Tất tần tật về quy trình mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Nghiên cứu Marketing là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá được vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây về nghiên cứu Marketing nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về nghiên cứu Marketing

Thông thường, các quy trình trong nghiên cứu marketing sẽ bao gồm 5 giai đoạn chính. 

- Giai đoạn 1 chính là xác định vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các mục tiêu cần nghiên cứu

- Giai đoạn 2 chính là tiến hành soạn thảo các kế hoạch thu thập thông tin và sử dụng những số liệu thứ cấp và sơ cấp, tuy nhiên từng loại dữ liệu sẽ có những phương pháp thu thập thích hợp của nó.

- Giai đoạn 3 chính là thực hiện thu thập thông tin bên ngoài hoặc bên trong doanh nghiệp trong phòng thí nghiệm một cách chính xác.

Tổng quan về nghiên cứu Marketing
Tổng quan về nghiên cứu Marketing

- Giai đoạn 4 là đánh giá, phân tích và xử lý những thông tin đã thu thập được, từ đó làm cơ sở cho việc báo cáo.

- Giai đoạn 5 chính là trình bày các kết quả chủ yếu để tạo cho nhà quản trị Marketing về các quyết định khoa học và có cơ sở hơn.

Chính vì vậy, nghiên cứu Marketing chính là một hình thức xác định có hệ thống về các tư liệu cần thiết mà tình huống Marketing đặt ra cho doanh nghiệp, thu thập thông tin và phân tích thông tin và báo cáo kết quả nghiên cứu.

Xem thêm: Bạn nghĩ sao về câu hỏi Marketing có phải là quảng cáo không?

2. Tham khảo mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?

Theo tư tưởng chủ đạo của Marketing thì để thực hiện được tư tưởng cần có mọi thông tin đầy đủ về thị trường, môi trường kinh doanh. Cụ thể, mục tiêu nghiên cứu Marketing như sau:

- Đánh giá và thấu hiểu Insights người tiêu dùng.

- Nghiên cứu và phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh.

- Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đến doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?
Mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?

- Phân tích ưu điểm, nhược điểm của chính mình

Dựa vào những thông tin đã thu thập thông qua quy trình nghiên cứu Marketing mà những nhà quản lý sẽ đưa ra chính sách kinh doanh và chiến lược phù hợp như sau:

Doanh nghiệp có thể thực hiện nghiên cứu Marketing bằng nhiều phương thức riêng tuỳ vào đặc thù kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp. 

Cụ thể, doanh nghiệp cần nghiên cứu sự cạnh tranh của thị trường, phân tích năng lực tiềm năng của thị trường, đánh giá khả năng tiêu thụ, các xu thế hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu hàng hoá, dịch vụ của đối thủ một cách chính xác nhất.

Dưới đây work247.vn sẽ chia sẻ các hình thức nghiên cứu Marketing thường được áp dụng:

2.1. Nghiên cứu thị trường

Mục đích của hành vi nghiên cứu thị trường chính là giải đáp cho các vấn đề câu hỏi liên quan đến tiềm năng thương mại của thị trường.

2.2. Nghiên cứu về sản phẩm

Mục đích của hành vi nghiên cứu sản phẩm chính là giải đáp cho các vấn đề câu hỏi liên quan đến những khả năng chấp nhận sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các sản phẩm cạnh tranh, định hướng phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.

2.3. Nghiên cứu phân phối

Mục đích của hành vi nghiên cứu phân phối chính là giải đáp cho các vấn đề câu hỏi đến tổ chức, cách quản lý các kênh phân phối chiến dịch Marketing

2.4. Nghiên cứu quảng cáo

Mục đích của hành vi nghiên cứu quảng cáo chính là giải đáp cho các vấn đề câu hỏi liên quan đến hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo Marketing như việc chọn phương tiện truyền thông và nội dung quảng cáo phù hợp.

2.5. Nghiên cứu dự báo

Mục đích của hành vi nghiên cứu dự báo chính là giải đáp cho các vấn đề câu hỏi liên quan đến việc dự báo về các nhu cầu ngắn hạn (thông thường là 1 năm), dự báo trung hạn và các dự báo dài hạn trong vòng từ 2 năm trở lên.

Xem thêm: Vai trò của Marketing trực tiếp là gì? Đặc điểm hình thức ra sao

3. Các quy trình trong mục tiêu nghiên cứu Marketing

Việc thực hiện các quy trình trong mục tiêu nghiên cứu Marketing sẽ khác nhau bởi từng quy mô của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn chính như sau:

3.1. Tìm hiểu vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề là bước đầu tiên trong quy trình trong mục tiêu nghiên cứu Marketing bởi nếu vấn đề xác định sai hướng thì các phương pháp nghiên cứu sẽ bị lạc hướng và điều này sẽ trở nên vô ích, tốn thời gian cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu
Tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu

Khi sản phẩm của doanh nghiệp không còn được khách hàng đón nhận và không tin dùng nữa thì vấn đề đặt ra chính là làm thế nào để thu hút người tiêu dùng mua hàng của doanh nghiệp hơn hoặc đưa ra đánh giá về chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp có mang lại giá trị cho người dùng hay không.

Sau khi tìm hiểu vấn đề nghiên cứu thì bước tiếp theo chính là xác định mục tiêu nghiên cứu. Thông thường các mục tiêu này có thể thực hiện bằng cách thăm dò, tức là thu thập dự kiến về các số liệu, dữ liệu liên quan đến khách hàng để các vấn đề được sáng tỏ. 

Mục tiêu nghiên cứu cũng có thể là bản mô tả, tức là tự kiến mô tả về một đề tài nhất định hoặc cũng có thể là mục tiêu cho việc thử nghiệm, kiểm tra về các giả thiết về mối quan hệ nhân quả nào đó.

Xem thêm: Market challenger là gì? Lợi thế khó khăn của Market challenger 

3.2. Tìm kiếm nguồn thông tin

Lựa chọn nguồn thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc xác định các số liệu và dữ liệu cần nghiên cứu mà doanh nghiệp có thể thu thập được. Có 2 nguồn dữ liệu cơ bản nhất trong Marketing đó chính là nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp, cụ thể thông tin về các nguồn dữ liệu như sau:

3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp còn được hiểu là các dữ liệu đã được thu thập và xử lý với một mục tiêu nào đó mà các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng cho việc nghiên cứu của họ. Thông thường sẽ có 2 nguồn dữ liệu thứ cấp chính là nguồn bên trong và bên ngoài.

Nguồn dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp

- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong chính là các dữ liệu thông qua báo cáo từ bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có thể là doanh thu, chi phí hoạt động cũng như các chi phí quảng cáo, hoạt động phân phối, …

- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài thông thường sẽ bao gồm các nguồn chính như nguồn tổ hợp và nguồn thư viện.

3.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp chính là những dữ liệu mà các nhà nghiên cứu thực hiện thu thập trực tiếp tại nhiều nguồn nhằm phục vụ các mục tiêu nghiên cứu của họ. Khi nghiên cứu về các vấn đề mang tính đặc thù của doanh nghiệp thì sẽ cần đến nguồn dữ liệu sơ cấp

Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bởi nhiều nguồn khác nhau, cách tốt nhất chính là lập nên một kế hoạch đặc biệt. Kế hoạch này yêu cầu phải có các quyết định sơ bộ và những phương pháp nghiên cứu cũng như công cụ nghiên cứu, chọn mẫu và phương pháp liên lạc với công chúng.

Nguồn dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp

Thông thường thảo luận sẽ bao gồm hai hình thức chủ yếu chính là thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi. Thảo luận tay đôi hay còn gọi là thảo luận giữa nhà nghiên cứu và các đối tượng cần thu thập về một chủ đề bất kỳ. 

Ngoài ra, thảo luận nhóm chính là trong một nhóm đối tượng cần thu thập dữ liệu sẽ cùng thảo luận về một chủ đề bất kỳ trong sự giám sát của các nhà nghiên cứu.

3.3. Tổng hợp và sắp xếp các thông tin

Đây chính là giai đoạn tốn nhiều chi phí và thời gian nhất. Đồng thời, tại giai đoạn này doanh nghiệp sẽ dễ mắc phải những sai lầm cũng như cách thức triển khai thông tin thường nảy sinh các khó khăn như sau:

- Phạm vi tiếp cận trực quan đối với những đối tượng cần thiết cho mục tiêu thu thập dữ liệu

- Kỹ năng thuyết phục khách hàng trong việc tham gia cung cấp các dữ liệu

Tổng hợp thông tin
Tổng hợp thông tin

- Niềm tin từ các nguồn dữ liệu mà người tiêu dùng cung cấp

3.4. Phân tích thông tin và khả năng xử lý thông tin

Sau khi hoàn thành bước thu thập thông tin thì các nhà nghiên cứu sẽ xử lý mọi thông tin bằng cách sử dụng những phương pháp thống kê dữ liệu hiện đại cùng những mô hình thông qua quyết định trong hệ thống nghiên cứu Marketing. 

Từ đó, các nhà nghiên cứu sẽ tổng hợp số liệu thành biểu bảng và phân tích chúng thành mọi thông tin cần thiết cho việc đáp ứng mọi mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra trước đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản về mục tiêu nghiên cứu Marketing, hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã giải đáp trong bài đọc này sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức lẫn các trải nghiệm thú vị.

Đừng quên thường xuyên theo dõi và cập nhật các bài đọc mới nhất của chúng tôi qua trang web work247.vn để đọc những kiến thức hay về Marketing bạn nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem217 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT