Bạn có biết học xong ngành nông nghiệp ra làm gì?

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thanh Hằng tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng

Ngày đăng: 25-04-2024

Với thiên hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bạn đang cảm thấy hoang mang không an toàn về ngành Nông nghiệp như thời kỳ trước đây. Rồi bạn lại băn khoăn có nên theo học ngành này không? Nếu như chưa có câu trả lời cũng như lời định hướng đích đáng thì hãy mau đi theo chúng tôi để tìm câu trả lời nhanh nhất cho mình.

Việc làm nông nghiệp

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu chung về ngành nông nghiệp

1.1. Tổng quan ngành Nông nghiệp

Được biết đến là ngành cơ sở sản xuất cơ bản của xã hội hiện nay, thì ngành nông nghiệp sử dụng nguyên vật liệu là đất đai để chăn nuôi, trồng trọt và khai thác cây trồng để tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp và lương thực thực phẩm. hiện nay ngành nông nghiệp đang dần được chú trọng vào các chuyên ngành sau: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản. Đi đôi với sự chú trọng của nhà nước với các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ thì nông nghiệp cũng nhận được không ít sự quan tâm và đầu tư của nhà nước chính phủ cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng quan ngành Nông nghiệp
Tổng quan ngành Nông nghiệp

1.2. Chương trình đào tạo cho ngành Nông nghiệp

Khi tham gia vào chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học sẽ được cung cấp đào tạo những kiến thức liên quan đến lĩnh vực sản xuất và quản lý cho sản xuất nông nghiệp. Không những vậy còn được trau dồi các kiến thức và các kỹ năng chuyên môn liên quan đến ngành như: công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,… sau khi hoàn thành xong chương trình học sinh viên sẽ có cho mình khả năng cũng như các kỹ năng cần thiết cho việc quản lý cũng như thực thi sản xuất trong chăn nuôi và trồng trọt để thực thi một cách hiệu quả, bền vững cũng như có khả năng thích ứng biết vận dụng các công nghệ mới trong sản xuất vào thực tiễn.

Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Triển vọng của ngành nông nghiệp công nghệ cao

1.3. Khối ngành xét tuyển ngành Nông nghiệp

Là một ngành quốc dân nên để xét tuyển vào khối ngành này thì thực sự đa dạng, có rất nhiều cho ứng viên lựa chọn.

Với câu hỏi muốn làm ngành kỹ sư nông nghiệp, hay ngành bảo vệ thực vật thì chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc nên lựa chọn khối ngành nào cho phù hợp cho cơ hội khả năng trúng tuyển là cao nhất…  Cho đến thời điểm hiện tại thì các khối ngành xét tuyển chuyên ngành này như là:

Khối ngành xét tuyển ngành Nông nghiệp
Khối ngành xét tuyển ngành Nông nghiệp

Tổ hợp ban A:  khối A0 (Toán Vật Lý, Hóa học) và khối  khối A1 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh).

Tổ hợp ban B: B0 ( Toán, Hóa học, Sinh học)

Tổ hợp ban C : C1 ( Ngữ văn, Toán, Vật Lý)

Tổ hợp ban D: khối D1 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)

1.4. Điểm chuẩn và tổng hợp các khối trường đào tạo ngành Nông nghiệp

Do là một ngành lâu năm nên hiện nay tổ hợp các đơn vi trường xét tuyển được chia làm các trường top trên và top dưới, nhưng xét trên thực tế thì điểm chuẩn của ngành này cũng chỉ dao động trong khoảng từ 16 – 18 điểm mà thôi.

Điểm chuẩn và khối tổ hợp môn thi đã nắm rõ, bây giờ vấn đề quan trọng hơn là bạn cần tìm chọn cho mình một điểm đến phù hợp. Từ đó mới có bước đệm đến tương lai một cách tuyệt vời, chính xác nhất – đây được coi là một nền tảng quan trọng và là bước tân  tạo cần thiết cho công việc tương lai.

 Điểm chuẩn và tổng hợp các khối trường đào tạo ngành Nông nghiệp
 Điểm chuẩn và tổng hợp các khối trường đào tạo ngành Nông nghiệp

Một số trường cao đẳng, đại học tiêu biểu nổi bật trong ngành này là:

- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Vinh

- Đại học Cần Thơ

- Đại học Huế

- Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội)

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc học Ngành Nuôi trồng thủy sản ra làm gì?

2. Mức lương cho cử nhân Ngành Nông nghiệp

Với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì để có một mức thu nhập cao trong ngành này thì thực sự không phải là quá phổ biến nhưng không phải vì thế là một ngành có mức thu nhập thấp. Nếu như một người làm công nghệ có mức thu nhập đến ngưỡng 8 hay 9 con số liền thì với ngành nông nghiệp này cũng không thực sự là quá khó.

 Mức lương cho cử nhân Ngành Nông nghiệp
 Mức lương cho cử nhân Ngành Nông nghiệp

Ngoài mức lương cứng theo quy chế, quy định hay thỏa thuận của người lao động với người đi thuê lao động, thì họ còn quan tâm rất nhiều đến mức lương thưởng. theo như một cuộc khảo sát hiện nay thì mức lương trung bình của một kỹ sư nông nghiệp  hay các nhà bảo vệ thực vật sẽ được dao động trong khoảng từ 8 -10 triệu. Đây thực sự không phải một con số quá tồi với nhiều người hiện nay.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này ngoài cơ hội được học tập và làm việc trong nước thì với ngành nông nghiệp này có rất nhiều những cơ hội cho việc đi hoạt động tại nước ngoài. Ví dụ như các chương trình thực tập, các chương trình nâng cao đào tạo nghề tại các đất nước phát triển như : Mỹ, Nhật Bản, Israel,… đây thực sự là một cơ hội tốt và một mức thu nhập đáng mơ ước cho những bạn theo học chuyên ngành này.

Israel -  điểm đến thường nhật cho sinh viên chuyên ngành nông nghiệp: sau khi tốt nghiệp, hoàn thành chương trình học này các bạn sẽ có cơ hội đến làm việc tại các trang trại và đồn điền nông nghiệp để vừa có thể làm việc vừa có thể học tập trau dồi những kinh nghiệm cần thiết. Với mục tiêu và chương trình vừa học vừa làm này bạn vẫn có thể nhận được một mức lương tương đối cao là từ 700 – 1000 USD ( tương đương với 17 đến 23 triệu đồng) – một con số đáng mong đợi cho quá trình vừa học tập vừa làm việc. Vì thế đây thực sự là một điểm khiến chúng ta nên suy nghĩ cân nhắc và quyết định về ngành học này.

Ngoài Israel thì Nhật Bản – dù là một nước nghèo nông nghiệp nhưng ngành nông nghiệp ở đây lại đáng được ngưỡng mộ bởi nền công nghệ cao trong nông nghiệp. Với cơ hội được đi làm trong lĩnh vực này tại đây, bạn sẽ được hưởng một mức lương đáng mừng là từ 20000 Yên trở lên ( tương đương với 40 triệu đồng tại Việt Nam).

Bởi vậy dù chỉ là một công việc về lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn sẽ có rất nhiều cơ hội rộng mở đáng mơ ước đến với bạn. Vì vậy đừng lo lắng khi sợ rằng tại Việt Nam không có nhiều việc làm với chuyên ngành này.

Xem thêm: Mã trường Đại học Nông Lâm - Những ngôi trường Nông Lâm đắt giá

3. Cơ hội việc làm với ngành Nông nghiệp

Nỗi lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường là một nỗi lo thường trực với bất kỳ một sinh viên nào. Với ngành nông nghiệp nói riêng, sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều những cơ hội, những điểm sáng cho tương lai của chúng ta, kể đến một số công việc có thể đảm nhiệm như:

Công việc sản xuất nông nghiệp: với công việc này bạn sẽ được sẽ có khả năng tự kinh doanh sản xuất các mặt hàng các sản phẩm nông nghiệp ngay tại trang trại, vườn tược của mình mà không mất nhiều chi phí cho việc xây dựng, thuê cơ sở hạ tầng.

Cơ hội việc làm với ngành Nông nghiệp
Cơ hội việc làm với ngành Nông nghiệp

Đứng ra  quản lý dây chuyển kinh doanh: khi mà bạn không thể, không có khả năng tự sản xuất thì một phương án dự phòng cho bạn mà cũng đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội đó chính là đứng ra kinh doanh làm người môi giới sản phẩm giữa người tiêu dùng với người sản xuất.

Nhà nghiên cứu, khảo sát thị trường: thị trường thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay luôn thay đổi luôn biến đổi theo thời gian. Vì thế đây cũng là một cơ hội một điểm sáng cho ngành nông nghiệp này.

Nhân viên truyền thông: đây chính là những người đại diện cho bộ mặt của công ty đem tới quần chúng. Đồng thời đây cũng là những người thực hiện các hoạt động quản trị cũng như thiết kế các chương trình quảng bá, quảng cáo sản phẩm và các lĩnh vực ngành nghề liên quan đến nông nghiệp.

Tham gia, trở thành những nhà chuyên viên hay giảng viên giảng dạy: với ngành nghề này thì công việc trở thành một nhà tư vấn, cố vấn cho những người nông dân thực sự hấp dẫn và có tiềm năng. Bạn có thể tham gia tại các nơi như là trường học, cao đẳng, đại học, …. Hay thậm chí là thính giảng cho các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.

Với những công việc như trên, thì hiện nay có rất nhiều công ty, trung tâm tuyển dụng cho ứng viên. Một số địa điểm làm việc bạn có thể tham khảo lựa chọn cho mình như là:

Các trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ về nông nghiệp hay các Viện nghiên cứu về sản phẩm nông nghiệp, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, 

Các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật),

Viện sinh học nhiệt đới, các Trung tâm Khuyến nông,

Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học về chuyên ngành nông nghiệp hay các trung tâm đào tạo …

Vì thế với ngành nghề này bạn có hàng trăm hàng nghìn cơ hội cho định hướng tương lai của mình. Chính vì vậy hãy tự tin khi bước vào ngành này, chắc chắn bạn sẽ không hối hận đâu, hàng trăm tin tuyển dụng đang chờ bạn ở phía trước. Hãy nhanh chóng nắm bắt và tận dụng nó nhé!

Nếu bạn ở các tỉnh thành có tiềm năng phát triển nông nghiệp cao cấp thì hãy đăng ký học chuyên ngành này ngay nhé. Đã có rất nhiều tỷ phú triệu phú sinh ra từ nông nghiệp, hãy coi như đây là một động lực cho bạn phát triển định hướng bản thân một cách đích đáng nhất.

Việc làm nông nghiệp tại Hà Nội

4. Những tố chất cần có cho ngành Nông nghiệp

Tố chất cho một ngành nghề là cần thiết và không chỉ có mối ngành Nông nghiệp, mà bất kỳ một khối ngành nào cũng nên có. Để có thể tiến nhanh đến sự thành công trên con đường này bạn cần trang bị và bổ sung cho mình những phẩm chất sau:

 Những tố chất cần có cho ngành Nông nghiệp
 Những tố chất cần có cho ngành Nông nghiệp

Tinh thần ham học hỏi

 Khả năng tư duy giải quyết một vấn đề

Nhanh nhạy, nhìn nhận các tình huống có thể xảy ra

Thích các hoạt động ngoài trời như là cắm trại, leo núi, lặn biển, làm vườn;

Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý

Có tình yêu với chăm sóc vật nuôi, cây trồng

Hòa hợp và nhạy cảm với thiên nhiên

Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;

Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;

Yêu thiên nhiên, môi trường;

Cuối cùng bạn có hứng thú với việc thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;

Và bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất cho câu hỏi về Ngành Nông Nghiệp. Hi vọng bạn sẽ nắm vững và giành được cơ hội cho mình với ngành học này nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3153 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT