Trả lời cho câu hỏi ngành Y học cổ truyền ra làm gì?
Theo dõi work247 tạiTuổi thơ của chúng ta dường như ai cũng ít nhất một lần mơ giấc mơ sự nghiệp. Có người ấp ủ giấc mơ làm giáo viên, có người muốn trở thành cảnh sát, cũng nhiều em nhỏ lại muốn trở thành bác sĩ cứu người.
Với giấc mơ trở thành bác sĩ, dường như nó cho thấy một tâm hồn trẻ còn quá hồn nhiên bởi lũ trẻ chỉ hình dung được hình ảnh của những vị bác sĩ khoác trên mình chiếc áo blue trắng, mang theo ống nghe để đi chữa bệnh mà không biết rằng trong ngành Y có rất nhiều khía cạnh, nhiều vị trí khác nhau. Cho tới khi chúng ta đã đến ngưỡng cửa phải lựa chọn nghề nghiệp, bạn sẽ phải tìm hiểu vô vàn những thứ liên quan đến ngành Y, lúc này ắt bạn sẽ nghe đến cái tên Y học cổ truyền – một cái tên khá truyền thống, khá đậm màu sắc dân tộc và biết rằng, đây là một trong những ngành rất hot của ngành Y khoa nói chung. Chắc chắn bạn sẽ tò mò, ngành Y học cổ truyền ra làm gì?
Để giúp bạn trả lời câu hỏi đó, bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức quan trọng về ngành học này. Hãy theo dõi kỹ các thông tin được chia sẻ để hiểu hơn về ngành học này nhé.
1. Những kiến thức chung về ngành đào tạo Y học cổ truyền
1.1. Bạn có biết thế nào là Y học cổ truyền?
Y học Cổ truyền được gọi với cái tên quen thuộc khác là Đông y, một thuật ngữ được sử dụng nhằm nói tới nền y học có nguồn gốc ở Trung Quốc và xuất hiện tại Việt Nam từ thuở xưa. Y học cổ truyền phân biệt với Tây y – nền y học hiện đại có nguồn gốc từ phương Tây. Bài thuốc của Y học Cổ truyền được xây dựng dựa trên các lý luận của nền tảng triết học từ thời Trung Hoa cổ với Âm dương và Ngũ hành. Hai yếu tố này được xác định là có cân bằng thì mới giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhiệm vụ của hoạt động chữa bệnh là thiết lập lại sự cân bằng của Âm dương – Ngũ hành trong khi đó nền y học Phương Tây lại chú trọng đến các mảng kiến thức về vi sinh, giải phẫu, sinh lý,…
Nói tóm lại, Y học cổ truyền chính là một nền y học cổ dựa vào thuyết Âm dương – Ngũ hành. Khi điều trị bệnh tật qua nền y học này đồng nghĩa với việc người thầy thuốc điều chỉnh sự cân bằng cho Âm dương – Ngũ hành, qua đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
1.2. Ngành đào tạo trong lĩnh vực Y học cổ truyền là gì?
Ngành Y học cổ truyền là ngành học chuyên đào tạo cho sinh viên có các kiến thức cơ bản về chẩn đoán và điều trị bệnh tật thông qua phương pháp cổ truyền. Đồng thời ngành học cũng chủ đích đào tạo chuyên sâu vào kiến thức chuyên ngành như châm cứu, dưỡng sinh, dược học cổ truyền, bệnh học,
Kết quả sau khi tốt nghiệp ngành học, các bác sĩ bắt đầu ra hành nghề với khối kiến thức y học cổ truyền được chuyên sâu khi biết sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng cổ truyền như chữa bệnh thông qua liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt ; chữa bệnh bằng châm cứu, sử dụng thuốc đông y trong khám chữa bệnh,… Mặc dù ngành Y học cổ truyền có thời gian đào tạo 6 năm cũng giống với ngành y học hiện đại khác nhưng xét về nội dung chương trình học người ta đánh giá rằng, chương trình của ngành Y học cổ truyền nặng hơn do các bộ môn trong chuyên ngành có một thời lượng đào tạo lâu dài hơn.
1.3. Mục tiêu đào tạo của ngành Y học cổ truyền
Mục tiêu chung của ngành Y học cổ truyền là đào tạo ra những vị lương y có đầy đủ tài và đức, biết cách vận dụng thành thạo vốn kiến thức của cả nền y học cổ truyền và y học hiện đại và kết hợp thuần thục hai nền y học này phục vụ cho nhiệm vụ phòng và chữa bệnh. Ngoài ra, ngành học cũng hình thành ở người học khả năng làm nghiên cứu khoa học, tinh thần tự học để có thể chủ động nâng cao khả năng, trình độ y thuật của mình phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Việc làm y tế - dược tại Hà Nội
2. Ngành Y học cổ truyền đào tạo những kiến thức gì?
Có rất nhiều kiến thức được đào tạo trong ngành học này, nhưng nói tới yếu tố chuyên ngành, nhắc tới Y học cổ truyền ắt người ta sẽ nghĩ ngay tới những môn học như sau:
- Dược học cổ truyền: Dược học cổ truyền, Thực vật dược, Chế biến dược liệu, Dược lâm sàng, Các phương pháp bào chế thuốc Y học cổ truyền.
- Dưỡng sinh: Phương pháp thực dưỡng, Phương pháp xoa bóp
- Lĩnh vực chuyên môn: Lĩnh vực chuyên môn bao gồm ngoại/nội khoa, nhiễm, nhi, điều trị học, phụ sản,...
- Châm cứu: Châm tê, Đầu châm, Điện châm, Thủy châm
Ngoài ra, người theo chuyên ngành Y học cổ truyền cũng học nhiều phương pháp chữa bệnh khác một cách chuyên sâu trong Y học cổ truyền như dùng thuốc nam, thuốc bắc, chuyên sâu về chữa bệnh bằng bấm huyệt, chữa bệnh bằng xoa bóp,…
Ngành y tế công cộng ra làm gì?
3. Các đơn vị đào tạo chuyên ngành Y học cổ truyền
Vốn là một ngành đào tạo phương pháp trị bệnh dân gian cho nên ngành y học cổ truyền không xa lạ trong các đơn vị đào tạo. Bạn có thể tìm thấy một số ngôi trường có chuyên ngành đào tạo này, bao gồm: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y Dược Thái Bình, trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Đây đều là những cơ sở bạn có thể theo học Y học cổ truyền ở khu vực miền Bắc, thế còn khu vực miền Trung và miền Nam có cơ sở đào tạo ngành học này hay không?
Câu trả lời làCó. Tại khu vực miền Trung có một đơn vị đào tạo là trường Đại học Y Dược – Đại học Huế. Còn ở miền Nam hiện đang có hai cơ sở đào tạo, bao gồm: Đại học Y Dược Cần Thơ và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Ở mỗi trường đào tạo sẽ lấy số điểm trúng tuyển khác nhau. Nhưng bằng cái nhìn tổng quát thì để có thể thi vào ngành học này ở bất cứ ngôi trường nào vừa kể thì hãy chú ý trang bị kiến thức đủ mức điểm đao động trong khoảng 19,5 đến 22,5 điểm các bạn nhé. Hình thức tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia.
4. Tìm hiểu khối thi tuyển sinh của ngành Y học cổ truyền
Mã ngành của Y học cổ truyền là 7720115. Để thi vào ngành học này, bạn có thể đăng ký 1 trong hai khối thi được tổ chức thi tuyển sau:
- Khối A00: Xét kết quả thi tổ hợp bộ môn Toán – Lý - Hóa
- Khối B00: Xét kết quả thi tổ hợp bộ môn Toán – Hóa - Sinh
5. Xin việc ngành Y học cổ truyền sau tốt nghiệp có dễ không?
Theo những số liệu thống kê về nguồn nhân lực của ngành Y học cổ truyền, các chuyên gia phân tích nguồn nhân lực đã đưa ra nhận định rằng: nguồn nhân lực của ngành Y học cổ truyền trong xã hội hiện nay đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng. Chính vì thế mà ngành học này đã được tăng cường đào tạo ở nhiều trường y học để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Sau khi ra trường và đủ điều kiện cầm trong tay tấm bằng cử nhân Y học cổ truyền, các tân y sĩ sẽ có cơ hội lớn làm việc tại những bệnh viện chuyên về Y học cổ truyền, hoặc làm trong Khoa Y học cổ truyền có ở các cơ sở bệnh biện đa khoa các cấp. Trong quá trình học tập, sinh viên Y học cổ truyền đã được trang bị bài bản về các kỹ năng cơ bản của nghề thầy thuốc như bốc thuốc, kê đơn, bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, điện châm,… cho nên có thể sử dụng vốn kiến thức, kỹ năng đó để tự mình mở phòng khám tại nhà để kinh doanh hoặc nhận các yêu cầu của bệnh nhân khám chữa bệnh tại nhà. Cùng với đó, người học có thể tham gia vào nhiều chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thông qua phương pháp y học cổ truyền trong các chương trình y tế tại địa phương, tại các hội y tế hoặc tham gia nghiên cứu khoa học của ngành.
Việc làm y tế - dược tại Hồ Chí Minh
Với những hiệu quả đáng mừng mà nền Y học cổ truyền đóng góp cho công cuộc chữa trị bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho nên ngành này đang được áp dụng một cách phổ biến vào hoạt động y tế, nhiều người dân cũng chủ đích thăm khám và điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Thế nhưng một thực tế vẫn đang tồn tại đó là ở các cơ sở bệnh viện, cơ sở y tế nói chung vẫn còn khá mỏng về số lượng đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn Y học cổ truyền.
Các chuyên gia làm việc trong ngành y cũng đưa ra những nhận xét hết sức thiết thực rằng cơ hội nghề nghiệp của ngành Y học cổ truyền cũng tương đương với những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của các ngành y học hiện đại nên sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm được nhiều cơ hội việc làm khác nhau với đa dạng các vị trí khác nhau trong ngành. Không chỉ có cơ hội việc làm lớn, ngành Y học cổ truyền còn mang lại cho người học cơ hội nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn. Cùng tham khảo về vấn đề này để sự tìm hiểu của bạn thêm phần trọn vẹn,.
Việc làm công chức - viên chức
6. Mức lương của việc làm trong ngành Y học cổ truyền là bao nhiêu?
Năng lực, vị trí việc làm sẽ mang đến cho bạn một mức lương cụ thể tương ứng. Nếu bạn đảm nhận vị trí bác sĩ y học cổ truyền vừa mới ra trường thì sẽ có mức lương trong khoảng trên dưới 5 triệu. Nếu đã được xếp vào biên chế nhà nước thì các bác sĩ sẽ nhận lương theo từng bậc lương với cách tính như sau: 830 ngàn x hệ số lương 3.24 chưa kể còn nhiều khoản thu nhập khác chưa được tính vào và theo từng vị trí.
Theo thời gian làm việc, bản thân bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, mức lương sẽ tăng lên trong khoảng 10 triệu đồng và còn có thể mở thêm phòng khám tư tự kinh doanh riêng nếu như có tay nghề và chuyên môn giỏi. Có nghĩa là nghề nghiệp này cho phép bạn có thể chủ động trong công việc, chủ động cho các cơ hội việc làm.
Như vậy, thông qua các nội dung chia sẻ chi tiết về ngành Y học cổ truyền, bạn đã có được hình dung cơ bản, cụ thể nhất về một ngành học triển vọng thuộc lĩnh vực Y học. Hy vọng sự tìm hiểu này sẽ giúp ích nhiều để bạn lên kế hoạch theo đuổi nghề nghiệp thỏa ước mơ ngành y của mình.
3490 0