Phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì và bí kíp để vượt qua dễ dàng

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 17-05-2024

Đối với mặt nhà tuyển dụng luôn là nỗi lo lắng chung của hầu hết ứng viên khi đi xin việc. Thế nhưng có những ứng viên phải trải qua đến 2 lần thử thách mới có cơ hội được đặt tay vào ngưỡng cửa vị trí tuyển dụng đó. Lý do nằm ở việc một số doanh nghiệp hiện nay sẽ có thêm một vòng phỏng vấn thứ 2. Vậy phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý về câu hỏi và câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Mục đích của vòng phỏng vấn thứ 2 

Mục đích của vòng phỏng vấn thứ 2
Mục đích của vòng phỏng vấn thứ 2 

Hiện nay công tác tuyển dụng nhân sự đang cắt giảm khá là tối đa các bước, vừa để tiết kiệm nhân lực tuyển dụng cũng vừa nhanh chóng “giữ chân” được ứng viên. Không những thế các doanh nghiệp cũng nhận ra rằng chỉ khi ứng viên thực sự bắt tay vào công việc mới có thể đánh giá được khách quan nhất năng lực của ứng viên đó. Vậy nên thông thường quá trình tuyển dụng thường gồm có: vòng CV, vòng phỏng vấn với bộ phận nhân sự và vòng phỏng vấn chuyên môn. Chúng ta có thể hiểu ở đây vòng phỏng vấn thứ 2 chính là vòng phỏng vấn chuyên môn của ứng viên.

Ở vòng này, ứng viên sẽ trực tiếp đối mặt với trưởng bộ phận/giám đốc phòng ban hoặc là người chịu trách nhiệm quản lý của vị trí mà bạn ứng tuyển. Người này thường có chuyên môn khá cao cũng như năng lực lãnh đạo tốt cho nên sẽ được giao phó để kiểm tra đánh giá chuyên môn của ứng viên trong buổi phỏng vấn vòng 2. Người phỏng vấn sẽ lần lượt đưa ra các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành hoặc các bài tập tình huống để đánh giá kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên. Một vài doanh nghiệp khác thì thông qua vòng phỏng vấn này để sàng lọc ứng viên, tìm ứng viên có triển vọng nhất để đầu tư và phát triển tiềm lực. 

2. Các câu hỏi hay được hỏi trong vòng phỏng vấn thứ 2

Các câu hỏi hay được hỏi trong vòng phỏng vấn thứ 2
Các câu hỏi hay được hỏi trong vòng phỏng vấn thứ 2

Mục đích của vòng phỏng vấn thứ 2 chính là để đánh giá chuyên môn ứng viên vậy nên các câu hỏi sẽ thường chỉ xoay quanh vấn đề này và làm nổi bật rõ các đặc điểm của ứng viên như:

- Kiến thức ngành 

- Kỹ năng giải quyết 

- Ý tưởng đột phá

- Khả năng đặc trưng riêng 

Vì trước đó bạn đã trải qua vòng phỏng vấn về văn hóa, tác phong cho nên ở vòng 2 này những câu hỏi về bản thân ứng viên sẽ không đề cập đến. 

2.1. Những câu hỏi về kiến thức ngành 

Dưới đây là câu hỏi vòng 2 cho một số ngành phổ biến nhất 

Ngành nhân sự:

- Trách nhiệm quan trọng nhất của nhân sự là gì?

- Các kênh tuyển dụng hiệu quả nhất hiện nay?

- Quy trình tuyển dụng nhân sự đúng nhất là?

- Cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn nội bộ?

- Các phần mềm quản lý nhân sự mà bạn từng sử dụng?

- …

Những câu hỏi về kiến thức ngành
Những câu hỏi về kiến thức ngành 

Ngành kinh doanh:

- Triển vọng của một nhân viên kinh doanh là gì?

- Các cách để lọc khách hàng tiềm năng? 

- Dấu hiệu nhận biết khách nét?

- Cách xử lý khi khách hàng dò giá?

- Các phương pháp chốt sale hiệu quả?

- ...

Ngành IT phần mềm

- Ngôn ngữ lập trình bạn sử dụng là gì?

- Thách thức về công nghệ thông tin khó nhất mà bạn từng đối mặt?

- Làm thế nào để hạn chế bug trong lập trình?

- Các công cụ để kiểm soát nguồn?

- Mấu chốt quan trọng nhất của coder là gì?

- …

Với những câu hỏi chuyên môn này lời khuyên cho bạn đó là các bạn hãy vận dụng thật chắc những gì mình đã học được ở trường lớp hoặc thông qua kinh nghiệm làm việc trước đó để trả lời. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung đây vẫn là một mức độ câu hỏi chuyên môn khá dễ mà ứng viên chỉ cần có nền tảng vững vàng có thể trả lời được. Mẹo dành cho bạn khi trả lời các câu hỏi chuyên môn đó là hãy đính kèm những ví dụ là những kinh nghiệm làm việc trước đó của mình để chứng minh hơn năng lực của bản thân. 

Việc làm bảo hiểm

2.2. Các câu hỏi về tác phong khi làm việc

Các câu hỏi về tác phong khi làm việc
Các câu hỏi về tác phong khi làm việc

Nếu bạn đã nghe về câu nói “Thái độ quyết định nên sự thành công” thì chính chân lý này đã được các doanh nghiệp áp dụng để tuyển chọn được ứng viên tốt nhất cho mình. Đó cũng chính là kim chỉ nam của buổi phỏng vấn vòng 2. Với những dạng câu hỏi về thái độ, tác phong làm việc sẽ dành cho cho tất cả các vị trí chứ không cố định riêng ở ngành nào, bộ phận hay vị trí nào. Dưới đây sẽ là các câu hỏi cùng gợi ý trả lời.

Câu hỏi: Điểm khác biệt của bạn so với những ứng viên khác?

Gợi ý trả lời: Tôi là một người có khả năng học hỏi rất nhanh cho nên bên cạnh những kỹ năng chuyên môn như bao ứng viên khác, tôi còn có thể có thêm một số kỹ năng khác, phục vụ trực tiếp cho công việc như: thiết kế, sáng tạo nội dung, đối ngoại, … Chính vì vậy ưu điểm của tôi chính là một nhân viên đa di năng, nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đào tạo lẫn nhân lực ở một số khâu mà tôi có thể kiêm nhiệm. 

Câu hỏi: Điều gì khiến bạn cảm thấy có động lực khi làm việc ở công ty chúng tôi?

Gợi ý trả lời: Tôi đã có sự tìm hiểu trước về quý công ty mà biết rằng đây chính là một môi trường làm việc mở giúp tôi có thể phát triển được năng lực của bản thân mình. Đó là lý do mà tôi sẽ tìm được động lực từ chính những thành công của các quản lý/lãnh đạo đương nhiệm của công ty. Không những thế những cơ hội đột phá mà công ty tạo điều kiện cũng sẽ khiến tôi có hào hứng để làm việc hơn.

Câu hỏi: Bạn sẽ làm gì để đóng góp cho sự phát triển của vị trí mà bạn ứng tuyển 

Gợi ý trả lời: Trước tiên, từ cái nhìn chủ quan của tôi, tôi nhận thấy mảng … của quý công ty đang làm khá tốt. Tuy nhiên, điều chúng ta cần cho sự phát triển chung của doanh nghiệp là sự tốt lên hằng ngày chứ không phải chỉ dậm chân tại chỗ. Vậy nên tôi sẽ liên tục học hỏi những thành tựu, xu hướng mới ở thị trường bên ngoài để cùng với các cộng sự của mình sáng tạo, đổi mới và bắt kịp với xu thế chung của toàn cầu đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. 

Làm thế nào để bạn có thể trau dồi được năng lực của mình?
Làm thế nào để bạn có thể trau dồi được năng lực của mình?

Câu hỏi: Làm thế nào để bạn có thể trau dồi được năng lực của mình?

Gợi ý trả lời: Để có thể trau dồi được năng lực của mình, trước tiên tôi sẽ học hỏi từ chính các đồng nghiệp và cấp trên của tôi vì mỗi người sẽ sở hữu những ưu điểm riêng mà tôi có thể học tập. Thứ hai tôi luôn chủ động tìm tòi và bổ sung kiến thức cho mình thông qua sách vở, internet về chính chuyên ngành của mình. Đồng thời tự mình rèn luyện các kỹ năng sẵn có hằng ngày. Điều này giúp tôi không bị thụt lùi lại cũng như bị thui chột bất kỳ kỹ năng hay kinh nghiệm nào. 

3. Các bước chuẩn bị cho phỏng vấn vòng 2

Để vòng phỏng vấn thứ 2 được diễn ra trơn tru thành công thì ứng viên cần phải có cho mình một sự chuẩn bị tốt nhất. Đây chính là lúc để bạn vạch ra cho mình một chiến lược cụ thể cũng như các bí quyết để chiếm trọn được thiện cảm và sự tin tưởng của nhà tuyển dụng. 

3.1. Xem lại kỹ JD của vị trí ứng tuyển 

Xem lại kỹ JD của vị trí ứng tuyển
Xem lại kỹ JD của vị trí ứng tuyển 

Điều đầu tiên mà các bạn cần làm đó là xem lại kỹ phần mô tả công việc của vị trí mà bạn ứng tuyển. Mục đích của việc này chính là xác định lại những gì mà công ty đang cần để tự mình làm nổi bật các kỹ năng hay đặc điểm đó trong buổi phỏng vấn. Bởi mặc dù vị trí công việc thì giống nhau song ở công ty này, trách nhiệm công việc có thể khác với công ty kia. Cho nên khi ưu điểm của bạn về trách nhiệm yêu cầu đó được nổi bật hơn, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn. Không những thế dựa vào JD bạn còn biết được những gì mình sẽ phải đối mặt trong vòng phỏng vấn thứ 2 để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

3.2. Trau dồi lại các kiến thức và kỹ năng chuyên môn 

Các bạn có thể coi buổi phỏng vấn vòng 2 giống như một bài kiểm tra năng lực tại trường học của bạn. Vậy nên điều bạn cần làm trước khi bước vào buổi phỏng vấn đó chính là ôn bài. Hãy trau dồi và tổng hợp lại toàn bộ kiến thức và kỹ năng chuyên môn của bạn để chắc chắn rằng bạn sẽ không mắc một lỗi sai cơ bản nào khi trình bày về những kiến thức này. Cùng với đó, các bạn có thể lên internet để tìm kiếm những xu hướng mới nhất trong mảng công việc của bạn để có thể thể hiện được sự lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức hiện đại trước nhà tuyển dụng. 

3.3. Chuẩn bị trang phục, hình thức

Chuẩn bị trang phục, hình thức
Chuẩn bị trang phục, hình thức

Cái nhìn về hình thức khá quan trọng khi một nhà tuyển dụng đánh giá và nhận xét về một ứng viên. Không chỉ vậy, họ cũng có thể đánh giá được phong cách làm việc và tính cách của bạn thông qua trang phục và kiểu tóc mà bạn chọn cho buổi phỏng vấn. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên lựa chọn một bộ trang phục công sở lịch sự, ưu tiên những gam màu sáng, sạch sẽ và gọn gàng. Không những thế tóc tai cũng nên để gọn gàng có thể nhìn rõ được gương mặt sáng sủa của bạn và giúp bạn tự tin hơn trước nhà tuyển dụng. 

3.4. Đến trước giờ phỏng vấn khoảng 15 phút 

Một trong những yếu tố thể hiện được sự chuyên nghiệp của ứng viên đó là đến đúng giờ. Tuy nhiên các bạn nên đến trước giờ phỏng vấn khoảng 15 phút để có thể có được sự chuẩn bị và sẵn sàng tốt nhất. 15 phút này không chỉ giúp bạn khắc phục kịp thời các sự cố phát sinh mà còn giúp bạn có thời gian để tìm hiểu về công ty thông qua trò chuyện với nhân sự của công ty. Hoặc các bạn cũng có thể dành thời gian để làm quen với không khí của nơi phỏng vấn giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng, từ đó tiếp thêm sự tự tin khi đối mặt với nhà tuyển dụng. 

Việc làm nhân sự

4. Một vài lưu ý cho buổi phỏng vấn lần 2

Một vài lưu ý cho buổi phỏng vấn lần 2
Một vài lưu ý cho buổi phỏng vấn lần 2

Buổi phỏng vấn lần 2 chính là cơ hội cuối cùng để bạn chứng minh năng lực và thuyết phục được nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Chính vì vậy mà bạn cần chắc chắn không có lỗi sai nào hay việc áp dụng các mẹo nào đó khiến nhà tuyển dụng gật đầu trao cơ hội cho bạn.

Sẽ có khá nhiều dạng câu hỏi được đưa ra cho bạn chứ không đơn thuần chỉ là những câu hỏi trực tiếp mà có thể có những dạng câu hỏi về tình huống hay những câu hỏi mẹo bạn thấy không liên quan chút nào đến công việc. Tuy nhiên hãy nhớ rằng mục đích của vòng này là gì và thực tế những kiểu câu hỏi đó chỉ là “cái bẫy” để gài ứng viên mà thôi. Bạn hãy cố gắng đưa nó về một hệ quy chiếu liên quan đến chuyên môn để có được câu trả lời thỏa đáng nhất. 

Ngoài ra, một trong những mẹo vặt để khiến nhà tuyển dụng đánh giá năng lực bạn cao hơn đó chính là việc đặt ngược câu hỏi. Hãy tranh thủ những cơ hội được đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng để đưa ra được định hướng cũng như mong muốn của bản thân. Thông qua đó bạn cũng biết được khả năng đáp ứng của công ty đối với bạn là gì và một lần nữa các bạn có thể nâng cao được giá trị của bản thân mình trong buổi thương lượng “cân não” này. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin và chia sẻ đầy đủ, chi tiết nhất về buổi phỏng vấn vòng 2 ở một số doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã có thể tự trả lời được câu hỏi “Phỏng vấn vòng 2 thường hỏi gì” cũng như bỏ túi cho mình được những kinh nghiệm quý báu nhất. Chúc bạn vạn sự thành công trong buổi phỏng vấn này!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem9073 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT