Những điều bạn cần biết để hiểu được khái niệm về L&D là gì?
Theo dõi work247 tạiHiện nay các doanh nghiệp muốn phát triển được mạnh mẽ và bền vững cần phải chú trọng đến việc đào tạo, phát triển về con người đối với đội ngũ nhân viên của mình. Công tác đó được bộ phận L&D đảm nhận và chịu trách nhiệm. Vậy bộ phận L&D là gì và có vai trò ra sao trong sự phát triển nhân sự của công ty, hãy cùng tìm hiểu câu hỏi đó ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu khái niệm L&D là gì?
L&D là viết tắt của cụm từ Learning and Development, đây là một bộ phận, phòng ban trong các công ty, doanh nghiệp trực thuộc của phòng nhân sự. Nhiệm vụ của L&D đó là thực hiện công tác hỗ trợ và đào tạo nhân sự sau khi bên tuyển dụng tuyển được nhân sự mới vào để cho những người mới đó có thể nhanh chóng làm quen và đáp ứng được các yêu cầu trong công việc. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ để nhân viên đó có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân mình.
Ngày trước mọi người thường hay sử dụng từ riêng Training để nói về những bộ phận đảm nhiệm công tác rèn luyện và phát triển đối với nhân sự trong doanh nghiệp. Thời gian trước khi nhắc tới việc đào tạo cho nhân sự thì nhiều người thường hay dùng từ training, cụ thể là một tổ chức có công tác đào tạo, chỉ dạy cho nhân viên những kiến thức hoặc kỹ năng. Tuy nhiên L&D thì lại mang hàm ý rộng hơn như vậy, cụ thể bao gồm các công tác trong việc đào tạo và phát triển đối với con người. L&D gồm có training cùng với một số những công tác.
Còn một điều khác biệt giữa L&D so với Training nữa đó là có sự tương tác giữa các bộ phận với nhau. Ở L&D thì các nhân viên sẽ chủ động hơn trong công tác học tập và thực hiện hoàn thiện phát triển các kỹ năng của bản thân. Còn với bộ phận L&D thì có vai trò giúp đỡ, tạo điều kiện cho công việc học tập của nhân viên từ đó hình thành nét văn hóa học tập, rèn luyện trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Chính sách nhân sự là gì - Các nội dung quan trọng và ý nghĩa
2. L&D nằm ở đâu trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp?
Bộ phận L&D cũng tương tự như bộ phận Training, cả hai đều thuộc trong phòng nhân sự. Mặc dù vậy, ở những tập đoàn lớn có đặc thù riêng thì bộ phận L&D cũng có thể được tách ra trở thành bộ phận riêng trong doanh nghiệp. Có một số bộ phận L&D còn kiêm luôn cả việc xây dựng sơ đồ cho tổ chức, thực hiện công tác mô tả công việc đối với từng vị trí trong doanh nghiệp. Do đó với mỗi công ty sẽ có cách gọi và bộ phận trực thuộc riêng của L&D.
3. Công việc cụ thể của bộ phận L&D
Công việc trong một ngày mà bộ phận L&D cần phải thực hiện sẽ được sắp xếp theo trình tự như sau:
Tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn trong học tập của nhân viên
Để tìm hiểu được nhu cầu và mong muốn được học tập của nhân sự thì có nhiều cách để thực hiện thông qua việc làm khảo sát, phỏng vấn hoặc thông báo cho nhân sự của mình. Trong đó cách thức trao đổi trực tiếp để tìm hiểu sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Trong việc nghiên cứu vấn đề học tập của nhân sự, đội ngũ đào tạo và phát triển (L&D) cần chú ý đến hai nhóm đối tượng chính: những nhân viên có nhu cầu học kiến thức và kỹ năng gì; cùng các quản lý muốn phát triển kiến thức và kỹ năng nào cho nhân viên của họ.
Thiết lập kế hoạch cho việc thực hiện đào tạo nhân viên
Sau khi đã xác định được nhu cầu học tập của nhân sự trong doanh nghiệp thì bước tiếp theo là lên kế hoạch cho công tác đào tạo theo năm hoặc theo từng giai đoạn trong năm. Trưởng bộ phận L&D sẽ lập ra kế hoạch cho tổng thể chiến dịch đào tạo còn nhân viên trong bộ phận sẽ thực hiện phân tích và triển khai những kế hoạch một cách chi tiết.
Tiến hành phân loại đối với các chương trình đào tạo
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ở trong doanh nghiệp sẽ bao gồm những loại kiến thức và kỹ năng như sau:
- Hình thức đào tạo bắt buộc đối với nhân viên đó là: Đào tạo về định hướng hay đào tạo để hội nhập với doanh nghiệp, thực hiện đào tạo về hệ thống và những quy định riêng của doanh nghiệp,...
- Đào tạo kỹ năng đặc thù phục vụ cho công việc: Ở mỗi vị trí công việc sẽ có những kỹ năng, kiến thức đặc thù riêng để phục vụ cho công việc đó mà nhân viên cần phải thực hiện. Ví dụ như làm việc ở vị trí nhân sự thì cần phải có kỹ năng trong việc sàng lọc hồ sơ ứng viên, có khả năng phỏng vấn và đánh giá đối với các ứng viên. Hoặc nếu như làm việc cho vị trí nhân viên sales thì cần có kỹ năng giao tiếp tốt, có kỹ năng bán hàng, có kỹ năng thuyết phục,... Một số công ty thường tổ chức đào tạo định kỳ các khóa huấn luyện kỹ năng để đảm bảo nhân viên của mình có thể phục vụ tốt cho công việc.
- Đào tạo về kỹ năng mềm: Đây là những khóa đào tạo đáp ứng được cho nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau trong công ty. Các nhân viên trong công ty có thể tùy ý chủ động đăng ký thông qua bộ phận L&D để tham gia học. Một vào kỹ năng mềm có thể được thực hiện đào tạo như kỹ năng về giao tiếp, các kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng trong việc quản lý thời gian.
- Một số doanh nghiệp với quy mô phát triển lớn sẽ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo dành cho nhân sự của mình. Đây là chương trình đào tạo quan trọng và vô cùng cần thiết để nâng cao khả năng quản lý của những lãnh đạo bởi không có ai hoàn hảo cả, ai cũng luôn cần trau dồi học tập thêm kiến thức và kỹ năng.
Xem thêm: Tầm quan trọng của hệ thống quản lý nhân sự hiện nay
4. Yêu cầu công việc của bộ phận L&D
Vị trí công việc trong bộ phận L&D là làm việc đối với con người, đây là vấn đề rất khó nắm bắt và quản lý chính vì vậy bộ phận này cũng có những yêu cầu riêng.
Về thái độ cần phải luôn có nhu cầu, mong muốn được hỗ trợ, giúp đỡ đối với người khác để họ được phát triển, nâng cao trở lên tốt hơn. Đồng thời cũng phải là một người ham học, có tinh thần cầu tiến để tiếp thu nhiều kiến thức và làm gương cho người khác.
Về kỹ năng cần phải có nhiều kinh nghiệm trong việc giao tiếp, nắm bắt tâm lý, cần phải là một người có khả năng điều phối công việc, con người giỏi.
Bên cạnh những kỹ năng trên thì người làm L&D còn cần phải có kiến thức đầy đủ, đa dạng về nhiều mảng, các bộ phận của công ty. Ngoài ra nếu bạn sở hữu tư duy về kinh doanh thì sẽ là một lợi thế. Ở các nước khác thì người trong bộ phận L&D thường theo học về những chuyên ngành như giáo dục, tâm lý,...
Ngoài ra để trở thành một nhân sự giỏi trong bộ phận L&D thì còn cần phải có khả năng thiết lập bài giảng, kỹ năng kể chuyện hay còn gọi là storytelling, ngoài ra phải luôn luôn học hỏi, chứa đầy tự tin cũng như sự nhiệt huyết trong công tác truyền tải, đem kiến thức đến cho nhiều người.
Xem thêm: Các kỹ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự nên có trong CV
5. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương thưởng của vị trí L&D
Đa phần các công ty đều sẽ có những bộ phận đảm nhiệm vai trò đào tạo và hướng dẫn nhân viên trực thuộc phòng nhân sự. Phòng ban L&D có được đầu tư hay phát triển hay không còn tùy thuộc vào quy mô và định hướng của phía doanh nghiệp hay công ty đó nữa. Một số doanh nghiệp đặt trọng tâm vào công tác học tập và văn hóa nhưng một số doanh nghiệp thì lại không đề cao vấn đề này.
Mức lương của vị trí L&D cũng vô cùng hấp dẫn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp sẽ có một số vị trí cùng mức lương tương xứng để tham khảo như sau:
Vị trí L&D Executive sẽ có mức lương khoảng chừng 6 triệu cho đến 7 triệu đồng trên một tháng.
Vị trí Senior L&D Executive sẽ có mức lương khoảng chừng 12 triệu cho đến 20 triệu đồng trên một tháng.
Vị trí L&D Assistant Manager sẽ có mức lương khoảng chừng 20 triệu cho đến 30 triệu đồng trên một tháng.
Vị trí L&D Manager sẽ có mức lương khoảng chừng 30 triệu cho đến 45 triệu đồng trên một tháng.
Đây là vị trí công việc cũng đòi hỏi kinh nghiệm cao cho nên mức lương cũng vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn có đam mê đối với chuyên ngành này thì có thể theo đuổi ngay từ bây giờ nhé.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về câu hỏi L&D là gì, hy vọng qua đây bạn đọc đã có thêm những thông tin có ích và định hướng phát triển đối với vị trí công việc hấp dẫn này.
1611 0