Quản lý bán hàng gồm những gì? Nhiệm vụ của người quản lý là gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Ngày đăng: 09-10-2024

Hôm nay, work247.vn sẽ bật mí cho bạn Quản lý bán hàng gồm những gì. Bên cạnh đó, cùng làm rõ nhiệm vụ của người quản lý để có cái nhìn rõ nét nhất nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Quản lý bán hàng gồm những gì? - Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi lên vị trí Quản lý, khi họ phải chịu trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ và công việc quản lý bán hàng. Nếu như bạn đang phân vân liệu rằng quản lý bán hàng gồm những gì, công việc mà một người quản lý bán hàng cần thực hiện, cùng với đó là những yếu tố tiên quyết không thể thiếu trong khâu quản lý bán hàng thì hãy cùng work247.vn chúng tôi tìm hiểu ngay về những vấn đề này nhé!

1. Quản lý bán hàng gồm những gì? 

1.1. Quản lý bán hàng là gì?

Quản lý bán hàng được định nghĩa chính là hoạt động quản trị của những người hoặc nhóm người, họ thuộc lực lượng bán hàng, bao gồm những người liên quan đến các hoạt động như: Giao hàng, dịch vụ khách hàng, nhóm sales sản phẩm, đội trưng bày, trade marketing, bảo hành bảo trì.

Quản lý bán hàng gồm những gì
Quản lý bán hàng gồm những gì

Bên cạnh đó, những người hỗ trợ cho lực lượng bán hàng nhằm triển khai việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho Doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện chiến lược kinh doanh, nguồn lực cho Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. 

1.2. Quản lý bán hàng gồm những gì? 

Công việc quản lý bán hàng sẽ bao gồm các hoạt động sau:

- Thiết lập chiến lược phân phối hợp lý;

- Thiết lập và tổ chức lực lượng bán hàng;

- Thiết lập các chính sách bán hàng và tuyển dụng;

- Thiết lập kế hoạch bán hàng;

Quản lý bán hàng gồm những gì
Quản lý bán hàng gồm những gì

- Triển khai thực hiện;

- Quản lý lực lượng bán hàng và khách hàng mua hàng;

- Huấn luyện đội ngũ bán hàng;

- Đánh giá và đo lường hiệu quả bán hàng.

1.3. Vị trí và nhiệm vụ của quản lý bán hàng

Tùy thuộc vào từng công ty và lĩnh vực kinh doanh thì khu vực triển khai kinh doanh và tổ chức của Bộ phận bán hàng sẽ vô cùng khác nhau, sẽ có những vị trí như RSM - Quản lý kinh doanh miền, ASM - Quản lý bán hàng khu vực, công việc và nhiệm vụ của những người làm ở vị trí này sẽ là:

- Quản lý khách hàng;

- Quản lý khu vực kinh doanh của mình;

- Đạt chỉ tiêu và doanh số mà cấp trên đề ra;

Vị trí và nhiệm vụ của quản lý bán hàng
Vị trí và nhiệm vụ của quản lý bán hàng

- Giám sát trực tiếp những người nhân viên kinh doanh và đại diện bán hàng;

- Huấn luyện, training kỹ năng bán hàng các nhân viên cấp dưới;

Người Quản Lý Bán Hàng sẽ phải là người có tầm nhìn chiến lược hoạch định phân phối hàng hóa đến những kênh phân phối theo mục tiêu đã định nhằm tối ưu việc nhận diện hàng hóa của khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách tối đã mà vẫn hiệu quả, nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu Marketing của công ty về ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

Tóm lại, những biến của quản trị bán hàng không thể thiếu đó chính là hệ thống quản lý, quản lý hàng hóa, quản lý con người và đạt được những lợi nhuận mà công ty đề ra.

2. Chi tiết về Quản lý bán hàng gồm những gì 

Quá trình quản lý bán hàng có thể nói là khá khác nhau giữa các Doanh nghiệp, phụ thuộc vào quy mô, số lượng, sản phẩm,.. Mỗi Doanh nghiệp sẽ có cách riêng trong khâu quản lý bán hàng. 

Chi tiết về Quản lý bán hàng gồm những gì
Chi tiết về Quản lý bán hàng gồm những gì 

Như chúng tôi đã nêu lên ở phía trên, có rất nhiều hoạt động trong quản lý bán hàng, tuy nhiên chúng tôi sẽ nêu cho bạn 3 yếu tố tiên quyết trong quản lý bán hàng mà một Doanh nghiệp không thể thiếu đó chính là: 

2.1. Chiến lược bán hàng

Khi bạn đã có một nhóm bán hàng và mục tiêu đã đề ra, vậy bạn có bao giờ thắc mắc rằng đội nhóm của mình cần làm gì tiếp theo hay không? Chắc chắn rồi, câu trả lời sẽ là làm thế nào để thực hiện việc bán hàng.

Khi đã quản lý bán hàng, điều bạn cần làm sẽ không chỉ là thúc đẩy nhân viên bán hàng, theo dõi lượng hàng hóa phân phối,.. Một việc khác cũng quan trọng không kém trong khâu bán hàng đó chính là xây dựng nên chiến lược bán hàng.

Đây chính là cách thức và phương pháp làm thế nào để có thể bán được hàng và đạt được những chỉ tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra. Để có thể đạt được Doanh số bán hàng ấn tượng, người quản lý bán hàng cần phải tạo ra một quy trình bán hàng chuẩn chỉnh cho nhân viên cấp dưới tự động làm theo.

Đây chính là cách thức và phương pháp làm thế nào để có thể bán được hàng và đạt được những chỉ tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra.
Đây chính là cách thức và phương pháp làm thế nào để có thể bán được hàng và đạt được những chỉ tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra.

Cụ thể, chu trình đó chính là một chuỗi các hoạt động trực quan cần phải đạt được với mỗi khách hàng tiềm năng của mình, từ khách hàng tiềm năng, tệp khách hàng ấy dần được đẩy vào tệp khách hàng sử dụng dịch vụ của Doanh nghiệp một cách quen thuộc. 

Quá trình này đòi hỏi một sự lâu dài, quy trình bán hàng chính là kim chỉ nam dẫn đường cho người nhân viên kinh doanh, giúp họ có thể tổ chức và kiểm soát công việc của mình. Từ đó, kiểm soát được công việc một cách hiệu quả và đạt được chỉ tiêu đề ra.

Khi một nhân viên làm việc và đạt được Doanh số đề ra, họ sẽ tiếp tục cố gắng và phấn đấu hơn nữa trong việc thúc đẩy doanh thu cho công ty mình, từ đó giúp cho Doanh thu công ty tăng lên nhiều hơn.

Mọi Doanh nghiệp thì đều có một chu kỳ và quy trình bán hàng. Đó chính là tất cả các bước để tiếp cận khách hàng mục tiêu, đem sản phẩm từ kho đến tay của người tiêu dùng.

Mọi Doanh nghiệp thì đều có một chu kỳ và quy trình bán hàng
Mọi Doanh nghiệp thì đều có một chu kỳ và quy trình bán hàng

Chính vì vậy, quy trình bán hàng là một điều kiện cốt lõi và tất yếu mà bạn cần phải xây dựng từ sớm, bên cạnh đó, xây dựng các phễu bán hàng và các kênh bán hàng giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc giao dịch bán hàng với khách hàng.

2.2. Phân tích bán hàng

Phân tích bán hàng và phân tích báo cáo chính là hoạt động diễn ra thường xuyên của quản lý bán hàng. Thông qua việc phân tích và báo cáo bán hàng sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn đa chiều và sâu sắc, tổng quan về những kết quả và thành tựu mà bạn đã đạt được, cũng như những cải thiện được kết quả bán hàng cho Doanh nghiệp.

Việc báo cáo bán hàng sẽ liên quan đến việc sử dụng các số liệu bán hàng, các chỉ số đo lường, thông qua việc định lượng, bạn sẽ biết được từng khía cạnh của hoạt động bán hàng của bạn đang hoạt động như thế nào và chúng có thực sự hiệu quả không rằng nếu tiếp tục, bạn sẽ có thể hoàn thành được mục tiêu của mình hay không.

Ngoài ra, bạn cần đo lường các chỉ số báo cáo bán hàng, với báo cáo bán hàng, bạn có thể đo lường dựa trên bốn chỉ số sau: 

- Số lượng giao dịch và số lượng đơn hàng trong kênh bán hàng của bạn;

- Giá trị trung bình của một đơn hàng trong kênh bán hàng của bạn;

- Tỷ lệ chốt sales hiệu quả và phần trăm trung bình bán hàng thành công cho mỗi giao dịch của nhân viên bán hàng;

- Điều quan trọng là tốc độ bán hàng, tốc độ phát hàng và thời gian trung bình từ khi đặt đơn hàng đến khi giao thành công của công ty đó.

2.3. Quản lý hoạt động bán hàng và xây dựng đội ngũ

Để có thể quản lý hoạt động bán hàng, bạn cần phải có người quản lý bán hàng giỏi, người này sẽ là người trực tiếp hướng dẫn bạn các kỹ năng bán hàng, chịu trách nhiệm trong việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu bán hàng cũng như dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng mà cấp trên đề ra.

Quản lý đội ngũ nhan viên và hoạt động bán hàng chính là một phần cơ bản nhất trong việc trả lời cho câu hỏi “quản lý bán hàng bao gồm những gì?” vì hoạt động bán hàng không thể nào tách rời khỏi việc quản lý và xây dựng đội ngũ.

Quản lý hoạt động bán hàng và xây dựng đội ngũ
Quản lý hoạt động bán hàng và xây dựng đội ngũ

Chính vì vậy, đội ngũ bán hàng sẽ là trụ cột vô cùng quan trọng của công ty khi họ kết nối giữa sản phẩm và khách hàng, từ đó đem lại doanh thu cho Doanh nghiệp của bạn.

Đối với người quản lý bán hàng cần thực hiện việc đưa ra chỉ tiêu và hướng dẫn, phát triển kỹ năng để nhân viên bán hàng có thể đạt được các chỉ tiêu và doanh số đã đề ra. 

Bên cạnh đó, họ còn thực hiện một số các hoạt động như xây dựng đội ngũ nhân viên, đào tạo và đánh giá hỗ trợ nhân viên, thấu hiểu và động viên nhân viên nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng cho công ty.

Như vậy hôm nay, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “Quản lý bán hàng gồm những gì”, những nhiệm vụ của một người Quản Lý Bán Hàng và 3 yếu tố cốt lõi trong hoạt động quản lý bán hàng. Hy vọng bài viết đã giúp cho người đọc giải quyết được những vấn đề về quản lý bán hàng gồm những gì.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1887 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT