[Góc hướng nghiệp] Ngành Quản lý xây dựng ra làm gì? Bạn có biết
Theo dõi work247 tạiNhững cơ sở hạ tầng đẹp mắt có thể xuất hiện quanh ta, đi đâu chúng ta cũng nhìn thấy những tòa nhà cao, những cảnh quan công trình nhân tạo do con người ta tạo nên, chính xác hơn là những kỹ sư công trình. Những công trình phải mất rất nhiều thời gian hoàn thiện từ nhà cửa, khu chung cư, cơ quan làm việc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… tất cả đều là những công trình mà ngành xây dựng mang lại. Có thể nói, ngành xây dựng là ngành không thể thiếu đối với đời sống chúng ta. Ai cũng biết rằng những công trình tạo nên từ bản thiết kế, từ những kỹ sư và công nhân xây dựng trực tiếp thi công làm theo kế hoạch chi tiết, vậy ai là người quản lý, dự toán những chi phí, thời gian tạo nên công trình ấy? Đó là những nhân sự được đào tạo bởi chuyên ngành Quản lý xây dựng. Bạn có biết ngành Quản lý xây dựng là gì không? Hãy cùng với work247.vn đi tìm câu trả lời bạn nhé!
1. Tìm hiểu chung về ngành Quản lý xây dựng
1.1. Ngành Quản lý xây dựng là gì?
Ngành Quản lý xây dựng là ngành nghề chuyên nghiệp dùng những công cụ như máy móc kỹ thuật phần mềm để có thể giám sát, quản lý các khía cạnh của công trình như chi phí cho nguyên liệu sản xuất công trình là bao nhiêu, thời gian dự tính mà công trình xây dựng đó cần để hoàn thiện và chất lượng có đáp ứng đủ như yêu cầu, kế hoạch ban đầu hay không.
Hiểu một cách nôm na và đơn giản hơn thì ngành Quản lý xây dựng là ngành nghề trực tiếp tham gia vào việc thực hiện những công đoạn, nhiệm vụ, tư vấn và đánh giá những dự án, công trình xây dựng, làm hồ sơ thiết kế để bắt đầu khởi tạo công trình thi công . Làm quản lý xây dựng có thể làm những công việc như đấu thầu, thực thi thiết kế, ban giao công trình hoàn thiện cho khách hàng và cuối cùng là thanh toán công trình.
1.2. Thi khối nào? Điểm chuẩn là bao nhiêu?
Mã ngành của Quản lý xây dựng là 7580302. Ngành này có 4 khối bạn có thể đăng ký:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Được xem xét và đánh giá là một chuyên ngành có nhiều thí sinh đăng ký nên điểm chuẩn của ngành Quản lý xây dựng mỗi năm có sự chênh lệch một chút tùy vào khối thi và trường thi. Điểm chuẩn của ngành Quản lý xây dựng dao động từ 16 đến 25 điểm.
1.3. Những trường đào tạo ngành Quản lý xây dựng
Các trường hiện nay ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành này có ở cả 3 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Xây Dựng (số 55 Đồng Tâm, Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Trường Đại học Giao thông vận tải (Số 3 Cầu Giấy, Ngọc Khánh, Đống Đa, Hà Nội)
- Trường Đại học Kinh Bắc (Phố Phúc Sơn, Phúc Sơn, Bắc Ninh, TP.Bắc Ninh Bắc Ninh)
- Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên (số 666, đường 3/2, phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên)
- Trường Đại học Thủy lợi (số 175 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội)
Khu vực miền Trung:
- Trường Đại học xây dựng Miền Trung (Số 24 Nguyễn Du, Phường 7, Tuy Hòa, Phú Yên)
- Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (566 Núi Thành, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng)
Khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (475 Điện Biên Phủ, Phường 25 Bình Thạnh, Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (196 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ (256 Đường Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ)
- Phân hiệu Đại học Giao thông vận tải tại Thành Phố Hồ Chí Minh (450 Lê Văn Việt, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1 Võ Văn Ngân, Linh Chiểu, Thủ Đức, Hồ Chí Minh)
- Trường Đại học xây dựng Miền Tây (số 20B Phó Cơ Điều, Phường 3, Vĩnh Long)
Ngành quản lý thông tin: Là gì? Ra trường làm gì?
1.4. Ngành Quản lý xây dựng đào tạo những gì?
Chương trình học của ngành Quản lý xây dựng bao gồm những môn học đại cương bắt buộc như những ngành khác và những môn chuyên ngành đi sâu vào kiến thức quản lý lĩnh vực xây dựng:
- Môn Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin 1
- Môn Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2
- Môn Toán cao cấp 1
- Môn Toán cao cấp 2
- Môn Giáo dục thể chất 1
- Môn Giáo dục thể chất 2
- Môn Vẽ kỹ thuật
- Môn Quản lý xây dựng nhập môn
- Môn Kinh tế vĩ mô
- Vật liệu xây dựng
- Môn Kỹ năng bản thân ngành xây dựng
- Môn Sức bền vật liệu 1
- Môn Sức bền vật liệu 2
- Môn Trắc địa xây dựng
- Môn Kinh tế vi mô
- Môn Bóng bàn 1
- Môn Bóng bàn 2
- Môn Bóng bàn 3
- Môn Bóng bàn 4
- Môn Bóng chuyền 1
- Môn Bóng chuyền 2
- Môn Bóng chuyền 3
- Môn Bóng chuyền 4
- Môn Hiphop 1
- Môn Hiphop 2
- Môn Bóng đá 1
- Môn Bóng đá 2
- Môn Bóng đá 3
- Môn Bóng đá 4
- Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Môn Xác suất thống kê
- Môn Cơ học kết cấu 1
- Môn Cơ học kết cấu 2
- Môn Địa cơ
- Môn Nguyên lý kiến trúc dân dụng – công nghiệp
- Môn Cấp thoát nước
- Môn Điện kỹ thuật xây dựng
- Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
- Môn Ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng
- Môn Kinh tế trong quản lý xây dựng
- Môn Kết cấu thép 1
- Môn Kết cấu bê tông cốt thép 1
- Môn Giáo dục quốc phòng 1 – Đường lối quân sự của Đảng
- Môn Giáo dục quốc phòng 2 – Công tác quốc phòng, an ninh
- Môn Giáo dục quốc phòng 3 – quân sự chung và chiến thuật
- Môn Khiêu vũ Tango
- Môn Khiêu vũ Cha cha cha
- Môn Nền móng công trình
- Môn Kỹ thuật thi công
- Môn Phân tích định lượng trong quản lý xây dựng
- Môn Quản trị học
- Môn Marketing trong xây dựng
- Môn Tin học chuyên ngành xây dựng
- Giao thông đô thị
- Môn Quản lý chất lượng xây dựng
- Môn Pháp luật trong xây dựng
- Môn Quản lý dự án chuyên ngành
- Môn Quản lý rủi ro dự án
- Môn Tổ chức thi công 1
- Môn Tổ chức thi công 2
- Môn Đồ án quản lý dự án
- Môn Chuyên đề dự toán kinh phí xây dựng
- Môn Môi trường trong xây dựng
- Môn Tài chính doanh nghiệp xây dựng
- Môn Lập và thẩm định dự án
- Môn Quản lý đấu thầu và hợp đồng
- Môn Tin học trong quản lý xây dựng
- Môn Đồ án tổ chức thi công 1
- Môn Đồ án tổ chức thi công 2
- Môn Năng suất lao động
- Môn Quản trị nguồn nhân lực
- Môn Quản lý bất động sản
- Môn Chuyên đề an toàn lao động
- Thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng
- Đồ án tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng
2. Những tố chất đòi hỏi trong ngành Quản lý xây dựng là gì?
Để có thể học ngành Quản lý xây dựng, bạn cần có kiến thức nền và một số kỹ năng đặc biệt và phẩm chất, điều này rất quan trọng để thành công trong lĩnh vực này:
2.1. Tinh thần năng động, trẻ trung, đam mê hứng thú ngành xây dựng
Ngành xây dựng chương trình học tương đối là khó và yêu cầu học viên cần phải dành nhiều thời gian để đào sâu nghiên cứu, tìm tòi học hỏi từ sách vở, internet cũng như từ những người đi trước. Bởi vậy bạn cần là một người học tập một cách tích cực, năng nổ, linh hoạt, hoạt bát, sáng tạo để có thể học chuyên ngành này một cách nhanh nhẹn hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó ngành nghề này về xây dựng, lại làm vai trò quản lý cho nên yêu cầu bạn phải thực sự có niềm yêu thích đối với nghề xây dựng. Vì vậy, nếu muốn thi vào ngành này, các bạn cần xác định từ khi là học sinh cấp 2, cấp 3 nhé và có sự tìm hiểu thật tốt cũng như bồi đắp niềm đam mê với ngành nghề xây dựng.
2.2. Quyết đoán, trách nhiệm
Trong môi trường xây dựng là môi trường rát nghiêm túc và thực tế vì vậy khi bạn làm việc cần quyết đoán nhanh chóng xử lý mọi việc cũng như phải có tinh thần trách nhiệm với những việc được giao, không chần chừ hay bỏ bê việc cho người khác.
Công việc này đòi hỏi sự tập trung cao độ và tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp.
2.3. Có khả năng làm việc cả độc lập và cả theo nhóm tập thể
Công việc này đòi hỏi bạn vừa phải là người hướng ngoại vừa phải là người hướng nội. Có lúc bạn bắt buộc làm việc một mình độc lập và có lúc bạn phải làm việc với rất nhiều người, giao tiếp trao đổi theo nhóm. Bởi vậy bạn phải trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cũng như nhanh chóng thích nghi, làm việc động lập khi có một mình để khiến công việc suôn sẻ hơn.
2.4. Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc hợp lý
Làm ngành xây dựng bạn sẽ cần phải phối hợp với nhiều người từ chủ đầu tư công trình, nhà thầu, tới công nhân xây dựng, thiết kế. bởi vậy việc phân bổ công việc, bố trí thời gian hiệu quả, tiết kiệm thì giờ, sắp xếp việc nào làm trước, sắp xếp gặp gỡ ai trao đổi công việc là rất cần thiết. Bạn cần học cách quản lý công việc cũng như quản lý thời gian tốt để làm việc hiệu quả, nhanh chóng.
3. Những cơ hội việc làm trong ngành Quản lý xây dựng là gì?
Sau khi tích lũy đủ kiến thức và được đào tạo chuyên sâu về ngành, sinh viên ngành Quản lý xây dựng có thể đảm nhiệm những công việc sau đây:
- Những công việc liên quan đến vị trí quản lý như: quản lý dự án, quản lý đấu thầu, kỹ sư quản lý công trình, kỹ sư quản lý xây dựng, quản lý kỹ thuật, quản lý công nghệ, quản lý tài chính, quản lý chất lượng,… ở những đơn vị, công ty về lĩnh vực xây dựng
- Giám đốc dự án
- Kỹ sư giám sát và thẩm tra dự án đầu tư của các công trình xây dựng
- Nghiệm thu các công trình về khoản lao động, định mức, thời gian và chi phí
- Quản lý các chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất cho các công ty xây dựng
- Làm giảng viên trường Đại học chuyên ngành Quản lý xây dựng
- Nghiên cứu sinh cho các trung tâm, viện nghiên cứu
- Giám đốc doanh nghiệp
- Quản lý tại doanh nghiệp tư nhân
- Đấu thầu, quản lý và giám sát thi công
- Dự toán, hạch toán và làm tư vấn cho các doanh nghiệp
Việc làm xây dựng tại Hồ Chí Minh
4. Mức lương của ngành Quản lý xây dựng
Do tính chất công việc khá nặng và vất vả nên mức lương của ngành nghề này có phần “nhỉnh” hơn mặt bằng chung của thị trường lao động.
Mức lương dành cho những người trong ngành này dao động từ 9 cho tới 12 triệu dựa vào năng lực, kinh nghiệm, trình độ tay nghề chuyên môn và số năm công tác.
Sau khi đọc những thông tin trên bạn có hiểu rõ ràng hơn về ngành Quản lý xây dựng là gì chưa? Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành này cũng như cả những ngành nghề khác trong work247.vn nhé! Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường tìm kiếm công việc lý tưởng.
1991 0