Ngành ngôn ngữ học ra làm gì – ngành nghề thú vị với ngôn ngữ
Theo dõi work247 tạiNếu được hỏi ngành ngôn ngữ học ra làm gì bạn có trả lời được không? Nhiều bạn dù đã theo học ngành ngôn ngữ học nhưng vẫn còn rất hoang mang về ngành nghề của bản thân mình sau khi ra trường. Vậy hãy cùng đọc các thông tin ngày trong bài viết này để có được đáp án chính xác nhất, cùng các thông tin có liên quan ngày thôi nào.
1. Khái niệm ngôn ngữ học là gì chính xác nhất?
Bạn có biết ngôn ngữ học là gì hay không? Ngôn ngữ học là là ngành học nghiên cứu về ngôn ngữ của con người. Ngành ngôn ngữ học là gì bạn biết không? Ngành ngôn ngữ học là ngành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, qua đó giúp thúc đẩy niềm đam mê về nghiên cứu ngôn ngữ của con người, những ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ cử chỉ, nghiên cứu về các văn hóa của các dân tộc với các ngôn ngữ của từng dân tộc để góp phần cho việc giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và các nước trên thế giới.
Ngoài việc đào tạo các ngôn ngữ học về mặt lý thuyết các bạn còn nhận được các kỹ năng cho bản thân như làm việc nhóm, giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ và về công nghệ thông tin. Từ đó có thể giúp sinh viên theo học ngành này có thể giúp bạn các bạn có thêm kiến thức cho bạn và tìm được việc làm theo chuyên ngành phù hợp với bạn.
Ngôn ngữ học là một ngành rất thú vị với các bạn trẻ hiện nay đặc biệt với các bạn thích ngôn ngữ và có niềm đam mê với ngôn ngữ học. Khi theo học ngành này cũng có rất nhiều các môn học cự kỳ thú vị cho các bạn trẻ hiện nay. Để biết rõ hơn các thông tin về ngành ngôn ngữ học này bạn cần trang bị và tìm hiểu các thông tin cần thiết cho bản thân trong phần tiếp theo của bài viết này.
2. Một số thông tin về ngành ngôn ngữ học hiện nay tại nước ta
2.1. Các trường đào tạo ngôn ngữ học
Bạn đang muốn tìm một ngôi trường đào tạo ngành ngôn ngữ học cho bản thân thì ngay sau đây sẽ là tên một số trường có ngành ngôn ngữ học cho bạn lựa chọn:
+ Trường Đại học Ngôn ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội
+ Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế
+ Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
+ Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh
Trên đây là tên của một số trường đại học hiện nay tại Việt Nam có ngành ngôn ngữ học. Nếu bạn yêu thích chuyên ngành này bạn cần tìm hiểu các thông tin về các ngôi trường trên và tìm cho mình một môi trường tốt nhất và phù hợp với bản thân mình để có một môi trường học tập và đào tạo kiến thức tốt nhất cho chính bạn.
2.2. Các khối thi vào khoa ngôn ngữ học tại các trường đại học
Bạn lựa chọn học ngôn ngữ theo niềm đam mê của bản thân mình? Vậy bạn đã biết đâu là khối xét tuyển với ngành ngôn ngữ học hay chưa? Cùng tìm hiểu về các khối xét tuyển với ngành ngôn ngữ hoạc và thực hiện ước mơ trở thành một nhà ngôn ngữ học tương lai như sau:
+ Khối C00 – ngữ văn, lịch sử, địa lý
+ Khối D01 – toán học, tiếng Anh, ngữ văn
+ Khối D02 – toán học, tiếng Nga, ngữ văn
+ Khối D03 – toán học, ngữ văn, tiếng Pháp
+ Khối D04 – toán học, tiếng Trung, ngữ văn
+ Khối D05 – toán học, ngữ văn, tiếng Đức
+ Khối D06 – toán học, ngữ văn, tiếng Nhật
+ Khối D78 – ngữ văn, tiếng Anh, khoa học xã hội
+ Khối D79 – ngữ văn, tiếng Đức, khoa học xã hội
+ Khối D80 – ngữ văn, tiếng Nga, khoa học xã hội
+ Khối D81 – ngữ văn, khoa học xã hội, tiếng Nhật
+ Khối D82 – ngữ văn, khoa học xã hội, tiếng Pháp
+ Khối D83 – ngữ văn, tiếng Trung, khoa học xã hội
Trên đây là các khối cho ngành ngôn ngữ học bạn có thể lựa chọn bất kỳ một khối học nào đó cho bản thân để có được một môi trường đào tạo học tập tốt nhất cho bản thân mình và cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn khi lựa chọn khối xét tuyển đúng với sở trường của mình. Hãy bắt đầu rèn luyện kiến thức cho ngành bạn chọn với khối xét tuyển bạn muốn theo đuổi để đến gần hơn với ước mơ của bạn
2.3. Tố chất phù hợp cho các bạn muốn học ngôn ngữ như thế nào?
Cơ sở ngôn ngữ rất quan trọng nó là tiền đề giúp bạn có thể tiến xa và tiền đề cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo của trường thì tố chất của con người cũng là một trong những điểm chốt quan trọng để quyết định bạn có phù hợp với ngành hay không và có thể phát triển với ngành được không. Cùng điểm danh tố chất để bạn có thể được đánh giá là phù hợp với ngành ngôn ngữ học như sau:
+ Bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng không chỉ với ngành mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội hiện nay đặc biệt là về ngôn ngữ học xã hội hiện nay.
+ Bạn cần là một người say mê với công việc, thích tìm tòi và nghiên cứu, chăm chỉ trong công việc của mình.
+ Là người có khả năng phán đoán các vấn đề có thể xảy ra và giải quyết được các vấn đề một cách nhanh chóng.
+ Có kỹ năng tổng hợp thông tin một cách nhanh chóng và phân tích các vấn đề, phân tích tài liệu của mình.
+ Trong công việc bạn cần là người có tính cần thận và sự kiên nhẫn thì mới có thể theo đuổi được một ngành đầy thú vị này.
+ Bạn cần có khả năng về tư duy sáng tạo đặc biệt giỏi giao tiếp và có sự hứng thú với các ngôn ngữ hiện nay trong nước và các ngôn ngữ trên thế giới.
Trên đây là các tố chất để bạn biết được rằng bạn có phải là một người phù hợp với ngành ngôn ngữ học hay không. Nếu bạn đang hội tụ các yếu tố trên thì còn chờ gì nữa mà không chọn ngành học ngôn ngữ cho mình. Nếu bạn lăn tăn về ngành ngôn ngữ học ra làm gì thì phần tiếp theo của bài viết này chính là đáp án cho sự lăn tăn này của bạn.
3. Cơ hội việc làm ngành ngôn ngữ học cho các bạn trẻ lựa chọn
Khi bạn học ngành ngôn ngữ học thì bạn có thể lựa chọn cho bản thân mình một trong số các vị trí công việc sau đây để không còn thắc mắc rằng ngành ngôn ngữ học ra làm gì và lựa chọn ngay cho bản thân mình theo niềm đam mê ngay thôi.
3.1. Trở thành một nghiên cứu viên
Khi bạn là một nghiên cứu viên trong ngành ngôn ngữ học thì địa điểm làm việc của bạn chính là làm việc tại các cơ quan nghiên cứu trên cả nước, các viên nghiên cứu hoặc làm nghiên cứu tại các trường đại học, học viên trên cả nước.
Khi làm việc với vai trò là một nghiên cứu viên thì nhiệm vụ chính của bạn là làm nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc và văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Việt ngữ học. Từ việc nghiên cứu đó giúp xây dựng các chính sách để phát triển và bảo tồn ngôn ngữ, giúp phát triển giáo dục ngô ngữ và việc biên soạn các tài liệu, sách giáo khoa, từ điển,…
Hàng năng các viện nghiên cứu, các hoạt động nghiên cứu vẫn liên tục tuyển dụng với vị trí nghiên cứu viên để phục vụ cho công trình nghiên cứu của họ. Việc tìm kiếm cho bản thân mình một công việc phù hợp là cực đơn giản và dễ dàng cho bạn.
3.2. Trở thành một giảng viên
Sau khi tốt nghiệp với ngành ngôn ngữ học lựa chọn trở thành một giảng viên không hề tồi một chút nào cho bạn. Với lựa chọn này của bạn bạn có thể làm việc tại các trường đại học khác nhau với việc giảng dạy môn học về ngôn ngữ học cho các sinh viên.
Khi làm việc với vai trò là một giảng viên thì nhiệm vụ bạn đảm nhiệm đó chính là giảng dạy ngôn ngữ học cho sinh viên và việt ngữ học tại các trường, giảng dạy về văn hóa Việt Nam với người nước ngoài, hoặc các trẻ em trong các trường cấp 1.
Đây là một vị trí công việc mà hiện này có rất nhiều các trường đại học đang đào tạo ngành này và cần nguồn nhân lực cho ngành và có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển xã hội của đất nước. Đặc biệt với xu hướng hội nhập hiện này thì việc là giảng viên giảng dạy cho người nước ngoài và nhu cầu người nước ngoài muốn học tiếng Việt ngày càng nhiều.
Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội
3.3. Trở thành một biên tập viên
Biên tập viên nhiều người nghĩ rằng chỉ có học báo mới có thể trở thành một biên tập viên. Tuy nhiên, khi bạn học ngành ngôn ngữ học thì việc trở thành một biên tập viên với bạn là khá đơn giản. Với công việc này bạn sẽ được làm việc với môi trường tốt và làm việc với các vị trí như biên tập truyền hình, biên tập sản xuất hoặc biên tập báo điện tử.
Khi là một biên tập viên bạn cần thực hiện các nhiệm vụ như thiết kế và biên tập ra các sản phẩm chất lượng với nội dung phù hợp với người đọc, người xem; đưa ra đề xuất trong nội dung trước khi xuất bản các tác phẩm nào đó, ngoài ra bạn còn là người chịu trách nhiệm để sử nội dung, các lỗi câu từ, chính tả trước khi xuất bản.
Đây là một ngành rất dễ tìm việc cho bạn, không chỉ làm việc tại các tờ báo in, báo mạng, bạn còn có thể làm việc tại các nhà xuất bản trên toàn quốc,…
Việc làm báo chí - truyền hình
Bên cạnh những công việc chi tiết nêu ở trên bạn còn có thể làm việc các công việc với các vị trí như làm hành chính văn phòng; làm dịch thuật văn bản, tài liệu; trở thành những nhà sáng tác thơ văn, nhạc kịch, phê bình nghệ thuật; có thể tìm thấy cho bản thân một công việc trong các trung tâm quản lý và lưu trữ thông tin, quản lý thư viện; làm việc tại bộ phận quảng cáo, marketing của các doanh nghiệp; làm việc trong quản lý nhà nước về lĩnh vực ngôn ngữ,.. Có rất nhiều các vị trí công việc để bạn có thể lựa chọn cho bản thân mình.
Qua chia sẻ về ngành ngôn ngữ học ra làm gì giúp bạn có được thông tin cho bản thân về ngành. Hãy lựa chọn ngành ngôn ngữ học – một ngành đầy sự thú vị và các cơ hội việc làm cũng rất phong phú cho bạn.
3224 0