Phát triển bản thân là gì? Thay đổi chính mình ngay hôm nay!

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 20-05-2024

Dù bạn có đang làm gì, trái đất vẫn quay và thế giới xung quanh vẫn không ngừng biến đổi với tốc độ nhanh chóng mặt. Đừng bao giờ thỏa mãn với những gì mà bạn thân đã có, các chuyên môn, kiến thức có thể giá trị vào hôm nay, nhưng rất có thể lỗi thời vào ngày mai. Đó là lý do mỗi người cần thay đổi và phát triển bản thân mình để trở thành phiên bản tốt hơn, tốt hơn nữa. Mặc dù phát triển bản thân đã được phổ biến rộng rãi, nhưng ít ai hiểu đúng về khái niệm này. Phát triển bản thân là gì? Cùng nhau khám phá qua vài kiến thức được chia sẻ sau đây nhé!

Mẫu CV xin việc

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu khái niệm phát triển bản thân là gì?

Đi đâu chúng ta cũng dễ dàng nghe được thuật ngữ phát triển bản thân. Và ai trong chúng ta cũng hiểu rõ việc phát triển, nâng cao kiến thức, hoàn thiện giá trị bản thân mỗi ngày là yếu tố cần và đủ để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, dường như những khái niệm đó chỉ mơ hồ về mặt lý thuyết, còn phát triển bản thân là gì thì không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu chính xác.

Tìm hiểu khái niệm phát triển bản thân là gì?
Tìm hiểu khái niệm phát triển bản thân là gì?

Phải khẳng định, phát triển bản thân là một quá trình mang tính lâu dài, bởi chúng không được giới hạn về mặt thời gian, phát triển bản thân cần thiết cho cả hôm nay và tương lai, bất chấp con người già đi hoặc thế giới xung quanh không ngừng biến động. Phát triển hay thay đổi ở đây, không đơn thuần dừng lại ở việc gia tăng thành tích cá nhân hay thu nhập cuộc sống. Phát triển bản thân là quá trình làm mới, nâng cao tổng hợp những yếu tố bao gồm ngoài hình, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống, trí thông minh, trí tuệ cảm xúc,...

Phát triển bản thân không bắt buộc mỗi người phải nỗ lực và cố gắng tranh đấu để trở thành người giỏi nhất hay người có năng lực nhất. Mà phát triển bản thân chú trọng đến hành trình hướng đến và phấn đấu để đạt được phiên bản của chính mình tốt hơn ngày hôm qua. Đó cũng chính là lý do mỗi chúng ta nên hiểu đúng bản chất và ý nghĩa của phát triển bản thân, không nên lấy chúng làm áp lực để “dày vò” năng lượng bên trong của mỗi người.

Cùng tìm hiểu: Năng lực bản thân là gì?

2. Bốn nhóm nền tảng để phát triển bản thân

Nhiều chuyên gia cho rằng, có tổng cộng bốn nhóm nền tảng làm cơ sở để phát triển bản thân của mỗi người. Đó là những nền tảng như sau:

Bốn nhóm nền tảng để phát triển bản thân
Bốn nhóm nền tảng để phát triển bản thân

2.1. Nền tảng về giá trị

Người luôn muốn mình trở nên xuất sắc, muốn bản thân làm được những điều mà người khác không làm được, muốn phát triển xa và rộng hơn là người sở hữu nền tảng giá trị cốt lõi rất cứng rắn, họ không bao giờ muốn thỏa hiệp với những giá trị đó. Chẳng hạn như, khi bản thân xác định được giá trị của mình là dũng cảm, và bạn có nỗ lực tạo nên những tình huống ngoại lệ, để lúc đó phó mặc và đổ thừa cho hoàn cảnh, sau đó khiến bản thân bỏ qua giá trị của mình là dũng cảm? Vậy giá trị thực sự của bạn là gì?

2.2. Nền tảng về thái độ

Trong cuộc sống, bản chất của mọi sự việc, mọi vấn đề là như nhau. Cùng là một sự thất bại, nhưng có người vì đó mà tích lũy kinh nghiệm, rút ra bài học quý giá cho bản thân, đứng lên và tìm kiếm cơ hội mới. Nhưng cũng có không ít người vì đó mà lún sâu vào buồn phiền, chán nản, muốn bỏ cuộc và thậm chí là không thể nào vực dậy tinh thần. Nói như vậy để thấy rằng, mọi sự việc và kết quả chuyển biến như thế nào sau đó là tùy vào cách tiếp cận của mỗi người, tích cực hay tiêu cực mà thôi.

Nền tảng về thái độ
Nền tảng về thái độ

Người đời có câu: “Thái độ quan trọng hơn trình độ”, trong công việc vẫn thường hay nói: “Tuyển dụng về thái độ, huấn luyện về kỹ năng”. Đó chính là lý do những người ban đầu đã có thái độ không tốt, thì rất khó để dạy bảo và tự phát triển bản thân mình.

2.3. Nền tảng về kiến thức

Kiến thức, tri thức là những gì mà chúng ta được tiếp cận từ lúc còn nhỏ, đặc biệt trong quãng thời gian 12 năm học phổ thông và cả những năm tháng đại học dài đằng đẵng. Tuy nhiên, kiến thức ở đây không chỉ giới hạn bởi những gì mà chúng ta được dạy ở trường, ở lớp. Trong một thế kỷ rất khác, kiến thức là một đại dương và có lẽ, sự rộng lớn, vĩ đại của nó sẽ là nguồn động lực để chúng ta phát triển bản thân cả đời.

2.4. Nền tảng về kỹ năng

Nền tảng về kỹ năng
Nền tảng về kỹ năng

Thật vô ích với những người có kiến thức, nhưng hạn chế về kỹ năng. Trên thực tế, kỹ năng sống, kỹ năng mềm là những thứ mà chúng ta bị hạn chế nhất, thậm chí trước đây chúng còn chẳng được nhắc đến trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Không trau dồi và giảng dạy kỹ năng cho người học là một điểm yếu của nền giáo dục nước ta. Kỹ năng là một trong những yếu tố cốt lõi để phát triển bản thân mỗi ngày.

Mỗi người nếu muốn phát triển bản thân, đều phải cần học hỏi và rèn luyện bốn nhóm nền tảng này. Đó là những gì sẽ giúp bạn định hướng được cụ thể cái gì cần nâng cao, cần học hỏi một cách có hệ thống để phát triển bản thân liên tục, về mọi khía cạnh, mà không đơn thuần dừng lại ở việc tiếp nhận dữ liệu và thông tin.

3. Yếu tố nào quyết định sự thành công trong phát triển bản thân của bạn?

Hiểu được phát triển bản thân là gì, nhưng bạn có biết yếu tố nào quyết định sự thành công trong việc phát triển bản thân của mỗi người?

Yếu tố nào quyết định sự thành công trong phát triển bản thân của bạn?
Yếu tố nào quyết định sự thành công trong phát triển bản thân của bạn?

- Thứ nhất, vượt qua giới hạn của sự an toàn

Thông thường, bản năng của mỗi người là cảm thấy rụt rè, thậm chí là giữ tâm lý sợ sệt với những gì không chắc chắn, mới mẻ, không quen thuộc. Vùng an toàn luôn cho chúng ta cảm giác hưởng thụ và bình yên. Nhưng với những ai muốn phát triển bản thân, chúng lại là một thứ chúng ta cần phá bỏ. Những cái mới sẽ là thử thách khiến bạn phải vượt qua, là một nhiệm vụ chưa từng làm, một thói quen chưa từng thực hiện.

- Thứ hai, nghiêm túc với mục tiêu của bản thân

Mục tiêu là yếu tố căn bản giúp chúng ta duy trì được cảm hứng và sự nỗ lực mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, bởi trên thực tế, mọi người có xu hướng làm việc theo cảm tính mà ít ai phân tích đúng sai, thiệt hơn. Những mục tiêu được đưa ra cần mang tính khả thi, không xa rời thực tế, mục tiêu càng lớn càng khiến hành động của bạn nhỏ. Do vậy, đặt từng mục tiêu ngắn hạn, thực hiện theo quy trình từng bước, có kế hoạch rõ ràng, hướng đến một mong muốn to lớn của bạn ở tương lai để luôn duy trì được sự nỗ lực của mình. Rất nhiều cách để tìm kiếm mục tiêu của bản thân và duy trì nó mỗi ngày. Chẳng hạn như đọc sách.

- Thứ ba, xây dựng kế hoạch phát triển bản thân cụ thể

xây dựng kế hoạch phát triển bản thân cụ thể
Xây dựng kế hoạch phát triển bản thân cụ thể

Phát triển bản thân ai cũng muốn, nhưng không ai giống ai, mỗi người dường như sẽ thích hợp với một phương pháp phát triển riêng biệt. Xây dựng kế hoạch theo lộ trình cụ thể, có thể phân chia theo từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng năm để thực hiện dần dần. Cứ mỗi mục tiêu, hãy gắn liền chúng với một phần thưởng, hoặc một “bản án kỷ luật” nào đó nếu bạn không thực hiện được để tránh việc bỏ cuộc giữa chừng nhé.

4. Xây dựng lộ trình phát triển bản thân cụ thể

Lộ trình phát triển bản thân là gì? Cần tạo ra chúng sao cho phản ánh đúng tính cách của mỗi cá nhân để thực hiện dễ dàng hơn. Dưới đây là gợi ý:

4.1. Thực sự biết bản thân muốn gì và cần gì?

Chúng ta sẽ dễ dàng đạt đến sự thành công nếu như biết bản thân muốn gì và cần gì? Hãy luôn đặt ra câu hỏi và tự vấn bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Hành trình phát triển bản thân còn lắm gian nan, do đó việc xác định đam mê, mong muốn của bản thân đóng vai trò như là một nền móng vững chắc để tiếp tục đặt những viên gạch phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Thực sự biết bản thân muốn gì và cần gì?
Thực sự biết bản thân muốn gì và cần gì?

4.2. Chủ động học hỏi và tìm kiếm

Phát triển bản thân không một sớm một chiều mà thành công, chúng cần được bắt đầu từng bước, theo từng giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn như, bạn muốn trở thành một bậc thầy trong kỹ năng giao tiếp, bạn phải xây dựng lộ trình tự rèn luyện tại nhà, hay thời gian học tập kỹ năng giao tiếp trên lớp học,... Bạn muốn cải thiện ngoại hình, thì hãy bắt tay vào việc tìm hiểu những chế độ ăn uống, tập luyện, chăm sóc da lành mạnh,... Không có thói quen xấu nào là không thể bỏ, và cũng không có thói quen tốt nào là không thể học hỏi. Chỉ cần giữ một tinh thần, động lực tích cực cùng sự kiên trì vững vàng bạn nhé!

4.3. Tham gia một khóa học phát triển bản thân

Ngày nay, phát triển bản thân không còn nằm trên những trang lý thuyết cứng nhắc. Bạn hoàn toàn có thể học hỏi chúng thông qua những khóa học phát triển bản thân online, hay trực tiếp trên các lớp học. Những người xây dựng các khóa học phát triển bản thân thường là những cá nhân, chuyên gia xuất sắc, họ đã thành công trong việc phát triển bản thân của họ và mong muốn được truyền tải lại những kinh nghiệm và bài học dành cho bạn.

Tham gia một khóa học phát triển bản thân
Tham gia một khóa học phát triển bản thân

Với những ai cảm thấy tự mình phát triển bản thân là quá khó, việc tìm đến sự trợ giúp của các khóa học sẽ giúp bạn thực hiện một cách hiệu quả và khôn ngoan hơn.

5. Bí quyết phát triển bản thân của người thành công

5.1. Trải nghiệm, học hỏi kinh nghiệm từ người khác

Học hỏi luôn là một ý tưởng không bao giờ lỗi thời cho những ai mong muốn phát triển bản thân mỗi ngày. Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở việc học những người thành công, mà còn học từ những người thất bại. Một người thành công sẽ mở ra cho bạn những câu chuyện và những kinh nghiệm quý giá. Người thất bại sẽ cho bạn hình ảnh chân thực và giúp bạn hạn chế được những cú vấp ngã trên đường đời.

Thường xuyên tham gia những cuộc hội thảo, những sự kiện có sự góp mặt của những chuyên gia, diễn giả bậc thầy cũng giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều hay.

5.2. Duy trì thói quen đọc sách

Duy trì thói quen đọc sách
Duy trì thói quen đọc sách

Nhiều ý kiến cho rằng, đọc sách là một thói quen sáo rộng, vì chúng chỉ là lý thuyết, khiến chúng ta u mê và không đi vào thực tế. Nhưng đó là một ý kiến hoàn toàn sai lầm, sách là một kho trí tuệ khổng lồ, đa năng và quý giá mà mỗi người cần học hỏi, nâng niu. Việc phát triển bản thân không thể bỏ qua bước đọc sách, chúng giúp bạn tìm hiểu và khám phá thêm nhiều nguồn tri thức mới, kinh nghiệm, kỹ năng và chuyên môn mà bạn mong muốn.

Tiết lộ: Cách viết kế hoạch phát triển bản thân trong CV

5.3. Xây dựng những mối quan hệ hữu ích

Ông cha đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “Đi theo bụt mặc áo cà sa. Đi theo ma mặc áo giấy”. Nói như vậy để thấy rằng việc phát triển bản thân của một người phụ thuộc rất nhiều vào những mối quan hệ xung quanh của họ. Bạn có thể tìm hiểu về một người thông qua việc quan sát những người mà họ tiếp cận và chơi hàng ngày. Để phát triển tốt nhất, hãy cố gắng kết giao và duy trì mối quan hệ với những người bạn tốt, những người có cùng tư duy phát triển và mong muốn được phát triển bản thân mỗi ngày giống như bạn nhé.

Phát triển bản thân là gì? Hy vọng những chia sẻ của Hà Linh sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục hành trình tìm phiên bản tốt hơn của chính mình!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem5181 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT