Mức lương giảng viên đại học cập nhật mới nhất

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 08-05-2024

Lương, có thể nói khi nhắc đến vấn đề tiền long này thì người ta luôn mong muốn mình nhận được một mức lương tốt cho một cuộc sống dư giả hơn. Lương cũng là một trong những yếu tố khiến cho rất nhiều người gắn bó hoặc từ bỏ một công việc nào đó cho dù đó là đam mê. Với mức lương giảng viên đại học, đây có thể là câu hỏi, là sự thắc mắc lớn của nhiều người. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về mức lương với công việc dạy người này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm Việc Làm Giáo Dục

1. Một vài điều mà bạn cần biết về lương giảng viên đại học

1.1. Tiền lương giảng viên đại học là gì?

Tiền lương giảng viên đại học là gì?
Tiền lương giảng viên đại học là gì?b

Tiền lương, khi nhắc đến vấn đề này có lẽ đối với mỗi một người lao động sẽ luôn là vấn đề mà họ quan tâm nhất. Tiền lương hay còn được hiểu là tiền công mà một người lao động sẽ được trả phù hợp với công sức và trình độ mà họ bỏ ra. Có người bán sức lao động để nhận được tiền lương, còn có những người họ bán chất xám đề được trả công.

Nhìn chung thì tiền lương của giảng viên đại học chính là mức tiền công mà họ được trả sau khi đã bỏ công sức, chất xám làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường thì giảng viên sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

1.2. Phân loại lương của giảng viên đại học

Phân loại lương của giảng viên đại học
Phân loại lương của giảng viên đại học

Không phải bạn cứ đứng ở trên giảng đường đại học, giảng dạy cho sinh viên thì sẽ được tính mức lương giảng viên đại học giống nhau đâu nhé. Đối với mức lương giảng viên đại học, nó sẽ được phân chia làm nhiều loại lương khác nhau, phụ thuộc vào bạn làm giảng viên chính thức hay giảng viên hợp đồng, giảng viên biên chế, giảng viên thuê ở trường ngoài,…đối với mỗi loại giảng viên này thì nó sẽ tương đương với một mức lương khác nhau và mức trợ cấp cũng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mức lương của giảng viên đại học bao gồm những loại nào nhé!

Trên thực tế hiện nay thì mức lương của giảng viên đại học sẽ bao gồm những loại như sau:

- Lương cho giảng viên chính thức

- Lương cho giảng viên hợp đồng

- Lương cho giảng viên vào biên chế

- Lương cho giảng viên viên chức

- Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu

- Lương cho giảng viên thuê ở ngoài

Đối với mỗi loại tính lương của từng loại này sẽ có những công thức tính toán khác nhau, đối với từng loại cũng sẽ có cách trả lương khác nhau mà người chủ lao động trả cho người lao động. Không chỉ có vậy mà đối với lương của giảng viên đại học cũng sẽ dựa vào ngạch lương khác nhau, từ đó mức lương mà họ nhận được cũng là khác nhau.

Chính vì thế mà đối với nghề giáo viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng, mức lương cao hay thấp là phụ thuộc vào hệ số lương và bậc lương, nếu như ngạch lương càng cao, hệ số lương càng cao thì mức lương mà bạn nhận được lại càng cao. Nếu như bạn muốn tăng mức lương của mình lên thì có thể thông qua các kỳ thi nâng ngạch công chức, viên chức để có được một mức lương cao hơn. Chính vì lý do đó mà hàng năm đối với công chức, viên chức hầu như ai cũng muốn thi nâng ngạch để nhận được mức lương cao hơn. Tuy nhiên kỳ thi này lại vô cùng khó, bạn cần phải đảm bảo cả về kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn nữa.

Tìm việc làm giảng viên

1.3. Giảng viên đại học có bậc lương và hệ số lương như thế nào?

Giảng viên đại học có bậc lương và hệ số lương như thế nào?
Giảng viên đại học có bậc lương và hệ số lương như thế nào?

Bậc lương, hệ số lương đối với mỗi giảng viên là một điều vô cùng quan trọng, nó chính là tượng trưng cho một mức lương hay thấp. Tuy nhiên vấn đề này không phải ai cũng hiểu rõ được, chính vì thế mà hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu để nắm rõ hơn nhé.

Hiện nay thì giảng viên đại học được chia thành 3 ngạch lương chính như sau:

- Viên chức thuộc nhóm A3: Trong đó sẽ có những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.2 đối với hệ số lương cùng mức với lương đang nhận, tuy nhiên sẽ có những sự khác nhau về cấp bậc và thưởng.

- Viên chức thuộc nhóm A2: Trong đó có nhiều nhóm thuộc các cấp bậc khác nhau để thưởng.

-  Viên chức thuộc nhóm A2: Nhóm này là nhóm giảng viên thông thường

Đối với những loại viên chức này sẽ được chia theo nhiều hệ số lương khác nhau, chia theo trình độ học vấn khác nhau. Đối với những bạn mới bước chân vào nghề giảng viên thì họ sẽ nhận mức lương khởi điểm, theo đó thì tùy thuộc vào tình trạng làm việc và thâm niên làm việc trong nghề mà sẽ có mức lương thay đổi. Ví dụ đối với những bạn mới làm giảng viên lương sẽ thấp hơn với những người đã có thâm niên 5 năm trong ngành này.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến hệ số lương được tính như sau:

- Hệ số lương trình độ đại học 2,34

- Hệ số lương trình độ cao đẳng 2,1

- Hệ số lương trình độ trung cấp 1,86

Đây chính là hệ số lương mà đối với mỗi giảng viên cần phải lưu ý, nhớ rõ nếu như xác định theo con đường giảng viên, thực hiện trách nhiệm cao cả của một nghề trồng người này, điều này sẽ giúp cho bạn tự tính được mức lương của mình và có thể đảm bảo về số lương được nhận hàng tháng.

2. Cách tính lương của giảng viên đại học hiện nay

2.1. Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương hiện nay

Để có thể xây dựng được thang lương, bảng lương cho giảng viên đại học không phải là một điều đơn giản gì? Điều này vô cùng khó và phức tạp, bởi nó sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khác nhau, trong đó còn có cả nguyên tắc xây dựng bắt buộc phải tuân theo.

Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương hiện nay
Nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương hiện nay

- Đối với việc xây dựng thang bảng lương cho nhân viên sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các quy tắc, quyết định của từng doanh nghiệp, tổ chức, nơi mà đang sử dụng người lao động.

- Đối với việc xây dựng thang lương và bảng lương thì có thể thấy bội số của thang lương sẽ là sự chênh lệch giữa lương cao nhất và lương thấp nhất mà người lao động được nhận. Mức lương còn phải dựa trên trình độ, mức độ làm việc và cấp bậc quản lý khác nhau, chức danh của người lao động đang nắm giữ. Thông thường thì mức chênh lệch sẽ được tính là 5% đối với 2 bậc lương liền kề. Có thể nói với mức chênh lệch giữa cấp bậc liền kề này chính là công nhận sự cống hiến và nỗ lực của người lao động, bên cạnh đó còn là khuyến khích, động viên tinh thần nhân viên nâng cao khả năng, trình độ của mình lên thông qua các kỳ sát hạch khác nhau.

- Thang lương và bảng lương chính là mức lương khởi điểm dành cho nhân viên khi mới bắt tay vào làm việc, thang lương, bảng lương này sẽ dựa trên trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của người đó. Đối với mức lương tối thiểu của một giảng viên đại học thì nó sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, bên cạnh đó, nếu như người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm, nặng nhọc thì mức lương mà họ được nhận cũng sẽ khác. Cụ thể là sẽ cao hơn tối thiểu là 7% đối với mức lương mà công việc, chức danh đó được nhận ở trình độ tương đương.

Việc xây dựng bảng lương, thang lương này cũng là một điều vô cùng dễ hiểu, nếu như một người có cùng trình độ, cấp bậc làm ở trong hai môi trường khác nhau, một là môi trường có nhiều điều kiện phát triển, hai là môi trường khó khăn, không đầy đủ vật chất, có nhiều nguy hiểm rình rập mà mức lương lại bằng nhau thì điều đó lại không hề công bằng chút nào. Bởi vì thế mà nó sẽ có sự chênh lệch nhất định.

- Đối với thang lương và bảng lương, nó phải được rà soát và kiểm tra lại theo định kỳ một cách thường xuyên. Bởi còn phải căn cứ dựa trên tình hình thực tế để có những thay đổi và bổ sung sao cho hợp lý nhất.

- Trong trường hợp mà muốn thay đổi, bổ sung thang lương và bảng lương của người lao động thì cần phải xin ý kiến của người đại diện tập thể người lao động tại nơi làm việc, sau đó phải công khai cho người lao động được biết về vấn đề này.

Như vậy đó chính là nguyên tắc mà khi xây dựng thang bảng lương cho nhân viên cần phải tuân thủ để đảm bảo đúng quy tắc của pháp luật.

Tìm việc làm

2.2. Cách tính lương giảng viên

Cách tính lương giảng viên
Cách tính lương giảng viên

Mức lương cơ sở mới nhất được quy định là 1.6 triệu đồng. Dựa vào mức lương cơ sở này thì có thể có công thức tính lương như sau:

Lương = hệ số lương x 1.6 triệu đồng

Phụ cấp ưu đãi = lương x 30%

Tiền đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5%

Tiền lương mà người lao động nhận được = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội

3. Đánh giá về mức lương giảng viên đại học

Đánh giá về mức lương giảng viên đại học
Đánh giá về mức lương giảng viên đại học

Lương luôn luôn là một vấn đề được rất nhiều sự quan tâm từ người lao động hiện nay. Nếu như ngày trước, người lao động làm thuê chủ yếu nhận công bằng lúa, gạo, hoặc đôi khi là tiền công. Thế nhưng hiện nay thì tiền lương đã phổ biến và trở thành đơn vị trả công cho người lao động.

Tiền lương đối với từng ngành nghề, từng vị trí công việc là không giống nhau, có người làm lương cao, thế nhưng có người làm chỉ đủ sống. Đối với lương của giảng viên đại học, khi được hỏi về mức tiền lương một tháng có cao không, có dư giả hay không? Thì đa phần câu trả lời mà bạn sẽ nhận được chỉ là một cái cười xuề xòa hoặc là câu trả lời “đủ sống”. Đủ sống! Câu trả lời rất khó phân tích và hiểu được, đủ sống với nhiều người là đủ lo cho cuộc sống ở mức tối thiểu nhất, nhưng với một số người thì đó lại là cuộc sống dư giả. Vậy đối với mức lương của giảng viên như thế nào mà khiến cho họ phải dạy thêm ở ngoài thì mới là đủ sống. Với một công việc phải bỏ nhiều chất xám và tâm huyết đến như vậy thì có phải mức lương đó đối với họ là quá thấp hay không? Khi họ phải bỏ rất nhiều công sức và tâm huyết để theo cái nghề trồng người, nghề mà cao quý hơn rất nhiều nghề khác.

Đặc biệt, không phải giảng viên nào cũng nhận được mức lương giống nhau, nó còn phụ thuộc vào việc bạn là viên chức nhà nước hay cũng chỉ dạy hợp đồng. Có thể nói, hiện nay ở nước ta tình trạng “chảy máu” chất xám đã khá phổ biến khi chưa thật sự đề cao những công việc phải bỏ nhiều chất xám.

4. Mức lương thấp, thế nhưng tại sao ai cũng muốn vào nghề trồng người

4.1. Vì sự ổn định

Vì sự ổn định
Vì sự ổn định

Có thể nói với công việc là giảng viên, nếu như bạn đang theo ngành sư phạm thì ai cũng sẽ muốn làm ở vị trí này, tại sao lại như vậy? Bởi đây là một công việc mang tính chất ổn định lâu dài, nó khá phù hợp với những bạn mong muốn sự ổn định sớm hơn là việc phải xông xáo ngoài xã hội, đặc biệt là đối với những bạn nữ. Đôi khi gia đình luôn mong muốn bạn theo nghề giáo viên để bạn có một công việc ổn định, cuộc sống ổn định về sau. Bên cạnh đó, giảng viên nói riêng và nghề trồng người nói chung thì luôn nhận được những sự ưu ái, tôn trọng từ xã hội.

4.2. Vì đồng lương hưu

Vì đồng lương hưu
Vì đồng lương hưu

Lương hưu, một trong những mối bận tâm khá lớn của nhiều người hiện nay. Khi bạn đã làm việc cho nhà nước thì đương nhiên bạn cũng sẽ nhận được lương hưu khi bạn về già. Mà đó chính là khoản thu nhập chính sau khi họ cảm thấy không còn sức lực đóng góp cho xã hội. Đối với những người về hưu mà nói thì lương hưu lại vô cùng quan trọng, nó sẽ là khoản tiền giúp cho họ không phải sống lương nhờ vào con cháu.

Tìm việc làm giảng viên kế toán

4.3. Vì niềm đam mê

Vì niềm đam mê
Vì niềm đam mê

Vì đam mê có thể là hơi ít, đa phần hiện nay trước khi chọn nghề thì cũng phải tìm hiểu xem ngành đó có đem lại cho bạn nhiều cơ hội hay không, thu nhập hay không. Thế nhưng cũng có một số người lại theo đuổi cái nghề bán chất xám này vì đam mê, vì mong muốn có một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn. Đó có thể là động lực lớn giúp họ vượt qua những khó khăn cả về vật chất và tinh thần.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin về lương giảng viên đại họcwork247.vn muốn cung cấp cho bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích cho bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8540 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT