Mẫu biên bản kiểm kê tài sản và thông tin mở rộng hữu ích!
Theo dõi work247 tạiKiểm kê tài sản là một trong những hoạt động được tiến hành theo đình kỳ hoặc bất chợt dựa trên yêu cầu của Ban Giám đốc nhằm xác định số lượng, giá trị của tài sản hiện có so với số liệu trên sổ sách quản lý quản lý tài sản của kế toán. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được tình trạng thừa – thiếu tài sản và tìm ra nguyên nhân dẫn tới số liệu bị chênh lệch so với thực tế. Lúc này, mẫu biên bản kiểm kê tài sản là một trong những giấy tờ không thể thiếu được sử dụng để kê khai số liệu làm căn cứ sau đó lập báo cáo và ghi chép thông tin lại vào sổ quản lý tài sản của kế toán. Để hiểu hơn về loại văn bản này, các bạn hãy cùng tác giả của work247.vn tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết sau đây nhé!
1. Khái quát chung về mẫu biên bản kiểm kê tài sản
1.1. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản được sử dụng khi nào?
Để phục vụ mọi hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các loại vật dụng như trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, vật tư hàng hóa, sản phẩm và cả các dòng tiền,… đều là tài sản thuộc sở hữu của công ty. Bên cạnh đó, ngoài các loại tài sản hiện hữu kể trên, trong doanh nghiệp còn có các loại tài sản khác biểu hiện dưới hình thái vật chất và cả những loại tài sản không phải là vật chất cũng không phải hữu hình đó là bản quyền, bằng sáng chế và thương hiệu của công ty,… Như vậy có thể thấy một doanh nghiệp sở hữu rất nhiều tài sản do đó để quản lý được chúng thì việc phân chia từng loại và tiến hành kiểm tra theo định kỳ hoặc bất cứ khi nào phát sinh vấn đề cần kiểm tra là một trong những hoạt động rất cần thiết được tiến hành.
Trong mỗi đợt kiểm kê tài sản, số liệu sau khi kiểm kê phải được ghi lại rõ ràng, chính xác theo số lượng thực tế vào biên bản kiểm kê tài sản. Đây là một văn bản được lập trước khi tiến hành kiểm kê. Thực tế, những thời điểm doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm kê tài sản thường là:
- Vào thời điểm cuối năm khi các doanh nghiệp tiến hành tổng kết kinh doanh
- Khi doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất hay bị chia, tách, giải thể, phá sản hoặc bán lại cho đơn vị kinh doanh khác,…
- Khi doanh nghiệp tiến hành kiểm tra định kỳ tài sản hàng tháng nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài sản và bổ sung tài sản cần thiết
- Khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh hoặc hình thức sở hữu tài sản
- Sau khi doanh nghiệp gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, mất cắp hay các thiệt hại khác có thể xảy ra
- Khi doanh nghiệp bàn giao tài sản cho chủ kinh doanh mới
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đánh giá lại tài sản
Ngoài những trường hợp cụ thể cần tiến hành kiểm kê tài sản và sử dụng mẫu biên bản kiểm kê đánh giá tài sản nêu trên thì còn một số các trường hợp kiểm kê khác nữa theo quy định của pháp luật. Vậy mục đích có sự xuất hiện của mẫu biên bản kiểm kê tài sản cơ quan, công ty hay bất kỳ đơn vị nào để làm gì?
1.2. Mục đích sử dụng mẫu biên bản kiểm kê tài sản
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản công ty được sử dụng trong những trường hợp kiểm kê tài sản được sử dụng là một căn cứ để xác định những số liệu liên quan đến tài sản vừa kiểm kê. Đây có thể được xem là một loại văn bản nghiệp vụ được sử dụng riêng cho công tác kiểm kê tài sản của doanh nghiệp. Dựa trên số liệu thực tế được ghi trong biên bản kiểm kê tài sản, những bộ phận tham gia vào công tác quản lý tài sản sẽ tiến hành đối chiếu giữa số lượng thực tế và số lượng ghi trong sổ sách để từ đó tìm ra nguyên nhân nếu xảy ra hiện tượng thừa – thiếu tài sản.
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản là một loại văn bản nghiệp vụ không thể thiếu khi thực hiện công tác kiểm kê và nó cũng là một trong những loại văn bản quan trong trong mỗi doanh nghiệp. Bởi công tác kiểm kê tài sản là một hoạt động không thể thiếu để hỗ trợ quản lý tài sản hiệu quả. Sự chênh lệch tài sản xảy ra ở tình trạng thiếu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy để bảo toàn hiệu quả của mọi hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp thì công tác kiểm kê tài sản với căn cứ là mẫu biên bản kiểm kê tài sản là biện pháp hữu hiệu nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành thực hiện thường xuyên.
1.3. Bố cục của một mẫu biên bản kiểm kê tài sản công ty
Mẫu biên bản kiểm kê tài sản mới nhất hiện nay có bố cục gốm các phần như sau:
- Tên đơn vị, bộ phận tiến hành kiểm tra được đặt ở góc trên bên trái của biên bản còn góc phải chính là số mẫu văn bản được ban hành theo Thông tư số bao nhiêu? Thời gian ban hành là ngày nào? Được ban hành bởi cơ quan nào?
- Tên biên bản “Biên bản kiểm kê tài sản”
- Phần giới thiệu chung bao gồm: Thời gian tiến hành kiểm kê tài sản chi tiết, cụ thể (để làm bằng chứng đối chiếu nếu có sai sót về sau), Thông tin người thực hiện kiểm kê về tên, chức vụ,…
- Bảng kết quả kiểm kê: Thông thường một bảng sẽ bao gồm rất nhiều cột với các thông tin chính gồm: STT, Tên TSCĐ, Mã số, Nơi sử dụng, số liệu theo sổ kế toán, số liệu kiểm kê thực tế, số liệu chênh lệch và ghi chú chênh lệch nếu tìm ra nguyên nhân
- Xác nhận của những đối tượng liên quan bao gồm: Trưởng Ban kiểm kê, Kế toán trưởng và Giám đốc
Biên bản kiểm kê có tác dụng như một phương tiện chứng minh vào tương lai khi có đủ chữ ký xác nhận từ các bên liên quan. Ngoài ra thì các con số xuất hiện trong biên bản phải đảm bảo được tính chính xác từ số liệu thực tế tới số liệu ghi trong sổ sách.
2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản của công ty
2.1. Biểu mẫu biên bản kiểm kê tài sản là vật tư, công cụ dụng vụ, sản phẩm, hàng hóa
Vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thuộc tài sản hữu hình trong một doanh nghiệp. Những loại tài sản này liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp vì vậy việc kiểm tra và quản lý là không thể bỏ qua những loại tài sản này.
Cũng như khi tiến hành kiểm kê những loại tài sản khác, khi kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa cũng cần có riêng một mẫu biên bản kiểm kê tài sản cuối năm hoặc mẫu biên kiển kiểm kê vào bất kỳ thời gian nào mỗi khi doanh nghiệp thấy cần thiết phải kiểm kê lại. Số liệu được ghi trong biên bản sau quá trình kiểm kê sẽ được sử dụng làm căn cứ đối chiếu với sổ kế toán. Nếu xuất hiện sai sót dẫn đến số liệu và giá trị vật vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa thực tế khác với số liệu trên sổ sách doanh nghiệp sẽ tiến hành tìm ra nguyên nhân và quy trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận gây ra tình trạng trên.
Mẫu biên bản sử dụng trong trường hợp này có thể là mẫu biên bản kiểm kê tài sản excel hoặc được lập trên word. Tuy nhiên hầu hết các mẫu biên bản kiểm kê hiện nay đều được lập trên excel bởi nó thuận tiện hơn cho việc tính toán số liệu.
Khi tiến hành điều số liệu vào mẫu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thời gian kiểm kê vào ghi cụ thể, chính xác ngày diễn ra kiểm kê
- Biên bản sau khi hoàn thành số liệu kiểm kê vào có chữ ký xác nhận của ban giám đốc, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm kê
Tải mẫu biên bản kiểm kê tài sản là vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa bên dưới đây:
Biên-bản-kiểm-kê-vật-tư-công-cụ-sản-phẩm-hàng-hoá-mẫu-05-VT-trên-excel-Thông-tư-200.xlsx
2.2. Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm 03 loại là tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Trong đó:
- Tài sản cố định hữu hình là những loại tài sản thể hiện dưới hình thái vật chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Cụ thể như: Nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị,…
- Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất và tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh như: chi phí đất sử dụng, chi phí bảo vệ thương hiệu, bản quyền và bằng sáng chế,…
- Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản mà công ty thuê từ công ty cho thuê tài chính trong điều kiện: Bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc thời hạn thuê, tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải bằng giá trị của tài sản thuê tại thời điểm thuê
Tải mẫu kiểm kê tài sản cố định tại đây: Biên bản kiểm kê tài sản cố định-05-TSCĐ.docx
Những loại tài sản trên được yêu cầu kiểm kê trong trường hợp có yêu cầu của ban lãnh đạo hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước khi tiến hành kiểm kê mẫu biên bản kiểm kê tài sản cá nhân chịu trách nhiệm kiểm kê phải lấy từ bộ phận kế toán bởi thông thường kế toán chính là bộ phận tham gia vào công tác quản lý tài sản. Chính vì vậy họ có trách nhiệm lập sẵn những mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định excel theo quy định của Bộ Tài chính hoặc tải về các biên bản kiểm kê tài sản mẫu C53-HD, biên bản kiểm kê tài sản theo thông tư 200
Tải các mẫu biên bản kiểm kê tài sản theo file dưới đây:
- Mẫu biên bản kiểm kê tài sản thông tư 200: Biên-bản-kiểm-kê-TSCĐ-mẫu-05-TSCĐ-trên-excel-Thông-tư-200-1.xlsx
- Mẫu biên bản kiểm kê tài sản C53-HD: Mau so C53-HD - Bien ban kiem ke TSCD.xls
Trên đây là một số thông tin về mẫu biên bản kiểm kê tài sản và file tải mẫu kiểm kê về để mọi người sử dụng. Hy vọng toàn bộ nội dung bài viết đều phục vụ nhu cầu thông tin của bạn đọc!
4186 0