Kinh nghiệm và bí quyết kinh doanh mô hình quán ăn nhỏ
Theo dõi work247 tạiNgành dịch vụ ăn uống Food and Beverage đã và đang là một ngành dịch vụ tiềm năng, góp phần vào sự phát triển đất nước và còn được coi là ngành công nghiệp không khói với sự tăng trưởng chóng mắt. Để gia nhập ngành, có thể nói mô hình quán ăn nhỏ là một lựa chọn không tồi đối với ai muốn khởi nghiệp. Hôm nay, work247.vn sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu về những kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh loại mô hình này thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Giới thiệu chung về mô hình quán ăn nhỏ
Có thể nói, đối với những ai đang có tiền nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư hoặc tự khởi nghiệp việc mở quán ăn là một lựa chọn vô cùng phù hợp. Tùy theo mức vốn, bạn có thể lựa chọn các dạng quán ăn khác nhau: xin gia nhập chuỗi thương hiệu, đầu tư phần trăm,... Nhưng thông thường, để đảm bảo tính ổn định và tránh tình trạng gặp thua lỗ các nhà đầu tư sẽ chọn kinh doanh theo mô hình quán ăn nhỏ.
Mô hình quán ăn nhỏ thường dễ bị nhầm với dạng mô hình quán ăn gia đình. Nhưng hai loại hình này có những điểm chung và điểm riêng khác nhau và đều có thể phục vụ chung một tập khách hàng.
Trên thế giới có rất nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng cũng đi lên từ những quán ăn nhỏ bình dân. Gia nhập thị trường qua mô hình quán ăn nhỏ sẽ đem lại cho bạn sự an toàn và có thể thu hồi vốn nhanh hơn, chi phí bỏ ra không quá nhiều. Đặc biệt, thông qua mô hình quán ăn nhỏ bạn có thể khảo sát được nhu cầu của khách hàng, đánh giá nhu cầu của thị trường với loại hình đồ ăn quán đang kinh doanh.
Cùng xem bạn sẽ phải chuẩn bị những gì khi có nhu cầu mở quán ăn nhỏ nhé.
2. Những kiến thức cần chuẩn bị khi muốn mở quán ăn nhỏ
Để mở quán ăn bất kể mới quy mô như thế nào bạn cũng cần có một khoản vốn. Tùy theo số vốn của bản thân mà bạn có thể cân nhắc mô hình quán ăn mình hướng tới ra sao.
2.1. Những chi phí cố định cần có
2.1.1. Chi phí mặt bằng
Trừ trường hợp bạn có nhà mặt đường, hoặc kinh doanh trong phạm vi ngõ, xóm thì việc có một mặt bằng tại vị trí đắc địa, phù hợp với loại hình kinh doanh là vô cùng cần thiết.
Với những quán ăn nhỏ, trước tiên bạn phải xác định được đối tượng khách hàng bạn phục vụ là ai: người qua đường, khách vãng lai, cư dân trong khu vực gần đó…
Từ đó, bạn sẽ xác định được chi phí mặt bằng mình cần bỏ ra. Nếu bạn không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt liên quan đến mặt bằng: 2 mặt tiền, nằm ở khu vực cua… thì thông thường chi phí thuê mặt bằng sẽ từ 5 - 10 triệu/ tháng.
Hiện nay, phần lớn các chủ nhà đều sẽ yêu cầu đóng tiền theo 3 tháng một lần hoặc thu nửa năm 1 lần. Đây chính là vòng thời gian để bạn bắt đầu tìm kiếm và xây dựng lượng khách quen.
2.1.2. Chi phí nguyên vật liệu
Mô hình quán ăn nhỏ không yêu cầu bạn phải chuẩn bị tích trữ quá nhiều nguyên vật liệu. Nhưng tùy vào từng loại món ăn mà bạn phải có chiến lược thu mua nguyên vật liệu phù hợp để đảm bảo được cả về giá thành lẫn chất lượng thức ăn.
Với những nguyên liệu khô như mắm, muối, dầu ăn, các loại gia vị bạn có thể nhập dạng lớn trong 1 lần để tiết kiệm chi phí.
Với những loại nguyên vật liệu yêu cầu độ tươi mới như thịt thà, cá mú, các loại rau bạn nên dựa theo mật độ khách sau 1 - 2/ tháng mở bán để ước tính sát nhất. Thông thường, chi phí về nguyên liệu cho những quán ăn nhỏ sẽ từ 1 - 3 triệu/ ngày.
2.1.3. Chi phí nhân công
Trừ khi quán ăn của bạn theo hình thức quán ăn gia đình, sử dụng nhân lực chính là các thành viên từ gia đình bạn sẽ không mất hoặc mất rất ít các chi phí nhân công.
Trong trường hợp còn lại, bạn sẽ cần ít nhất từ 1 đến 2 nhân viên hỗ trợ bạn bán hàng trong 2 ca làm việc sáng - tối hoặc sáng - chiều.
Thường các chủ quán sẽ chọn thuê sinh viên để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo được tính linh hoạt trong thời gian. Trung bình, chi phí nhân công không kèm bao ăn ở sẽ từ 1 - 2 triệu/ tháng nhưng cũng có thể hơn tùy theo mức lương chủ quán và người lao động thương lượng.
2.1.4. Chi phí trang trí, máy móc vận hành
Nếu bạn mở quán ăn kinh doanh những món ăn bình dân như bún, miến, mì, cơm… Việc đầu tư trang trí là không cần thiết. Bạn chỉ cần đáp ứng có đủ số bàn cho khách đến ăn, có các loại thìa, dĩa cho khách gọi cơm mang về.
Nếu bạn kinh doanh những đồ ăn có nhiều yêu cầu về địa điểm ăn hơn thì bạn sẽ cần thêm chi phí trang trí quán (tranh, ảnh, bình hoa, trang trí Noel, trang trí Tết…). Thêm vào đó, bát đũa hoặc các loại hộp mang về của bạn cũng phải phù hợp với chủ đề quán hoặc hợp ý tập khách hàng mục tiêu.
Loại chi phí này sẽ giao động từ 5 - 10 triệu. Bạn có thể nhập các loại bát đũa đồ đựng mang về theo chu kỳ từng tháng hoặc nửa năm 1 lần với số lượng lớn để có mức giá tốt nhất.
2.2. Các vấn đề về thủ tục, giấy tờ
Làm kinh doanh bất kỳ ngành nghề gì cũng phải được cấp giấy phép kinh doanh. Đặc biệt khi kinh doanh dịch vụ ăn uống bạn không chỉ phải được cấp giấy phép kinh kinh doanh mà còn phải đảm bảo các loại giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các nhân công làm việc trong quán ăn phải thường xuyên được đi kiểm tra sức khỏe. Bên cạnh đó, quán phải có chứng nhận đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, chủ quán đã tham gia huấn luyện để đảm bảo phản ứng kịp thời khi các vấn đề về an toàn cháy nổ xảy ra.
Một số loại thuế cần nộp bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân được tính theo doanh thu của quán.
2.3. Luôn chuẩn bị cho những vấn đề phát sinh
Trong quá trình kinh doanh bạn có thể gặp một số rủi ro yêu cầu bạn cần bỏ tiền ra tu sửa, chỉnh lý lại tiệm ăn khi cơ sở vật chất xuống cấp, nhân viên đột ngột nghỉ việc và bạn phải gấp rút tìm nhân viên mới,...
Bên cạnh đó, việc quản lý quán ăn bằng phương pháp thủ công qua giấy tờ, sổ sách viết tay đang dần thể hiện sự lỗi thời, thậm chí có thể gây ra những hệ lụy thâm hụt nguyên vật liệu, doanh thu nếu nhân công trong quán ăn không báo cáo chính xác. Trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại, các thao tác quản lý đang dần được số hóa. Những quán ăn nhỏ hiện nay cũng đã thử nghiệm những phần mềm quản lý quán ăn nhằm vận hành một cách khoa học hơn.
Hiện nay, work247.vn đang triển khai cung cấp phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong hoạt động kiểm soát nhân sự, nguồn tiền cũng như các vấn đề về tồn kho, kết ca. Với phần mềm của chúng tôi, các chủ quán có thể yên tâm trong việc kiểm kê sổ sách, tính toán được nhu cầu của khách hàng và đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh hợp lý.
Mong rằng với những chia sẻ trên bạn đọc đã nắm được mô hình quán ăn nhỏ là gì cũng như có thêm những kiến thức phù hợp để xây dựng một quán ăn cho riêng mình. Chúc bạn thành công trong tương lai và hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ tiếp theo của work247.vn.
903 0