Major là gì? Xu hướng chọn lựa chuyên ngành học tập hiện nay

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 09-05-2024

Giai đoạn này đang là tâm điểm của việc lựa chọn ngành học chính “major” của hầu hết các bạn học sinh cấp 3 để bước sang giai đoạn Đại học. Vậy major là gì? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn cũng như đề cập đến các xu hướng lựa chọn ngành học hiện nay.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Giáo Dục

1. Major nghĩa là gì? Phân biệt khái niệm major với concentration

1.1. Khái niệm major

Khái niệm major
Khái niệm major

Chắc hẳn các bạn đã nghe tới từ major rất nhiều lần cũng như sử dụng chúng phần lớn trong các bài viết tiếng Anh hoặc lúc giao tiếp rồi phải không nào? Thế nhưng, bạn đã biết hết các lớp nghĩa và cách sử dụng của từ “major” hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Major có thể được hiểu theo 3 lớp nghĩa như sau:

Danh từ: major nhìn chung được hiểu là chuyên ngành, ngành học, chuyên đề; hoặc đó là thiếu tá (dùng trong lĩnh vực quân sự); hoặc là người có địa vị cao hơn, nhân vật chủ yếu, có tài năng ưu việt, địa vị ưu việt hơn người.

Tính từ: major có nghĩa là trọng đại, chủ yếu, chính, lớn hơn, nhiều hơn; hoặc nguy hiểm, nghiêm trọng; (thuộc) chuyên đề của sinh viên; đến tuổi trưởng thành. Ví dụ như làmajor part có nghĩa là phần, mục chính, trọng điểm.

Động từ: major có nghĩa là chuyên về một lĩnh vực, một vấn đề nào đó, chọn chuyên đề, đỗ cao (về môn học). Ví dụ như:I major in math, nghĩa là tôi chọn chuyên đề về môn toán.

Tuy nhiên, từ major vẫn thông thường được dùng với nghĩa là chuyên ngành, ngành học chính mà sinh viên lựa chọn theo học ở trong môi trường đại học sư phạm. Chính vì vậy, khi đề cập đến từ “major”, ngoại trừ những trường hợp dùng trong văn nói hoặc văn viết, thì phần lớn từ major thường được hiểu là chuyên ngành học của sinh viên ở cao đẳng, đại học. Bài viết này sẽ đi sâu vào khía cạnh của từ major này nhiều hơn nhé!

1.2. Tại sao cần phải lựa chọn chuyên ngành học major?

Tại sao cần phải lựa chọn chuyên ngành học major?
Tại sao cần phải lựa chọn chuyên ngành học major?

Tại sao chúng ta, nhất là các bạn học sinh hiện nay đều phải lựa chọn chuyên ngành học “major” cho mình. Tuy điều này không phải là bắt buộc vì trong khoảng 100% học sinh thì có khoảng 10% - 20% là lựa chọn còn đường đi lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động ra nước ngoài thay vì tiếp tục con đường đại học hoặc du học ra nước ngoài. Thế nhưng, việc lựa chọn ngành học hay chuyên ngành học đối với bạn chính là khởi đầu của sự định hướng tương lai bản thân, nó giúp cho bạn xác định được khả năng học tập và làm việc của mình, bồi đắp tri thức cho chuyên ngành đó cũng như các kĩ năng, kinh nghiệm phục vụ cho công việc đúng chuyên ngành của bạn sau này. Người ta thường nói, tuy rằng con đường học tập không phải là duy nhất để dẫn đến thành công nhưng đây lại là con đường chắc chắn và được khuyến khích đi nhiều nhất.

Chính vì vậy, nếu bạn đang là học sinh thi tốt nghiệp và đang trên con đường định hướng lựa chọn các ngành học major cho bản thân mình thì hãy nên phân tích và suy nghĩ kĩ càng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình nhé.

1.3. Phân biệt khái niệm major với concentration

Có lẽ nhiều bạn vẫn đang lầm tưởng và nhẫm lẫn giữa hai khái niệm major và concentration. Vậy thì bài viết này chính là điều mà bạn đang cần tìm kiếm đó.

Như bài viết đã đề cập đến khái niệm của major thì trong tiếng Anh, concentration có nghĩa là sự tập trung. Xét về chuyên ngành học tập tại môi trường sư phạm cao đẳng, đại học thì concentration có nghĩa là học tập trung, học chuyên sâu hẳn về một lĩnh vực nào đó. Cụ thể, một chuyên ngành học chính - ở đây là “major”, thì có rất nhiều các khía cạnh, lĩnh vực và chuyên ngành nhỏ bên trong. Ví dụ như ngành học major Kinh tế quốc tế (International Economics) thì bao gồm các nhánh chuyên ngành nhỏ hơn: Xuất nhập khẩu và Logistics, Thương mại quốc tế, Kinh tế đối ngoại,… Chính vì vậy, nếu bạn theo học một ngành học major mà muốn chuyên sâu hẳn về một mảng, một lĩnh vực thì hãy nên lựa chọn cách học tập trung, còn được hiểu là học concentration nhé.

Để làm được điều này, các bạn cần theo dõi một vài tips chúng tôi đã đưa ra ở ngay phía dưới đây, từ đó các bạn có thể đưa ra được các định hướng tốt hơn cho bản thân nhé!

2. Lợi ích từ việc lựa chọn ngành học chính “major”

2.1. Lựa chọn được công việc phù hợp

Lựa chọn được công việc phù hợp
Lựa chọn được công việc phù hợp

Bất kỳ ai cũng đều trải qua quá trình học tập tại môi trường sư phạm, và cuối cùng mục đích cũng chỉ là để tìm một công việc thích hợp, ổn đinh với mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, cơ hội nghề nghiệp nhiều, mối quan hệ rộng lớn, cơ hội thăng tiến,… Do đó, ngay từ khi khởi đầu, chính là giai đoạn bạn đang định hướng lựa chọn ngành học major cho bản thân trước khi bước chân vào đại học đó.

Hầu như các nhà tuyển dụng sau này đều quan tâm tới kĩ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Điều đó có nghĩa là nếu như bạn ứng tuyển vào công việc đúng chuyên ngành mình học thì các kĩ năng, kinh nghiệm, sự hiểu biết sẽ được vận dụng tối ưu vào công việc phải không nào? Ở đây, chúng tôi muốn nói với bạn rằng việc lựa chọn đúng chuyên ngành major thích hợp sẽ làm tiền đề và đòn bẩy cho các công việc sau này của bạn rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội nghề nghiệp của bạn trong tương lai đó. Vì nếu lựa chọn chuyên ngành major một đằng, công việc ứng tuyển lại một nẻo thì không khác nào toàn bộ quá trình học tập là con số 0. Hãy lựa chọn cẩn thận nhé.

2.2. Trau dồi bản thân

Bạn có biết giữa một sinh viên đi lao động và một sinh viên đi học là gì không? Đó chính là kiến thức. Có thể những bạn đi lao động phổ thông sẽ có được kĩ năng mềm xã hội nhiều hơn, nhanh hơn cũng như mối quan hệ nhiều hơn nhưng khả năng kiếm được các công việc lương cao vài chục triệu rất ít vì các bạn không đủ trình độ chuyên môn. Khác với các bạn lao động phổ thông, những sinh viên có theo học chuyên ngành major cụ thể sẽ tích lũy được tri thức, kĩ năng và kinh nghiệm nhiều thông qua kế hoạch tương lai của các bạn.

Trau dồi bản thân
Trau dồi bản thân

Việc lựa chọn các major sẽ giúp bạn trau dồi được bản thân nhiều hơn, mở mang tri thức hơn, tích lũy kinh nghiệm, mối quan hệ cộng đồng sư phạm, kĩ năng xã hội, cách cư xử, đối đáp cùng nhiều các thứ hữu ích khác phục vụ cho công việc sau này của bạn.

2.3. Tìm kiếm được thành công

Như chúng tôi đã nói, việc học tập không phải con đường duy nhất tìm kiếm thành công, tìm kiếm tiền bạc, sự giàu có, nhưng đây là con đường chắc chắn và an toàn nhất đối với phần lớn con người. Thành công không phải là sự tỏa sáng nhất thời, cũng không phải là giá trị tạm bợ mà nó là cả quá trình từ bây giờ cho tới khi bạn chết. Học tập là mãi mãi, là không ngừng nghỉ, là học mọi lúc mọi nơi.

Việc lựa chọn đúng chuyên ngành major bạn yêu thích, đam mê, có tài năng sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho bạn dễ dàng tìm kiếm được sự thành công trong công việc sau này nhiều hơn đó, từ đó cống hiến xây dựng và phát triển đất nước ngày càng vững mạnh hơn nữa.

Tìm việc làm giáo viên

3. Các xu hướng lựa chọn ngành học major hiện nay

3.1. Kinh tế

Các xu hướng lựa chọn ngành học major hiện nay
Các xu hướng lựa chọn ngành học major hiện nay

Kinh tế chưa bao giờ là một ngành ngừng hot ở hầu hết các trường đại học, luôn dẫn đầu với mức điểm tuyển sinh cao nhất trường. Tại sao ngành này lại thu hút nhiều bạn đến vậy? Kinh tế vẫn luôn là ngành mang lại cơ hội làm việc nhiều nhất vì như các bạn đã thấy, hiện nay các công ty, doanh nghiệp tư nhân mọc lên rất nhiều và luôn thiếu lao động. Lĩnh vực kinh tế vẫn là một lĩnh vực linh hoạt, có thể thực hiện công việc ở nhiều vị trí khác nhau, thậm chí là làm việc ngoài lĩnh vực của mình vì trên bàn giảng, kiến thức kinh tế luôn được cung cấp và hỗ trợ lẫn nhau. Mặt khác, kinh tế luôn được lựa chọn làm lĩnh vực nòng cốt để phát triển đất nước.

3.2. Công an

Công an cũng là một ngành thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nam. Tuy nhiên, để thi được vào ngành học công an không hề dễ vì điểm tuyển sinh ở các trường đại học lớn bao giờ cũng dao động từ 29-31 điểm. Ngành học này có đầu ra khá chắc chắn và nếu như bạn đã có mối quan hệ thì việc có được một công việc như ý là có thể. Đây cũng là ngành học mang lại mức lương rất cao và sự ổn định chắc chắn nữa.

3.3. Y học

Lựa chọn ngành Y học làm major là xu hướng hiện nay
Lựa chọn ngành Y học làm major là xu hướng hiện nay

Tương tự ngành học công an, y học cũng là ngành lấy điểm tuyển sinh cao không kém với cơ hội nghề nghiệp ra đời vô cùng nhiều với mức lương cao. Các bệnh viện tư nhân, nhà nước, nhu cầu về y tế hiện nay cũng đang gia tăng, kéo theo nhu cầu tuyển dụng cũng rất nhiều. Do đó, đây có thể là một trong những lựa chọn major cho bạn đó.

3.4. Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh so với kinh tế không giảm bớt chút hot nào xuống đâu nhé khi mà đây cũng là ngàng top đầu các trường đại học, thu hút rất nhiều sinh viên đam mê làm quản lý khách sạn – nhà hàng về dịch vụ. Ngành học này cũng đem lại các công việc hiện đại, đa dạng và mức lương rất cao.

3.5. Công nghệ thông tin

Với sự tân tiến của ngành công nghiệp 4.0 và tương lai còn phát triển công nghệ hơn nữa thì ngành công nghệ thông tin sẽ là lựa chọn sáng giá cho các bạn nam yêu thích tin học, nghiên cứu và lập trình đó nhé. Hãy cân nhắc kĩ về sự lựa chọn này vì nó cũng mang đến mức lương khá cao cũng như nhiều điều thú vị khác!

Tìm việc làm giảng viên kế toán

4. Làm gì để lựa chọn được ngành học major phù hợp với bản thân?

Lời khuyên sáng giá nhất cho các bạn học sinh hiện tại trong việc lựa chọn ngành học “major” phù hợp với bản thân đó chính các bạn phải đánh giá được năng lực của bản thân đang ở đâu? Có ước muốn gì? đam mê học về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nhiều hơn? Có trí tiến thủ và quyết tâm với sự lựa chọn đó hay không? Ước mơ của bản thân có thực tế và phù hợp với năng lực hay không?... từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Ngoài ra, các bạn cũng nên tham khảo lời khuyên từ phụ huynh, thầy cô, người đi trước để có thể đưa ra các nhận định khách quan nhất cho mình nhé. Chúc các bạn thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3324 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT