm cơ thể khác nhau, dù có cùng một căn bệnh nhưng chưa chắc đơn thuốc đã giống nhau. Trưởng khoa dược phải là người có hiểu biết chuyên sâu về các loại dược phẩm, nghiên cứu kỹ các thông tin từng loại dược phẩm để đưa ra cách thức sử dụng dược phẩm phù hợp cho từng đối tượng. Thuốc kê đơn không những đúng - đủ mà còn phải tiết kiệm cho bệnh nhân. 

Xem thêm: Cách viết CV ngành dược - những điều ứng viên cần phải biết 

1.2. Các kỹ năng khác

1.2.1. Kỹ năng quản lý nhân sự

Ngoài các kỹ năng chuyên môn trong ngành dược, người trưởng khoa dược là “đầu tàu” trong khoa nên cần phải có những kỹ năng mềm khác để quản lý tốt các hoạt động trong khoa. 

Kỹ năng quản lý các nhân viên dược sĩ trong khoa
Kỹ năng quản lý các nhân viên dược sĩ trong khoa

Kỹ năng quản lý nhân sự sẽ giúp cho người trưởng khoa điều phối tốt hoạt động của các nhân viên dược, phân công công việc đúng người đúng việc, dễ dàng kiểm soát hoạt động làm việc của mỗi người. Từ đó, đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu về dược phẩm cho các khoa khác trong bệnh viện và bệnh nhân. 

1.2.2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp giúp cho trưởng khoa có thể phối hợp tốt với các nhân viên dược trong khoa, các khoa khác và các bệnh nhân. Y tế là ngành nghề khá áp lực, công việc không thể bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Chính vì thế mà kỹ năng giao tiếp giúp cho trưởng khoa dược có thể lắng nghe bệnh nhân, suy nghĩ thấu đáo hơn trong việc ra quyết định.

2. Rèn luyện các kỹ năng chuyên môn dược sĩ

Để trở thành trưởng khoa dược không phải ngày một ngày hai là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để trở thành trưởng khoa dược thì người đó cần phải đầy đủ các tố chất, kỹ năng thì mới có thể xem xét để trở thành trưởng khoa. Chính vì thế, người dược sĩ cần phải chăm chỉ rèn luyện, tư duy tốt, không ngừng học hỏi và đổi mới các kiến thức. 

Rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên môn dược sĩ
Rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên môn dược sĩ

Có những người rất giỏi chuyên môn, làm việc cực kỳ tốt ở vị trí nhân viên, nhưng lại không giỏi kỹ năng quản lý; khi được đề cử lên vị trí trưởng khoa lại không thể quản lý tốt được hoạt động trong khoa, gây ra sự xáo trộn trong nội bộ,... Do đó, ngoài kỹ năng chuyên môn thì trưởng khoa còn phải phát triển kỹ năng mềm của mình thì mới có thể phát huy được năng lực, vai trò của mình. 

Ngoài việc làm tốt trọng trách của một người trưởng khoa thì người làm việc còn phải nắm bắt, làm quen và tiếp cận với công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Không chỉ là các thiết bị hỗ trợ cho việc bảo quản thuốc mà còn là các phần mềm công nghệ giúp trao đổi công việc nhanh chóng với đồng nghiệp, bệnh nhân, quản lý hệ thống dược phẩm,... Đón đầu công nghệ chính là cách tốt nhất để phát triển bản thân, nâng cao cơ hội thăng tiến trong tương lai. 

Đặc biệt, cái “tâm” trong nghề luôn phải được đề cao, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng tới truyền thống tốt đẹp của nghề - “lương y như từ mẫu”. 

Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành y tế dược chuẩn chỉnh nhất 

3. Viết kỹ năng chuyên môn trưởng khoa dược trong CV

Khi viết CV xin việc trưởng khoa dược, chúng ta cần có nội dung về kỹ năng chuyên môn. Các bạn có thể tham khảo các kỹ năng chuyên môn đã được liệt kê ở phần 1 của bài viết. Sau đó, đối chiếu với bản thân để có những kỹ năng thích hợp để điền vào CV

Viết kỹ năng chuyên môn trưởng khoa dược trong CV
Viết kỹ năng chuyên môn trưởng khoa dược trong CV

Ngoài ra, các bạn còn có thể bổ sung các kỹ năng khác như: kiến thức chuyên sâu về ngành dược, kỹ năng phân tích nhanh nhạy, kỹ năng sử dụng công nghệ, phẩm chất đạo đức của người dược sĩ, kỹ năng quan sát, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng sắp xếp thời gian, công việc,... Cần nêu các kỹ năng phù hợp mà bản thân đã thực sự tích lũy được để tạo nên sự tin tưởng đối với nhà tuyển dụng. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về kỹ năng chuyên môn của trưởng khoa dược. Mong rằng qua bài viết này của work247.vn , các bạn có thể hiểu hơn về ngành dược cũng như công việc của người trưởng khoa dược. Hãy cố gắng tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc để trở thành một người có ích cho xã hội các bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1170 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT