Ngành công nghệ sinh học

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngày đăng: 02-05-2024

Có thể nói, hiện nay, ngành Công nghệ sinh học đang được coi là “ngành học tương lai”. Vậy tại sao lại gọi như vậy? Và bạn có biết định nghĩa của ngành học Công nghệ sinh học là gì? Sau này ra trường làm gì? Hãy cùng Work247.vn tìm hiểu nhé.

Việc làm hóa học - sinh học 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Có thể thấy, ngành Công nghệ sinh học không mới nhưng cũng chẳng quen cho lắm. Ngành học này đã được nhắc đến khá nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy ngành này có điểm gì nổi bật để được gọi là ngành học triển vọng?

1.1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Ngành công nghệ sinh học là một chuyên ngành khoa học kết hợp giữa công nghệ và sinh học. Công nghệ ở đây tức là các kỹ thuật, thiết bị dùng trong việc nghiên cứu để tìm ra những vấn đề liên quan mà mình mong muốn. Sinh học ở đây là các sinh vật sống, kể đến như vi sinh vật, tế bào của động vật và thực vật,.... Sự kết hợp này nhằm tạo ra được các sản phẩm, chế phẩm sinh học phục vụ cho đời sống của con người cũng như góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế xã hội.

Khái niệm ngành CNSH là gì?
Khái niệm ngành CNSH là gì?

Nói tóm lại, khoa công nghệ sinh học là khoa học sử dụng các thiết bị kỹ thuật qua quá trình nghiên cứu sinh học để tạo ra các sản phẩm với quy mô lớn để phục vụ cho con người. Các sản phẩm đó có thể là: thuốc, thức ăn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu giải quyết các vấn đề về môi trường, xét nghiệm, sàng lọc,...

1.2. Mục tiêu của ngành học công nghệ sinh học hướng tới

Có thể nói, ngành học công nghệ sinh học đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người hiện nay. Vì vậy, chương trình giảng dạy và các môn học cần có sự thống nhất và phải hữu ích cho sinh viên để có thể ứng dụng vào trong cuộc sống cũng như đời sống hàng ngày.

Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về lý thuyết sinh học, cơ sở về học thực nghiệm, sinh học,...nhằm áp dụng vào đời sống và công việc. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được bổ sung các kỹ năng phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu chuyên sâu và công việc sau này. Các kỹ năng như quan sát, phân tích vấn đề, lấy mẫu, sử dụng các thiết bị cũng như phương pháp nghiên cứu hiện đại,...

1.3. Học những gì?

Ngành công nghệ sinh học cũng sẽ giống như những ngành học khác. Trong chương trình đào tạo của ngành học này cũng sẽ có khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.

Nếu như khối kiến thức đại cương cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lý luận chính trị cơ bản thì ở khối kiến thức cơ sở ngành lại khác. Những môn học thuộc khối cơ sở ngành sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng về công nghệ sinh học, giúp sinh viên làm quen với các khái niệm cũng như các đối tượng mà mình sẽ học và nghiên cứu. Thông qua đó, tạo một nền tảng kiến thức vững chắc để sinh viên có thể học các môn chuyên ngành sau này.

Các môn học của ngành CNSH
Các môn học của ngành CNSH

Còn ở khối kiến thức chuyên ngành, thì đây sẽ là cơ hội sinh viên học tập và nghiên cứu chuyên sâu về các chuyên ngành, lĩnh vực nghiên cứu sinh học. Ngành học này có những chuyên ngành như: Chuyên ngành công nghệ vi sinh, chuyên ngành công nghệ tế bào, chuyên ngành công nghệ mô - protein - enzym và kỹ thuật di truyền, chuyên ngành học công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, môi trường, dược, công nghiệp, thực phẩm, tin - sinh học. Thông qua quá trình học tập các môn chuyên ngành, sinh viên sẽ có cho mình kiến thức vững vàng về các chuyên ngành mà mình yêu thích. Qua đó, áp dụng các kiến thức cũng như kỹ năng của bản thân vào công việc sau này.

Nhìn chung, chương trình đào tạo của công nghệ sinh học nhằm mục đích cung cấp kiến thức liên quan đến công nghệ và sinh học để giúp sinh viên nghiên cứu chuyên sâu và tạo ra được các sản phẩm có ích cho con người cũng như phục vụ cho các vấn đề xã hội của đất nước.

Xem thêm: Ngành sinh học ra làm gì- Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

2. Công nghệ hóa sinh học thi khối nào?

Công nghệ sinh học có mã ngành thi và xét tuyển là: 7420201

Các tổ hợp môn thi và khối thi của ngành

- Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học

- Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

- Khối B00: Toán, Sinh học, Hóa học

- Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn

- Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Học CNSH thi khối nào?
Học CNSH thi khối nào?

3. Điểm chuẩn khoa công nghệ sinh học

Qua các năm gần đây thì mức điểm chuẩn của ngành học này dao động trong khoảng từ 15 - 21 điểm. Mức điểm chuẩn sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào kết quả thi của sinh viên cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường.

Việc xét kết quả thi để xem có trúng tuyển hay không thì sẽ phụ thuộc vào điểm thi năm đó của bạn và phương thức tuyển sinh của các trường.

Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công sau này chính là việc chọn đúng trường cũng như ngành nghề mình theo học. Để có được như vậy thì bạn cần chọn được khối thi phù hợp với khả năng của mình, nó sẽ bao gồm các môn thi mà bạn cảm thấy mình có thể đạt được các kết quả tốt. Bởi nếu chọn sai tổ hợp môn thì có lẽ cuộc đời bạn sẽ rẽ sang một trang khác.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc nên học công nghệ sinh học hay công nghệ thực phẩm

 Chuyên ngành công nghệ sinh học ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo. Ngành học này được coi là một ngành học tương lai vì vậy chất lượng đào tạo của ngành này tại các trường đại học ngày càng được nâng cao.

Một số trường đào tạo chuyên ngành này có chất lượng tốt như:

- Trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà nội, ĐHQG TP.HCM

- Trường học viện Nông nghiệp

- Trường ĐH Lâm Nghiệp

- Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng

- Trường ĐH Tôn Đức Thắng

- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

- Trường ĐH Yersin Đà Lạt

- Trường ĐH Vinh

- Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG TP.HCM,...

Học ngành CNSH ở đâu?
Học ngành CNSH ở đâu?

Còn rất nhiều các trường khác ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đào tạo về ngành này và có chất lượng khá tốt. Tuy nhiên, giữa các tường cũng sẽ có sự chênh lệch về chất lượng đào tạo khác nhau. Điều quan trọng với bạn khi chọn trường, ngoài chất lượng đào tạo thì phải xem môi trường đào tạo,mặt bằng chung chất lượng sinh viên trong trường có giống như mình không và có phù hợp với mình không. Tiếp theo đó là hãy quan tâm đến vị trí địa lý, nơi mình ở và địa điểm của trường. Hãy chọn được ngôi trường mà bạn cảm thấy thích hợp với chính bản thân mình.

Xem thêm: Việc làm Hóa học - Sinh học tại Hà Nội

Công nghệ sinh học hiện nay đang là ngành được đẩy mạnh vì các sản phẩm được tạo ra có chất lượng tốt, hữu ích cho con người và đặc biệt là giúp phát triển kinh tế đồng thời cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, hiện đang là vấn đề đáng lo ngại với tất cả quốc gia trên thế giới.

Chính vì lý do đó mà ngành học công nghệ sinh học hiện đang có nhu cầu tuyển dụng rất nhiều, vì vậy, đây là cơ hội tốt và tiềm năng mở rộng cũng như phát triển sau này cho sinh viên ngành công nghệ sinh học.

Sinh viên tốt nghiệp công nghệ sinh học có thể làm các công việc như:

- Nếu bạn có kiến thức chuyên môn tốt và vững vàng, thêm vào đó là yêu thích trẻ, có kỹ năng giao tiếp tốt thì bạn hoàn toàn có thể trở thành giảng viên, giáo viên sinh học. Đây là công việc được coi là ổn định và có thu nhập cũng ổn định. Bạn có thể giảng dạy tại các trường THCS, THPT cả công lập và dân lập. Nếu trình độ của bạn cao hơn thì bạn hoàn toàn có thể giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng,..

- Nếu ngại giao tiếp thì bạn có thể trở thành nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu sinh học. Bạn cũng có thể làm tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất các chế phẩm sinh học cũng như các cơ quan khác có cùng mục đích.

- Nhân viên tư vấn hoặc nhân viên phát triển tại các công ty chuyên về các sản phẩm của công nghệ sinh học để phục vụ cũng như nâng cao chất lượng sống của người dân

- Làm kỹ thuật viên chuyên xét nghiệm tại các cơ sở bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,...

- Làm quản lý tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học, cũng như kiểm tra, đánh giá các sản phẩm công nghệ sinh học ở các cấp, ban ngành địa phương hoặc các tổ chức phi chính phủ.

- Làm các công việc kỹ thuật liên quan đến nghiên cứu công nghệ sinh học và đánh giá, kiểm tra chất lượng.

Cơ hội việc làm mở rộng của ngành CNSH
Cơ hội việc làm mở rộng của ngành CNSH

Có thể nói, tiềm năng phát triển của ngành sinh học là rất lớn. Vì ngành này không chỉ ứng dụng trong một lĩnh vực mà nó tồn tại ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Từ nông nghiệp, các giống cây và giống vật nuôi cho năng suất tốt, công nghiệp thì các sản phẩm đạt chất lượng nhưng lại không gây hại quá nhiều tới môi trường, trong y học thi có thể điều chế ra thuốc,... Hiện nay, việc tuyển dụng các nhân viên có trong tay tấm bằng công nghệ sinh học có một cơ hội rất mở rộng và mức lương cũng rất hấp dẫn.

Nếu làm trong ngành nghề này, có kiến thức, ngoại ngữ và kỹ năng tốt bạn sẽ nhận được mức lương hậu hĩnh. Nhìn chung, mức lương của kỹ sư công nghệ sinh học có thể dao động từ 6 - 20 triệu đồng. Mức lương này có thể thay đổi, tùy thuộc vào năng lực nghề nghiệp, doanh nghiệp mà bạn làm và những đóng góp, cống hiến của bạn.

6. Mức lương ngành sinh học

Nếu làm ở viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước thi mức lương sẽ theo hệ số lương cơ bản áp dụng cho vị trí chuyên viên hoặc nghiên cứu tùy theo từng thời điểm. Còn ở các công ty kinh doanh nhà nước hoặc công ty tư nhân thì mức lương thường sẽ cao hơn lương chuyên viên nghiên cứu.

Không chỉ thế giới mà ở Việt Nam công nghệ sinh học cũng có vai trò to lớn không kém. Vấn đề phát triển kinh tế đi kèm với việc bảo vệ môi trường luôn là tiêu chí hàng đầu của nước ta. Do đó, việc sử dụng công nghệ sinh học vào nghiên cứu sản xuất là vô cùng cần thiết. Vì lẽ đó, mà rất nhiều trường Đại học đã mở rộng đào tạo chuyên ngành này và luôn nâng cao chất lượng đào tạo để có những sinh viên tiềm năng đóng góp những nỗ lực của bản thân vào việc xây dựng đất nước.

Việc nghiên cứu, sản xuất ra các sản phẩm sinh học mang tính hữu ích cao, áp dụng với đa dạng các lĩnh vực là điều mà những nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học luôn muốn thực hiện. Vì vậy, nếu bạn ở Việt Nam và đang muốn theo học ngành này thì hãy mạnh mẽ đăng ký bởi đây là tiềm năng phát triển rất lớn.

Xem thêm: Tìm hiểu công nghệ vi sinh là gì? Vai trò của công nghệ vi sinh

Nếu muốn theo học công nghệ sinh học thì ngoài niềm yêu thích và sự đam mê ra bạn cũng cần có một vài tố chất phù hợp như:

- Có ngoại ngữ và kỹ năng tin học tốt: Việc biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo một vài phần mềm tin học sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu chuyên sâu. Có rất nhiều sách nước ngoài về các lĩnh vực của công nghệ sinh học cũng như công nghệ sinh học cũng sẽ hàm chứa một vài cụm từ tiếng anh nên có trình độ ngoại ngữ là cần thiết. tin học sẽ giúp bạn tra cứu, thống kê và phân tích một số điều cơ bản trong quá trình nghiên cứu của bạn.

- Có sự thông minh, tư duy logic các vấn đề và học được các môn tự nhiên đặc biệt là sinh học. Đây là yếu tố giúp bạn học tập được nhanh hơn, hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

- Có sự nhẫn nại, kiên trì và chăm chỉ: yếu tố cơ bản để bạn đến gần hơn với mục tiêu của bạn. Nếu việc nào cũng dễ dàng đạt được thì sẽ không còn điều gì khiến bạn hứng thú trong công việc nữa cũng như nếu gặp vấn đề mà bỏ cuộc thì bạn sẽ không bao giờ có khả năng học ngành này. Vì vậy, cần rèn luyện cho mình tính kiên trì và sự chăm chỉ.

Những tố chất nào phù hợp với CNSH
Những tố chất nào phù hợp với CNSH

- Biết tự cố gắng rèn luyện bản thân và khả năng chịu được áp lực công việc: Luôn luôn hài lòng với bản thân mình thì sẽ không bao giờ phát triển được. Đối với kiến thức cũng vậy, phải luôn luôn tìm tòi, khám phá để làm giàu tri thức của bản thân hơn nữa. Bên cạnh đó là khả năng chịu được áp lực công việc, dù quá khó và quá mệt nhưng vẫn không ngừng cố gắng.

- Có sự đam mê với khoa học công nghệ: Học công nghệ sinh học bạn sẽ được tiếp xúc với các thiết bị khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Thêm vào đó, bản chất của công nghệ sinh học cũng là một khoa học. Vì vậy, khi có sự đam mê với khoa học công nghệ bạn sẽ có động lực để học tập và đi sâu nghiên cứu hơn.

Nhìn chung, công nghệ sinh học đang là một ngành học có sự thu hút sinh viên rất lớn hiện nay. Không chỉ cơ hội việc làm mở rộng mà mức lương của ngành này cũng rất hấp dẫn. Vì thế, nói không sai khi đây được coi là “ngành học tương lai”.

Hy vọng, bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn độc giả. Đến đây, hỗ trợ các bạn hiểu và đáp ứng được câu hỏi. ngành công nghệ sinh học ra làm gì. Nếu bạn đang phân vân về lựa chọn công việc sau này cho bản thân thì mong rằng bài viết này cũng sẽ là một gợi ý phù hợp với bạn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2306 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT