Khám phá các mục tiêu truyền thông marketing là gì?
Theo dõi work247 tạiĐể doanh nghiệp tồn tại và đứng vững như ngày nay thì sản phẩm tốt vẫn không đủ. Điều quan trọng hơn chính là thương hiệu mà doanh nghiệp mang đến có được khách hàng quan tâm hay không? Chính vì thế mà trong bài đọc này chúng tôi sẽ giải đáp về mục tiêu truyền thông marketing là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.
1. Giải thích khái niệm truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing (tên Tiếng Anh: Marketing Communication) chính là một trong những yếu tố căn bản và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Hiểu theo cách đơn giản, truyền thông Marketing thường được mô tả như mọi thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp cần phải có để thực hiện triển khai tiếp cận tới thị trường tiềm năng.
Ngày nay có đa dạng các hình thức truyền thông Marketing khác nhau như truyền thông gián tiếp và truyền thông trực tiếp. Cụ thể:
- Truyền thông trực tiếp là mặt đối mặt, doanh nghiệp sẽ sử dụng đội ngũ bán hàng hoặc thông qua các trung tâm dịch vụ điện thoại.
- Truyền thông gián tiếp chính là doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động quảng cáo nhằm thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử hoặc các sản phẩm trưng bày tại địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, điều này sẽ còn phụ thuộc vào các loại mục tiêu truyền thông Marketing mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để tìm ra cho mình hình thức truyền thông phù hợp nhất.
Xem thêm: Truyền thông tích hợp là gì? Vai trò của truyền thông tích hợp.
2. Tham khảo các hình thức truyền thông marketing
Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sẽ sở hữu đa dạng các phương thức truyền thông với khách hàng nhưng vẫn có thể phân biệt dưới 2 dạng chính như sau:
- Truyền thông phi cá thể: Là các hoạt động quảng cáo các sản phẩm trưng bày tại địa điểm mua bán nhằm mục tiêu thúc đẩy bán hàng, quan hệ cộng đồng cũng như truyền thông điện tử. - Truyền thông cá thể: Đây là hình thức phải trực tiếp đối mặt với khách hàng, nhân viên cần phải gặp mặt với khách hàng để trao đổi trực tiếp chẳng hạn như mua bán sản phẩm trực tiếp tại các trung tâm dịch vụ điện thoại.
Chính vì thế mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể thoải mái lựa chọn các hình thức truyền thông thay vì chỉ sử dụng đơn độc một loại hoặc sử dụng lẫn lộn các kỹ thuật cùng một lúc. Tuy nhiên nếu cần thiết thì có thể tiếp cận khách hàng với khả năng ngân sách hạn chế.
Chiến dịch truyền thông Marketing quảng cáo là một hình thức phổ biến về truyền thông phi cá thể, hình thức này thường được sử dụng tại các phương tiện như báo chí, truyền hình hoặc các bảng quảng cáo điện tử.
Tuy nhiên có khá nhiều vấn đề phải cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra các quyết định chi trả ngân sách quảng cáo. Chẳng hạn nếu có người cho rằng chi phí quảng cáo bị lãng phí mà các chi phí tiêu dùng có thể mang lại hiệu quả hơn nếu sử dụng vào việc kinh doanh bằng tiếp xúc mặt đối mặt.
3. Tham khảo các mục tiêu truyền thông marketing
3.1. Mục tiêu xây dựng sự nhận biết
Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (tên Tiếng Anh: Awareness Building), mục tiêu này nhằm mục đích khiến cho khách hàng tiềm năng nhận ra sự có mặt của bạn cũng như các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Bởi khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thì ngay lập tức khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu và sản phẩm của bạn.
3.2. Mục tiêu đưa tin
Mục tiêu đưa tin (tên Tiếng Anh: Informational) chính là thực hiện báo cáo thị trường cho khách hàng biết về sản phẩm mới của doanh nghiệp bạn.
Đồng thời thực hiện các thông báo thay đổi giá. Giới thiệu và mô tả các dịch vụ mà doanh nghiệp sẵn sàng đáp ứng cho khách hàng, nỗ lực xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc biệt để ăn sâu vào trí nhớ của khách hàng.
3.3. Mục tiêu thuyết phục
Mục tiêu thuyết phục (tên Tiếng Anh: Persuasive) chính là mục tiêu thay đổi cách nhìn của khách hàng về tính chất của sản phẩm cũng như điều chỉnh hành vi, thái độ của khách hàng. Đồng thời thuyết phục khách hàng mua hàng, kích thích nhu cầu mua hàng, kích thích đón nhận thông tin để tạo ra cơ hội mua hàng trong lần tiếp theo.
3.4. Mục tiêu nhắc nhở
Mục tiêu nhắc nhở (tên Tiếng Anh: Remiding) là hình thức doanh nghiệp nhắc khách hàng rằng trong tương lai có thể các bạn sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời duy trì sự nhận biết của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ và nhắc nhở khách hàng về địa điểm mua bán để họ dễ nhớ.
3.5. Mục tiêu xây dựng thương hiệu
Mục tiêu xây dựng thương hiệu (tên Tiếng Anh: Brand building), đây là một trong những loại hình truyền thông khá phổ biến. Thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng sẽ được hiện diện trong mắt khách hàng một cách minh bạch, rõ ràng và những điều mà doanh nghiệp muốn nói thông qua hình ảnh thương hiệu.
3.6. Mục tiêu làm thay đổi nhận thức
Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (tên Tiếng Anh: Change perception) là một loại hình thức truyền thông có nhiệm vụ làm thay đổi mọi nhận thức về doanh nghiệp. Nếu mục tiêu này mang lại sự thành công thì có thể khẳng định: “Khi tôi nghĩa về thương hiệu X tôi sẽ nhớ ngay đến sản phẩm Y cần mua”.
3.7. Mục tiêu bán hàng
Mục tiêu bán hàng (tên Tiếng Anh: Sell a product) thường có cái gì đó được triển khai ngay mà có sự phản hồi thì chắc chắn sẽ mang về khoản lợi nhuận tối đa.
3.8. Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (tên Tiếng Anh: Comparing competition), hình thức này ngày nay được sử dụng rộng rãi tại các khu vực quảng cáo điện tử như xe máy, máy tính, … và bất kỳ ngành nghề nào có sự tác động dễ dàng đến các chi tiết nổi bật của sản phẩm.
Xem thêm: AIDA là gì? Bật mí về chiến lược thú vị trong kinh doanh
4. Vai trò của truyền thông Marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu
Đối với lĩnh vực truyền thông Marketing thì thương hiệu (Brand) luôn được đánh giá là trung tâm của mọi công cụ Marketing bởi thương hiệu chính là những gì mà người làm Marketing xây dựng. Đồng thời thực hiện nuôi dưỡng cho việc khai thác giá trị cho khách hàng mục tiêu của mình.
4.1. Một số thành phần trong thương hiệu
- Hầu hết các thành phần chức năng trong thương hiệu có vai trò cung cấp giá trị chức năng của thương hiệu cho khách hàng mục tiêu và đó chính là các sản phẩm chất lượng.
- Thành phần cảm xúc trong thương hiệu thông thường sẽ bao gồm các giá trị mang tính biểu tượng nhằm mục tiêu xây dựng khách hàng mục tiêu về lợi ích tâm lý.
Tuy nhiên những yếu tố này chính là Biểu tượng (Symbol), Tính cách thương hiệu (Brand Personality), Luận cứ bán hàng độc đáo (Unique selling proposition) và những thuộc tính thương hiệu liên kết với doanh nghiệp (Organisational Associations).
Các bạn có thể nhận thấy cả hai thành phần cơ bản có trong thương hiệu bao gồm chức năng và tâm lý đều được mang mức giá tương đối sẽ có thể tạo ra giá trị mà thương hiệu muốn cung cấp đến tay khách hàng.
4.2. Giá trị thương hiệu
Về phương thức để có thể nhận định về giá trị thương hiệu (Brand Equity) sẽ sở hữu nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên xét về cơ bản sẽ được phân chia thành 2 nhóm chính đó là giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm khách hàng và giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm đầu tư tài chính.
Giá trị thương hiệu đánh giá theo quan điểm tài chính có vai trò đóng góp trong việc đánh giá tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không được đánh giá cao bởi không thể giúp ích nhiều cho những người làm Marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.
Thêm vào đó, khi khách hàng đưa ra nhận xét về thương hiệu thì thông thường họ sẽ có xu hướng tiêu dùng của sản phẩm đó. Chính vì thế mà thuật ngữ giá trị thương hiệu sẽ được tiếp cận phụ thuộc vào quan điểm của khách hàng.
4.3. Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là cách thức mang đến dịch vụ, sản phẩm của một thương hiệu hay nói cách khác là một thương hiệu của mang lại giá trị khi đó là một thương hiệu mạnh và tốt. Những người làm chiến dịch Marketing sẽ thiết lập kế hoạch phát triển thương hiệu bằng cách nghiên cứu mô hình phù hợp với khách hàng mục tiêu.
Tuy nhiên, từ việc tiếp cận truyền thông Marketing mà sẽ được phân chia thành 3 hướng chính cho việc phát triển một thương hiệu mạnh như sau:
- Chọn lọc và xây dựng phát triển các yếu tố liên quan đến thương hiệu cụ thể là các yếu tố thể hiện hình tượng, biểu tượng như Logo, tên, slogan, tagline và các đặc điểm liên quan khác.
- Xây dựng các hoạt động Marketing tích hợp nhằm mục tiêu đảm bảo mọi điểm tiếp xúc thương hiệu để thực hiện việc truyền tải thông điệp hình ảnh đến thương hiệu cụ thể.
4.4. Mô hình truyền thông Marketing tích hợp (AIDA)
Mô hình AIDA là một trong những mô hình quan thuộc với Truyền thông Marketing trong việc xây dựng kế hoạch sáng tạo nội dung. Mô hình AIDA cho phép doanh nghiệp nhận định được quá trình nhận thức của khách hàng mục tiêu trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Đồng thời còn có thể đưa ra được mọi chiến lược truyền thông phù hợp nhất trong từng giai đoạn. Cho những bạn chưa biết AIDA chính là viết tắt của các giai đoạn Attention, Interest, Desire và Action và mọi giai đoạn này đều đóng vai trò quan trọng trong Truyền thông Marketing.
Trên đây là các thông tin cơ bản về mục tiêu Truyền thông Marketing cũng như các thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ mà work247.vn cung cấp trong bài đọc này sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn đọc, đừng quên thường xuyên theo dõi các tin tức mới nhất của chúng tôi để hiểu sâu hơn về Truyền thông Marketing bạn nhé.
466 0