[Giải đáp câu hỏi khó] Làm sao để nhân viên luôn hăng hái làm việc?
Theo dõi work247 tạiLàm sao để nhân viên luôn hăng hái làm việc? Câu hỏi đó tưởng chừng dễ nhưng vô cùng khó trả lời. Làm sao vừa có thể vừa tạo ra một môi trường thoải mái làm việc vừa có thể nâng cao năng suất công việc? Muốn có thể điều hòa được điều này, bạn cần đến những bí quyết sau đây!
1. Vì sao cần tạo động lực cho nhân viên?
Có bao giờ bạn rơi vào tình trạng chán nản với mọi công việc trên đời mà không biết làm gì để giải quyết tình trạng này? Nhưng trong đời sống doanh nghiệp, còn căng thẳng hơn thế. Bởi lẽ, ngoài sếp, nhân viên luôn bị đặt trong tình trạng căng thẳng, lo lắng bị dồn nén bởi áp lực công việc. Đặc biệt, khi những áp lực này diễn ra thường xuyên, mất tinh thần, stress là điều dễ hiểu. Đó sẽ là những gánh nặng về tâm lý cướp đi sự nhiệt huyết và năng suất làm việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với những lãnh đạo, quản lý “nuông chiều”, quan trọng quá mức doanh thu, tình trạng chất lượng kết quả sụt giảm càng nhanh chóng và dễ dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc vì không thể chịu nổi áp lực dù được trả với mức lương cao.
Điều này đã chỉ ra rằng, tiền bạc hay lương thưởng thực chất chỉ là một yếu tố để một nhân tài có thể gắn bó với công ty bạn lâu hay không. Các vị lãnh đạo, quản lý, không chỉ có vai trò là đáp ứng đầy đủ những yêu cầu phù hợp của nhân viên về vật chất mà còn là nhà “tâm lý” giúp nhân viên của mình phục hồi về sức khỏe tinh thần, giúp họ xốc lại tinh thần từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Thực tế này được kiểm chứng bởi những thành công của những ông vua công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Microsoft, những doanh nghiệp thương mại điện tử lớn hay sự phát triển của dịch vụ đồ ăn nhanh như KFC...Để nâng cao hiệu quả công việc, sự cố gắng của mỗi nhân viên hay sếp chưa đủ, chỉ khi nào mối quan hệ này hòa hợp, sếp có thể gác cái tôi của mình ra một bên tạo lửa cho nhân viên thì chừng đó công ty mới có thể phát triển nhanh và bền vững.
2. Làm sao để nhân viên luôn hăng hái làm việc?
Có lẽ ngay cả khi bạn đang học tập trong môi trường kinh doanh ở trường đại học hoặc cao đẳng, hoặc đang chuẩn bị trở thành ông chủ doanh nghiệp, ý tưởng về việc thúc đẩy nhân viên làm việc hăng hái, và một số cách để thực hiện nó đã nảy ra từ trí óc của bạn. Thế nhưng gu làm việc, thái độ của mỗi nhân viên không giống nhau hay sự phát triển của mỗi công ty không giống nhau,lĩnh vực hoạt động, không giống nhau...để có thể tạo lửa làm việc cho nhân viên, bạn cần phải có nghệ thuật.
2.1. Chỉ ra cho nhân viên rằng họ đang làm những công việc có ý nghĩa
Không phải chỉ nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên mới cảm nhận được giá trị của lao động, của kỷ luật, tất cả chúng ta đều nắm được điều đó. Song tuy nhiên, những áp lực công việc hay những gánh nặng về tài chính có thể dễ dàng đưa họ đến với khái niệm “làm việc cho qua ngày đoạn tháng”. Nói đúng hơn là làm việc trong bóng của đồng tiền mà không có sự hứng thú. Nếu phát hiện ra tình trạng này, sếp cần ra tay ngay lập tức không chỉ dừng lại ở những chấn chỉnh về nề nếp mà còn là những chia sẻ về công việc,cuộc đời và giá trị của những công việc họ làm với cuộc đời. Chỉ khi nào, bạn cảm thấy bạn đang làm những công việc có ý nghĩa, mang lại hiệu quả tốt cho xã hội, cho chính bản thân họ. Sếp có thể chia sẻ những ví dụ, câu chuyện, lý do vì sao mình chọn lĩnh vực này để kinh doanh mà không phải lĩnh vực khác...Đó sẽ là nguồn động lực quý giá để nhân viên phấn đấu và hoặc đưa ra cân nhắc kỹ càng khi có ý định chuyển việc.
2.2. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
So với một công ty có lãnh đạo luôn áp đặt mọi công việc theo quy trình nhất định và nội quy và bắt nhân viên phải thực hiện với doanh nghiệp bạn được bày tỏ những ý kiến cá nhân về các vấn đề của công ty như các quy định, quy trình sản xuất thì đâu là địa điểm bạn lựa chọn? Nếu tôi không nhầm, ví dụ thứ hai sẽ chiếm được thiện cảm của nhiều người hơn, bởi lẽ chúng ta chỉ có thể làm việc khi cảm thấy thoải mái, được lắng nghe và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của một nhân viên công ty đích thực. Không phải vô căn cứ khi rất nhiều vị lãnh đạo tổ chức các cuộc “trưng cầu dân ý” ngay trong các cuộc họp để lấy ý kiến cá nhân đóng góp vào sự phát triển của công ty. Việc huy động sức mạnh từ cá nhân sẽ bổ sung đa dạng những phương án, giải pháp giải quyết tình hình đỡ phần nào gánh nặng lên sếp đồng thời, nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ vì họ được sếp tin tưởng và làm việc tốt hơn.
Nhưng không chỉ tin tưởng, nhân viên còn có động lực mạnh mẽ hơn khi quản lý, nhà lãnh đạo thực sự hiểu và thấu cảm. Sự đồng cảm không thể được bộc lộ qua tiền bạc cấp mỗi tháng cho anh ta là bao nhiêu,chế độ vậy đã hợp với anh ta chưa mà là sự quan tâm, chia sẻ, hiểu những vấn đề khúc mắc của nhân viên để giải quyết. Dĩ nhiên, có nhiều cách để sếp thể hiện sự đồng cảm của mình với nhân viên. Đó có thể là xây dựng bộ máy nhân sự thật tốt, văn hóa doanh nghiệp tốt để đảm bảo tất cả nhân viên đều có sức khỏe tốt, hỏi han khi đau ốm, gia đình có chuyện buồn. Đó còn nhắn gửi xem tình hình công việc thế nào, khó khăn ra sao để giảm KPI hay doanh số hay đơn giản hơn hỏi về nguyện vọng của nhân viên như thế nào về khối lượng công việc.
Bản chất của một vị sếp trong một doanh nghiệp cũng như một tướng thống lĩnh một đội quân. Tướng có tài thì quân mới mạnh. Quân có mạnh thì nhuệ khí tăng và dĩ nhiên sẽ thu về nhiều chiến công. Nhưng những chiến công này không phải đạt được từ sự hách dịch, bóc lột, bòn rút sức để chiến đấu mà còn ở sự thông cảm, thấu hiểu.
Lê lợi từng làm thịt cả con ngựa mà ông yêu quý nhất nuôi quân, ông chủ giày của thương hiệu phân phối giày thế giới, Zappos từng toàn bộ tiền tiết kiệm cuối cùng của mình để nuôi nhân viên trong phòng làm việc thời công ty gặp khó khăn. Cuộc sống là sự cho và nhận, công việc cũng thế, chỉ khi nào nhân viên cảm nhận được rằng, họ được thấu hiểu, tin tưởng thì tình yêu và tâm huyết họ dành cho công việc mới trọn vẹn.
2.3. Tự xây dựng mình thành hình ảnh lý tưởng
Chúng ta vẫn nghe những câu chuyện về các vị tỉ phú đồng thời chủ các doanh nghiệp lớn thức khuya dậy sớm, hết mình cho công việc... như Bill Gates, Tim Cook và nghe đến những câu chuyện làm giàu truyền cảm hứng của Jack ma, của ông chủ Sydney...vậy thì tại sao, các lãnh đạo không tự biến mình thành một hình mẫu lý tưởng hi sinh hết mình cho công việc thay vì luôn luôn hi vọng và “nuông chiều”quá mức những tham vọng của mình. Việc sử dụng tiền để “lấy lòng” nhân viên dĩ nhiên vẫn có hiệu quả. Nhưng nó không thể duy trì được hiệu quả lâu dài. Đôi khi lý do rời đi của nhân viên không phải là mức lương mà còn họ không thể học thêm được gì, không thể tiếp thu thêm giá trị ngoài công việc như niềm tin, hi vọng, sự đồng cảm...mà cứ làm việc lầm lũi cả ngày như một cái máy.
Những nếu lãnh đạo họ là một hình mẫu lý tưởng, không chỉ giỏi chuyên môn, luôn căng tràn nhiệt huyết, luôn quan tâm đến đời sống sức khỏe, tinh thần anh em và vực dậy tinh thần họ đúng lúc..nhân viên sẽ gắn bó lâu dài. Giống như một thần tượng, mỗi khi thấy sếp hết mình với công việc, phản ứng khác ngoài sự ngưỡng mộ còn là động thái copies và có thêm niềm tin để làm việc.
2.4. Luôn công bằng và minh bạch
Làm sao để nhân viên luôn hăng hái làm việc khi trong một môi trường luôn có sự phân biệt đối xử giữa những tốp nhân viên khác nhau. Trong môi trường công sở cũng phản ánh một xã hội thu nhỏ và những xích mích, hiềm khích dù bị kìm chế ở mức nào đó vẫn diễn ra. Đó có thể đến từ những lý do hết sức đơn giản như xung đột giữa các dự án, thói thường ngồi lê đôi mách...Điều này nếu không giải quyết kỹ càng sẽ ảnh hưởng cực mạnh đến văn hóa công ty cũng như chất lượng công việc giảm sút. Khắc phục tình trạng này, sếp phải là người đứng ở giữa các xung đột và giải quyết chúng bằng sự công tâm của mình, không thiên vị, chỉ ra bên nào sai, vì sao sai và sửa như thế nào. Dĩ nhiên, một sếp không thể care hết toàn bộ những vấn đề có thể xảy ra với nhân viên. Nhưng với những vấn đề lớn, sếp phải là người công bằng. Bên cạnh đó, sự minh bạch rõ ràng, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn và chỉ ra lỗi sai, áp dụng mọi hình phát như nhau cho mọi cấp bậc kể cả lãnh đạo sẽ tạo động lực cho nhân viên hoàn thành tốt công việc vì cảm thấy được tôn trọng.
2.5. Thưởng xứng đáng
Bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi về cách trả lương của nhân viên văn phòng và nhân viên kinh doanh tại sao lại có sự khác biệt đến vậy? Một bên chủ yếu được ấn định mức lương cố định, bên còn lại áp dụng chính sách lương thưởng theo năng lực? Thực ra đây cũng là một cách quan trọng để kích thích tinh thần làm việc nhân viên một cách mạnh mẽ nhất. Là bộ phận chịu trách nhiệm chính cho doanh thu, lợi nhuận của công ty, kinh doanh luôn đứng trước những áp lực cao về doanh số lẫn tần suất làm việc rõ rệt hơn nhiều so với lực lượng nhân viên văn phòng. Nhưng bù lại mức thưởng xứng đáng cộng gộp với nhiều nhân tố vừa nêu trên chính là “động lực” để duy trì nhiệt huyết trong những nhân viên này vượt qua những khó khăn. Nhưng đây chỉ là một lực lượng đặc biệt. Công ty được tạo thành và phát triển nhờ vào nhiều bộ phận. Bên cạnh những chính sách lương thưởng riêng cho từng bộ phận, một người sếp tốt sẽ kết hợp với những chế độ lương thưởng và sự kiện “xõa” để tạo củng cố tinh thần đoàn kết tập thể vừa giúp nhân viên thư giãn sau những áp lực công việc như teambuilding. Tuy những sự kiện này không nhiều những tác dụng tuyệt vời trong việc sốc lại tinh thần làm việc.
Mong rằng những gợi ý trên đây đi trả lời cho câu hỏi “ làm sao để nhân viên hăng hái làm việc” sẽ thực sự hữu ích với các sếp để tạo “lửa” làm việc cho nhân viên và tăng năng suất làm việc một cách hiệu quả.
2753 0