Occupancy trong khách sạn là gì? Occupancy rate là gì?

Theo dõi work247 tại
Trần Mai Phương tác giả work247.vn Tác giả: Trần Mai Phương

Occupancy trong khách sạn là gì? Có rất nhiều người luôn thắc mắc khi nhìn thấy occupancy hay occupancy rate, nhưng đối với ngành nhà hàng, khách sạn thì thuật ngữ này lại quá quen thuộc đối với họ. Để có thể hiểu occupancy là gì thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến occupancy trong khách sạn là gì.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Một số khái niệm trong ngành khách sạn

1.1. Occupancy là gì?

Occupancy là một thuật ngữ đã quá quen thuộc với những ai làm ngành khách sạn. nó mang ý nghĩa là xác suất thể hiện sự chiếm chỗ theo nghĩa dịch từ tiếng anh. Còn trên thực tế nó có ý nghĩa là tỷ suất sử dụng phòng khách sạn được dùng trong ngành nhà hàng, khách sạn. 

Occupancy là gì trong ngành khách sạn
Occupancy là gì trong ngành khách sạn?

Xem thêm: OTA trong khách sạn là gì? Vai trò của OTA

1.2. Occupancy rate là gì?

Occupancy rate trong ngành khách sạn có nghĩa là tỷ lệ lấp đầy, đây là một trong ba số liệu hữu ích nhất cho việc quản lý khách sạn cùng với tỷ lệ trung bình hàng ngày và doanh thu trên mỗi phòng trống. 

Tỷ lệ lấp đầy sẽ thay đổi theo từng tuần, tháng, quý, năm phụ thuộc vào lượng khách hàng đến nghỉ tại khách sạn. Thường con số biến động nhiều nhất là vào các thời điểm nghỉ lễ, hội hè,... mọi người có nhu cầu đi chơi thì các dịch vụ khách sạn sẽ nhộn nhịp hơn so với những ngày thường. 

Nói chung những người làm khách sạn đều mong muốn đạt được tỷ lệ lấp đầy cao, điều này cho thấy không gian khách sạn đang được sử dụng một cách tối đa và hiệu quả. Tuy nhiên lệ lệ lấp đầy cũng không nói lên hết được sự thành công trong doanh thu của khách sạn mà nó cần được kết hợp với các chỉ số khác để đạt được những lợi ích trong việc tối đa hoá doanh thu, chứ không chỉ có mỗi tỷ lệ lấp đầy. 

Nếu tỷ lấp đầy của khách sạn đang là 100% thì người quản lý có thể giảm tỷ lệ này xuống để đạt được những giá trị cao hơn. Có rất nhiều khách sạn chỉ đạt 80% lấp đầy nhưng giá trị doanh thu họ nhận được cao hơn so với những khách sạn đạt 100% tỷ lệ lấp đầy. Chính vì vậy mà tỷ lệ lấp đầy cần được tính toán để phù hợp với ngữ cảnh, cùng với giá trung bình hằng ngày và doanh thu trên mỗi phòng có sẵn. 

Occupancy rate là gì
Occupancy rate là gì?

Cách tính occupancy rate trong khách sạn bằng số phòng có người ở chia tổng số phòng trống. 

Ví dụ: Nếu khách sạn có 220 phòng và 210 phòng đã có người ở trong 1 ngày thì tỷ lệ lấp đầy là:

210/220 = 0.95 từ đây chúng ta sẽ thấy sẽ có 95% tỷ lệ phòng đã được lấp đầy.

Đây là tính toán tỷ lệ lấp đầy trên cơ sở mỗi ngày. Nếu bạn định tính tỷ lệ lấp đầy hàng tuần hoặc tỷ lệ trung bình mỗi tuần, sau đó cộng số lượng phòng đã bán mỗi ngày trong 7 ngày, chia tổng cho 7 và sau đó chia kết quả cho tổng số phòng có sẵn để bán trong khách sạn và nhân kết quả với 100 để có tỷ lệ phần trăm. Nghe có vẻ khó hiểu?

Tôi sẽ lấy cho bạn một ví dụ để có thể dễ dàng hiểu hơn. Nếu khách sạn ABC có tổng cộng là 100 phòng và số phòng đã có người ở mỗi ngày trong tuần như sau: Thứ 2 có 60 phòng, thứ 3 có 54 phòng, thứ 4 có 72 phòng, thứ 5 có 60 phòng, thứ 6 có 82 phòng, thứ 7 có 95 phòng và CN có 95 phòng. 

Tổng số phòng đã có người ở trong một tuần là 518 phòng

Trung bình số phòng đã có người ở là 518/7 = 74

Tỷ lệ lấp đầy hàng tuần sẽ là 74/100 = 0,74 hoặc 74%

Với ví dụ này chắc hẳn các bạn đã hiểu cách tính tỷ lệ lấp đầy hàng tuần rồi chứ.  Cũng tương tự như vậy tỷ lệ lấp đầy tháng, quý, năm sẽ tính như hàng tuần.

Tỷ lệ lấp đầy lý tưởng nhất của ngành khách sạn sẽ nằm trong khoảng từ 70% - 95%. 

Cách tính occupancy rate trong khách sạn
Cách tính occupancy rate trong khách sạn

 

2. Tại sao occupancy rate lại quan trọng trong ngành khách sạn

Tỷ lệ lấp đầy là một KPI quan trọng trong việc quản lý và phát triển khách sạn. Tỷ lệ này sẽ giúp bạn có những đánh giá về mức độ có bao nhiêu phòng được đạt và bao nhiêu phòng còn trống. Tỷ lệ lấp đầy sẽ phản ánh một khách sạn hoạt động kinh doanh tốt là khi tỷ lệ lấp đầy cao, còn tỷ lệ mà thấp thì khách sạn cần xem xét và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để có thể tăng tỷ lệ lấp đầy.

Các dịch vụ của khách sạn có đáp ứng được nhu cầu và đem lại những trải nghiệm tốt cho khách hàng hay không, hay giá của dịch vụ khách sạn khá cao, khu vực vị trí khách sạn không lý tưởng thì tỷ lệ lấp đầy cũng sẽ thấp. Nhìn vào đây nhà quản lý khách sạn sẽ có những đánh giá và điều chỉnh mức giá phù hợp để khách hàng có thể đến đặt phòng.

Thường khách hàng thường nhìn vào tỷ lệ lấp đầy phòng của một khách sạn để đánh giá chất lượng của khách sạn đó và luôn đặt câu hỏi tại sao khách sạn này lại có ít người đến ở như thế, có phải chăng dịch vụ của họ không tốt hay vì nguyên nhân nào khác. Với thời đại công nghệ hiện nay mọi người thường booking phòng khách sạn qua internet, đây là lý do tại sao khách hàng có thể dễ dàng thấy tỷ lệ này của khách sạn.

Xem thêm: Outlet trong khách sạn là gì? Mô hình outlet phổ biến tại khách sạn

3. Có cách nào để tăng occupancy rate trong ngành khách sạn

3.1. Xác định vị trí của khách sạn trong ngành khách sạn

Trước khi tìm ra các chiến lược tăng tỷ lệ lấp đầy, khách sạn cần xác định doanh thu và marketing của mình ở đâu để từ đó có những hướng phát triển rõ ràng nhất. Bạn cần xác định chi phí cố định của phòng trống để có thể tính toán xem nên đặt giá phòng sao cho hợp lý. 

Các chương trình marketing đã hiệu quả chưa, khách hàng đã nhận diện được hình ảnh khách sạn, hay biết đến các chương trình khuyến mại của khách sạn hay chưa. Xây dựng các kênh quảng cáo, truyền thông khách sạn đến với khách hàng của mình là cách để khách sạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng.

Xác định vị trí của khách sạn trong ngành khách sạn
Xác định vị trí của khách sạn trong ngành khách sạn

3.2. Tạo những bản đồ lộ trình đường đi cho khách hàng

Thường mọi người có xu hướng tìm những khách sạn để đặt phòng phải gần những tuyến đường họ đi hay xung quanh đó phải có những trung tâm giải trí, mua sắm, các phương tiện đi lại thuận tiện và các tiện ích khác. Việc xây dựng lộ trình sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian tìm đường, cũng như dễ dàng di chuyển từ điểm nọ đến điểm kia.

Đây cũng là cách để khách sạn có thể tăng tỷ lệ đặt phòng.

Tạo những bản đồ lộ trình đường đi cho khách hàng
Tạo những bản đồ lộ trình đường đi cho khách hàng

3.3. Xây dựng hình ảnh khách sạn

Hiện nay với thời đại của kỹ thuật số, mọi hoạt động kinh doanh đều ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong chỉ có ngành khách sạn và còn nhiều ngành khác. 

Để tăng tỷ lệ đặt phòng rất nhiều chiến lược đã được đưa ra để tăng sự nhận biết của khách hàng đối với khách sạn như: xây dựng kênh website riêng của khách sạn để khách hàng có thể đặt phòng, trải nghiệm những không gian phòng khách sạn thông qua hình ảnh, âm thanh, video.

Ngoài ra có các kênh tiếp thị truyền thông mạng xã hội, đây là nơi mà có lượng người dùng lớn tham gia. Việc quảng cáo, đưa những thông điệp trên các kênh này sẽ dễ dàng tiếp cận đến mọi khách hàng. 

Xây dựng hình ảnh khách sạn
Xây dựng hình ảnh khách sạn

Báo điện tử đang trở nên phổ biến và số lượng trang báo điện tử hiện nay với số lượng lớn, đây cũng là không gian để ngành khách sạn có thể đem đến những hình ảnh, giá trị thông điệp của mình gửi đến khách hàng. 

Điều quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh khách sạn là việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cơ sở hạ tầng khách sạn phải đảm bảo an toàn cũng như chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo. Có như vậy giá trị hình ảnh khách sạn mới được khách hàng chú trọng. 

Ngành khách sạn ngày càng bị bão hoà do kinh tế ngày càng phát triển, có sự hội nhập quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia vào ngành khách sạn. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh rất lớn. Để tăng tỷ lệ lấp đầy thì các khách sạn cần có những chiến lược riêng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Bài viết trên đây của work247.vn cũng đã phần nào giúp bạn hiểu được occupancy trong khách sạn là gì. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem509 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT