Khám phá quản trị rủi ro là gì trong môi trường doanh nghiệp

Theo dõi work247 tại
Phạm Hồng Ánh tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Những cơ hội, từ xưa tới nay luôn đi kèm với những yếu tố mà ta cần phải đánh đổi, từ đó sinh ra thứ gọi là rủi ro. Rủi ro là một yếu tố mà người ta khó có thể nắm bắt nếu không có những tìm hiểu sâu sắc, những công cụ xử lý chắc chắn và sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự việc ban đầu. Cùng tìm hiểu định nghĩa quản trị rủi ro là gì và những quy trình, lợi ích mà hoạt động này đem lại trong bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản trị rủi ro là gì?

1.1. Hiểu về định nghĩa rủi ro

Khi nhắc tới rủi ro, thường đa số mọi người đều sẽ nghĩ tới những tổn thất, mất mát do một yếu tố xấu gây ra. Đó là những hoạt động mà con người không biết rõ, không chắc chắn, những tình huống mang đến nguy hiểm, khó khăn cho quá trình làm việc, phát triển của dự án, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực chất rủi ro không chỉ dừng lại ở những mặt tiêu cực. Rủi ro, đôi khi còn được gọi bằng một cái đối nghịch khác mà mọi người thường nói: may mắn. May mắn cũng là một loại rủi ro khi chúng ta không hề biết trước, không thể kiểm soát. Ở một vài phương diện, rủi ro tích cực ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp, nhưng vì theo hướng tích cực nên mọi người thường sẽ không quá để ý những trường hợp như vậy.

Tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong doanh nghiệp
Tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong doanh nghiệp

Xem thêm: Mẫu cv xin việc

1.2. Khái niệm quản trị rủi ro

Từ định nghĩa về rủi ro, ta có thể suy ra khái niệm quản trị rủi ro. Đây là một hoạt động giúp các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp quản lý, nắm bắt những khả năng có thể xảy ra đối với tình hình công ty mình. Khi đã hiểu sẽ những rủi ro có thể xảy ra, người điều hành sẽ có cơ sở để tạo lập các chiến lược, chính sách và điều chỉnh những quy trình doanh nghiệp để hoạt động công ty được vững chắc và ổn định hơn.

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có rất nhiều các hoạt động phức tạp nhưng chủ yếu được phân làm 4 nhóm rủi ro chính sau đây:

- Rủi ro về chiến lược: đây là nhóm rủi ro rất được người điều hành các doanh nghiệp chú trọng vì những hậu quả khôn lường và nghiêm trọng mà nó mang tới nếu như không nắm bắt và xử lý tốt. Những rủi ro này thường liên quan đến hướng đi, nhiệm vụ và tầm nhìn của công ty, lối quản trị doanh nghiệp và các chiến lược đối với từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, công chúng,... có vấn đề, thay đổi không kịp thời, lạc hậu,...

Khái niệm về quản trị rủi ro
Khái niệm về quản trị rủi ro

- Rủi ro về hoạt động: các rủi ro này phát sinh từ quá trình hoạt động của công ty, trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên con người, máy móc, thông tin,... một cách chưa hợp lý. Những hoạt động thường ngày này thường không quá lớn như vấn đề về chiến lược, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng to lớn nhất định.

- Rủi ro về tài chính: những sự kiện liên quan đến tiền bạc của công ty luôn là vấn đề được quan tâm của nhiều người. Những rủi ro về tài chính thường liên quan đến các dự án, những giao dịch mua – bán với đối tác của công ty,... Hầu hết các hoạt động trong lĩnh vực tài chính đều mang những rủi ro cần kiểm soát chặt chẽ để tránh những tổn thất về tài chính.

- Rủi ro về tuân thủ: đây là nhóm những rủi ro sinh ra bởi sự không tuân thủ các nội quy, quy định của doanh nghiệp hay những vấn đề phát sinh trên mặt luật pháp và các điều khoản, hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp khác.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên quản trị rủi ro

2. Quá trình quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro liên quan đến quá trình hoàn chỉnh từ khi nhận dạng đến các hoạt động phân tích hiểu rõ, để từ đó các doanh nghiệp đề ra những công cụ kiểm soát, kiềm chế cũng như giảm thiểu hậu quả của rủi ro.

2.1. Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên của doanh nghiệp trong quá trình quản trị. Đây là một bước tuy dễ mà khó vì đôi khi rủi ro có thể được dễ dàng tìm thấy nhưng nếu chỉ một yếu tố rủi ro quan trọng bị bỏ sót, công ty có thể sẽ phải chịu đựng những thất bại nặng nề về mọi mặt.

Hoạt động nhận dạng rủi ro yêu cầu cao nhất ở tính đầy đủ. Doanh nghiệp cần phải liệt kê, tạo ra một danh sách bao gồm tất cả những rủi ro có thể gặp phải, sau đó phân tích tính chất, sắp xếp để chia ra thành các nhóm rủi ro nhỏ hơn.

Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro

Xem thêm: Nắm bắt rõ về hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

2.2. Phân tích và đo lường rủi ro

Quá trình phân tích và đo lường rủi ro thường được đánh giá trên hai tiêu chí chính đó là mức độ ảnh hưởng của yếu tố rủi ro đó đến hoạt động, dự án của công ty, thứ hai là xác suất mà rủi ro đó có thể xảy ra.

Đây là một quy trình đòi hỏi cách phân tích và đo lượng mức độ rủi ro chính xác vì những sai sót trong đánh giá có thể dẫn đến cách điều chỉnh, quản lý sau này sẽ bị sai lệch, tạo ra những kết quả nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Công việc này có khá nhiều khó khăn vì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ thông tin và năng lực để thực hiện đánh giá rủi ro.

Phân tích và đo lường, đánh giá mức độ rủi ro
Phân tích và đo lường, đánh giá mức độ rủi ro

2.3. Kiểm soát rủi ro

Sau khi đã nhận biết và đánh giá được mức độ, xu hướng ảnh hưởng của mỗi yếu tố rủi ro, ban điều hành doanh nghiệp sẽ phải tiến hành họp bàn, đưa ra các phương thức, hoạt động để kiếm soát rủi ro sao cho hạ thấp tỉ lệ ảnh hưởng của nó xuống con số lý tưởng nhất.

Những công cụ để kiểm soát rủi ro đôi khi có thể là tránh né rủi ro, đối mặt với rủi ro, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro, ngăn chặn rủi ro,... Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các chính sách mà công ty đưa ra sẽ phải linh hoạt, sáng tạo để phù hợp và có hiệu quả đến với những rủi ro nhất định.

2.4. Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là hoạt động cuối cùng trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp. Hoạt động này chính là sự cung cấp các phương tiện, thiết bị, tài nguyên để đền bù tổn thất do rủi ro mang lại hoặc là các chương trình xây dựng quỹ để phòng bị khi có các rủi ro bất ngờ ập tới.

Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro

Xem thêm: Công ty tuyển dụng việc làm

3. Những ích lợi của hoạt động quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro mang tầm ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động trong doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với những vai trò, ích lợi lớn lao mà nó mang lại cho sự duy trì và phát triển công ty.

Lợi ích đầu tiên của công việc quản trị rủi ro đó là giúp hoạt động của công ty được diễn ra ổn định hơn. Qua các hoạt động xác định và đánh giá rủi ro, các doanh nghiệp sẽ lường trước được những nhân tố bất định và lên kế hoạch phòng trừ trước. Điều này khiến họ không rơi vào thế bị động, lúng túng khi rủi ro xảy ra mà có thể dễ dàng ứng phó, xử lý một cách nhanh chóng, lập tức ổn định lại hoạt động chính của công ty.

Quản trị rủi ro có thể tạo ra sự ổn định trong vận hành doanh nghiệp, nên từ đó cũng mang lại điều kiện thuận lợi nhất để công ty xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp với cách hoạt động uy tín, thận trọng. Vị thế của công ty sẽ ngày càng được nâng cao trên thương trường và từ đó sinh ra những món lợi nhuận tiềm năng cho công ty.

Những lợi ích khi thực hiện quản trị rủi ro
Những lợi ích khi thực hiện quản trị rủi ro

Một vai trò quan trọng khác nữa của hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đó là tính hữu ích trong việc hỗ trợ các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định có cơ sở và sáng suốt hơn. Khi đã đánh giá được những yếu tố tiềm tàng nguy hiểm và cả lợi ích, các nhà điều hành doanh nghiệp sẽ có những lời giải riêng cho bài toán của mình để thúc đẩy sự phát triển của công ty, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược kinh doanh.

Nhìn chung, quản trị rủi ro đã trở thành hoạt động thiết yếu trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, đã có hẳn một chuyên ngành học về quản trị rủi ro, đồng thời có các vị trí công việc tương ứng trong nhiều tổ chức. Sau khi đã được cung cấp thông tin về quản trị rủi ro là gì, mong rằng bạn đã hiểu hơn về khái niệm này và áp dụng thành công quy trình quản trị này vào hoạt động của bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1615 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT