Ngành quản lý văn hóa ra làm gì – cơ hội cho sự nghiệp thăng hoa
Theo dõi work247 tạiXây dựng một nền văn hóa ngày càng tiên tiến, đậm đà bản sắc chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển được nhà nước và nhân dân đặt lên hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Do đó, ngành quản lý văn hóa cũng ngày càng được đầu tư và quan tâm đặc biệt. Điều đó đã đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn cho ngành này. Vậy bạn thực chất bạn đã biết học ngành quản lý văn hóa ra làm gì chưa? Cơ hội việc làm cho ngành này liệu có rộng mở? Toàn bộ đáp án sẽ được work247.vn tiết lộ trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về ngành quản lý văn hóa
Ngành quản lý văn hóa được biết đến là ngành đào tạo, cung cấp đến cho sinh viên những kiến thức, thông tin cơ bản nhất liên quan đến văn hóa của dân tộc cũng như giúp các bạn có thể nắm bắt được các phương pháp quản lý, tổ chức và điều hành những hoạt động về văn hóa – nghệ thuật. Từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong lĩnh vực văn hóa, giúp cho đất nước thêm giàu mạnh, phát triển, mang nét văn hóa đậm đà bản sắc có thể hội nhập được với quốc tế.
Theo đó, sinh viên của ngành quản lý văn hóa sẽ được học toàn bộ những kiến thức qua chương trình giáo dục chuyên nghiệp. Cụ thể, các bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về khoa học quản lý, các kiến thức văn hóa, xã hội, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Bên cạnh đó, các bạn còn được tìm hiểu về các đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước trong các lĩnh vực này.
2. Một số thông tin về thi tuyển ngành quản lý văn hóa bạn cần biết
2.1. Lựa chọn khối thi nào để học ngành quản lý văn hóa?
Hiện nay, tùy vào từng trường mà có quy định về khối xét tuyển cho ngành đào tạo của mình. Và ngành quản lý văn hóa hiện nay hầu hết các trường đều áp dụng 2 phương thức tuyển sinh xét thẳng học bạ và xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT với các khối thi đó là:
- Khối thi C00 với các môn thi là Văn, Sử, Địa
- Khối thi C20 với các môn thi là Văn, Địa, Giáo dục công dân
- Khối thi C15 với các môn thi Toán, Văn, tổ hợp các môn khoa học xã hội
- Khối thi D01 với các môn thi là Toán, Văn, Anh
- Khối thi D78 với các môn thi là Văn, Anh, tổ hợp các môn khoa học xã hội
- Khối thi A16 với các môn thi là Toán, Văn, tổ hợp các môn khoa học tự nhiên.
- Khối thi R00 với các môn thi Văn, Sử, năng khiếu báo chí
- Khối thi N00 với các môn thi Văn, năng khiếu âm nhạc 1 – 2
- Khối thi H00 với các môn thi Văn, năng khiếu vẽ nghệ thuật 1 – 2
Do đó, nếu bạn đang có ý định lựa chọn ngành quản lý văn hóa thì hãy học tập và ôn luyện thật tốt những môn học này để đạt được kết quả tốt nhất và theo đuổi đam mê của mình.
Ngành Quản Lý giáo dục ra làm gì?
2.2. Điểm chuẩn của ngành quản lý văn hóa tại một số trường
Ngành quản lý văn hóa với độ “hot” vô cùng lớn như vậy và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hiện nay, do đó điểm chuẩn qua từng năm cũng tăng ngày càng tăng lên. Cụ thể, điểm chuẩn của ngành quản lý văn hóa tại một số trường đại học năm 2024 như sau:
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương là 26,10 điểm.
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có điểm chuẩn của các khoa trong ngành là:
+ Khoa Quản lý di sản văn hóa 23,95 điểm (khối D78) và 22,90 điểm (khối C00, D01).
+ Khoa Quản lý nhà nước và gia đình 21,20 điểm.
- Trường Đại học Nội vụ với điểm chuẩn các khoa là:
+ Khoa quản lý văn hóa 19 điểm (khối C20), 18 điểm (khối C00) và 16 điểm (khối D01, D15).
+ Khoa văn hóa du lịch có điểm chuẩn là 21 điểm.
- Trường Đại học Hạ Long có điểm chuẩn cho ngành quản lý văn hóa là 15 điểm.
Các bạn có thể tham khảo các mức điểm tại các trường trên để lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp và tốt nhất cho sự phát triển của tương lai sau này nhé.
2.3. Ngành quản lý văn hóa đào tạo những gì?
Ngành quản lý văn hóa tại các trường đại học hiện nay đào tạo khá nhiều các chuyên ngành khác nhau để các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực của mình. Cụ thể, các chuyên ngành đó là:
- Chuyên ngành quản lý nghệ thuật – chính sách văn hóa: Đây là một trong số những chuyên ngành được rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi. Trong đó, các bạn sẽ được học tập và cung cấp những kiến thức chuyên sâu nhất về các chính sách văn hóa cũng như các mô hình về quản lý văn hóa – nghệ thuật. Các môn học nằm trong chương trình đào tạo này bao gồm có Marketing văn hóa nghệ thuật, quan hệ công chúng, quản lý dự án văn hóa – nghệ thuật, giáo dục nghệ thuật, các ngành công nghiệp văn hóa,...
Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh
- Chuyên ngành quản lý hoạt động âm nhạc – ngành đào tạo chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến âm nhạc cũng như các hoạt động thực tế về nghệ thuật. Học ngành này các bạn sẽ chủ yếu thực hành và tham gia các hoạt động phù hợp với những môn học về âm nhạc – nghệ thuật.
- Chuyên ngành mỹ thuật – quảng cáo – các bạn sinh viên sẽ được đào tạo và nâng cao về những kiến thức hội họa, các hoạt động thiết kế quảng cáo, bồi dưỡng năng lực về thẩm mỹ qua các hoạt động thực tế, các lỹ thuyết về chiến lược phát triển quảng cáo cùng một số chuyên môn cần thiết khác.
- Ngoài ra, tại một số trường cũng đào tạo các chuyên ngành như quản lý di sản văn hóa, quản lý văn hóa nhà nước và gia đình, văn hóa du lịch,...
3. Cơ hội việc làm dành cho các cử nhân quản lý văn hóa
Hiện nay có nhiều bạn vẫn nghĩ rằng chỉ có những ngành học liên quan đến khoa học tự nhiên mới có cơ hội việc làm tốt, còn những ngành xã hội thì ít hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng bởi xã hội đang ngày càng phát triển toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa và như đã phân tích, xây dựng văn hóa tiên tiến là mục tiêu của toàn dân tộc. Do đó, cơ hội dành cho các bạn theo đuổi khối xã hội nói chung và ngành quản lý văn hóa nói riêng là ngày càng rộng mở.
Theo đó, tốt nghiệp từ các ngành này, bạn sẽ có thể tìm kiếm và làm việc ở rất nhiều vị trí việc làm và các cơ quan, tổ chức khác nhau trên cả nước. Cụ thể như sau:
- Các cử nhân quản lý văn hóa có thể tham gia công tác tại các tổ chức, cơ quan văn hóa – nghệ thuật hay cũng có thể là những tổ chức về văn hóa nghệ thuật tư nhân mà có đầu tư từ nước ngoài.
- Bạn có thể xin làm tại các Sở, các phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, các nhà văn hóa, ban quản lý di tích, bảo tàng, trung tâm văn hóa, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật.
- Sinh viên học ngành quản lý văn hóa cũng có thể mở rộng cơ hội việc làm tại các công ty về truyền thông, quảng cáo, các công ty sự kiện văn hóa, giải trí, đơn vị hoạt động về du lịch,... Không chỉ vậy, rất nhiều người sau khi ra trường còn có khả năng tự thành lập cho mình một công ty về tổ chức sự kiện hay phát triển các dự án về văn hóa – nghệ thuật.
- Ngoài ra, các bạn cũng có thể tiếp tục đi du học nước ngoài theo đuổi chuyên ngành quản lý văn hóa, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại và trở về phục vụ cho sự phát triển văn hóa nước nhà.
Có thể thấy, mặc dù quản lý văn hóa là một ngành còn khá mới và nguồn nhân lực hầu hết khá non trẻ. Tuy nhiên thì với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế - xã hội thì đây chính là một bước đệm mới thúc đẩy cho văn hóa ngày càng trở nên tân tiến, hiện đại, theo kịp các quốc gia khác trên thế giới. Do đó, cơ hội dành cho các cử nhân quản lý văn hóa có thể phát triển sự nghiệp trong tương lai là vô cùng lớn.
4. Cần chuẩn bị những gì để thành công trong ngành quản lý văn hóa
Đối với bất kỳ ngành nghề nào đều cần có những tố chất phù hợp và có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng mới có thể theo đuổi và đi đến thành công và với ngành quản lý văn hóa cũng vậy. Để có thể đạt được thành công trong ngành này, bạn cần đảm bảo chuẩn bị thật tốt những yếu tố cần thiết sau đây:
4.1. Phẩm chất nghề nghiệp
- Theo đuổi sự nghiệp về văn hóa chắc chắn không phải là điều dễ dàng thực hiện bởi nền văn hóa của Việt Nam trải qua bao nhiêu đời phát triển đã có nhiều biến cố cũng như có sự thay đổi. Theo đuổi ngành này đồng nghĩa với việc bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ được về quá trình phát triển đó. Chính vì vậy, cần phải có niềm đam mê, yêu nghề, muốn tìm hiểu về các giá trị văn hóa, lịch sử, có tinh thần trách nhiệm cao thì mới có thể thành công.
- Luôn phải có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, biết cách vận dụng những chủ trương, đường lối văn hóa của Đảng, nhà nước, biết trân trọng những di sản văn hóa đáng quý của dân tộc cũng như của nhân loại.
- Bạn cũng cần có khả năng giao tiếp tốt, sẵn sàng học hỏi hay giúp đỡ mọi người, có quan điểm và thái độ lao động tích cực, nghiêm túc.
4.2. Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn chắc chắn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một ngành nghề, công việc nào. Do đó, khi theo đuổi ngành này, bạn cũng cần đảm bảo sẽ nắm vững được các kiến thức thật tốt sau khi tốt nghiệp.
- Cần có kiến thức cơ bản về văn hóa – xã hội, kiến thức chuyên sâu về ngành và những nghiệp vụ quản lý văn hóa.
- Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành là yếu tố rất quan trọng đối với các cử nhân của ngành quản lý văn hóa. Theo đó, các bạn sẽ cần biết cách tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội – nghệ thuật hay các loại hình cơ bản.
- Có khả năng đưa ra những ý tưởng cụ thể để xây dựng và phát triển văn hóa – xã hội.
4.3. Kỹ năng cần thiết
Kỹ năng chắc chắn là một công cụ rất quan trọng giúp các bạn có thể vận dụng và đưa những kiến thức mình có được vào thực tế đời sống. Cụ thể đối với ngành quản lý văn hóa, bạn cần đảm bảo có những kỹ năng sau:
- Có các kỹ năng về lập kế hoạch, chiến lược phát triển, khả năng quản lý, lãnh đạo và giám sát về quá trình hoạt động, triển khai các kế hoạch công việc.
- Khả năng tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa – nghệ thuật và quản lý thật tốt các hoạt động đó.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề cũng như chịu được áp lực công việc là điều các bạn cần có khi làm việc trong ngành này.
Như vậy, ngành quản lý văn hóa đã và đang mở ra cơ hội rất tốt cho các bạn trẻ hiện nay. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có thể xác định được ngành nghề một cách đúng đắn, phù hợp với bản thân để đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp của mình nhé!
10667 0