RabbitMQ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về RabbitMQ
Theo dõi work247 tạiRabbitMQ là một message broker mà trong IoT, đây chính là một thuật ngữ mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải ở trên một số plateforme thông thường. Ở bài viết này, work247.vn sẽ cung cấp thông tin cần thiết về RabbitMQ nhé!
1. RabbitMQ là gì?
RabbitMQ được biết đến là một message broker sử dụng giao thức AMQP (Advanced message queue protocol), hay nói một cách dễ hiểu chính là quản lý hàng đợi message. Đơn giản hơn, nó giống như một người vận chuyển message trung gian hoặc quản lý các queue.
RabbitMQ được trình bày dưới dạng ngôn ngữ Erlang, nó đem đến cho các lập trình viên một phương tiện trung gian để trao đổi giữa các thành phần khác nhau trong một hệ thống lớn và giúp lưu trữ dữ liệu một cách an toàn trước khi đẩy đến một chỗ khác.
Có thể hiểu là, nếu một hệ thống với quy mô càng lớn, đồng nghĩa với việc mức độ trao đổi message giữa các thành phần khác nhau càng phức tạp hơn. Vì vậy RabbitMQ ra đời giống như một giải pháp trong cấu trúc của hệ thống.
RabbitMQ có dung lượng tương đối nhẹ, lập trình viên có thể linh động triển khai trên cả môi trường cố định hoặc điện toán đám mây. RabbitMQ còn hỗ trợ nhiều các giao thức Messaging và phát triển trong cấu hình phân tán, liên kết, đáp ứng nhu cầu về tính mở rộng.
RabbitMQ cung cấp hàng loạt các công cụ cho nhà phát triển cho hầu hết các ngôn ngữ phổ biến (C++, C#, Java, Python, PHP,...)
Xem thêm Tư duy lập trình là gì? Làm thế nào để nâng cao tư duy lập trình?
2. Tính năng của RabbitMQ
Được tin dùng nhiều như thế, chắc chắn bạn sẽ hiểu vì RabbitMQ sẽ đem lại rất nhiều các tính năng rồi đúng không? Hãy cùng điểm danh các tính năng của RabbitMQ nhé!
+ Trước hết nói về giao diện: RabbitMQ có giao diện khá dễ dùng, bạn có thể dễ dàng quản lý, theo dõi cũng như hoạt động, kiểm soát được tất cả các vấn đề trong các chương trình.
+ Tiếp theo, về độ tin cậy cao. RabbitMQ cho phép bạn thao tác nhiều tác vụ với thời gian lưu lâu hơn và bảo mật hơn.
+ RabbitMQ còn có tính linh hoạt cao: Các tin nhắn sẽ chuyển đến route thông qua sau đó mới chuyển đến queue. Với những định tuyến phức tạp hơn, bạn còn có thể viết các kiểu trao đổi riêng như một plugin.
+ Hơn nữa, RabbitMQ còn có tính năng đa giao thức giúp hỗ trợ thông qua nhiều giao thức Messaging khác nhau. Cộng thêm đó, các ứng dụng của RabbitMQ còn được phát triển đa dạng ngôn ngữ.
+ Một điểm đặc biệt nữa của RabbitMQ là khả năng liên kết. Dành cho những server không cần liên kết quá chặt chẽ, thì RabbitMQ sẽ cung cấp một mô hình liên kết phù hợp với yêu cầu này.
Và nó vẫn còn vô số tính năng hữu ích khác, bạn có thể phát hiện ra khi tìm hiểu kỹ cũng như hoạt động về nó.
Xem thêm: Mô tả công việc lập trình NodeJS - công việc đầy triển vọng
3. Dùng RabbitMQ - nên hay không nên?
Sau khi đưa ra các tính năng tiêu biểu của RabbitMQ ở bên trên, sẽ có một câu hỏi xuất hiện, có nên hay không áp dụng RabbitMQ? Và theo mình là có, đối với các lập trình viên nói chung, RabbitMQ chính là một công cụ cực kỳ hữu ích.
Trong việc thiết kế ứng dụng, các message broker như RabbitMQ có vai trò rất lớn. Chúng ta có thể thử tưởng tượng trong một hệ thống phân tán lớn sẽ tồn tại rất nhiều thành phần riêng biệt. Cũng như con người ta, muốn các thành phần này có thể giao tiếp được với nhau thì chúng phải biết tới nhau. Tuy nhiên, vì tồn tại dày đặc như thế sẽ đem lại rất nhiều khó khăn trong việc làm coder. Và vì thế, giải pháp xuất hiện. Tạo ra các message broker trung gian, với sự xuất hiện của message broker thì producer không cần biết đến consumer. Việc của producer lúc này chỉ là gửi các message đến queue của message broker, và consumer sẽ nhận message từ các queue này. Đơn giản hơn rất nhiều đúng không?
Hơn nữa, một điều cần thiết của công cụ này đó chính là, khi producer và consumer bất đồng ngôn ngữ thì sao? Vì chỉ chuyển message đến các queue nên vấn đề này chẳng đáng lo ngại. Dù có được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, Python,... hay gì đi chăng nữa, chỉ cần đáp ứng được giao thức với message broker thì sẽ được thông suốt hết.
Tất nhiên đến đây có thể bạn sẽ nghĩ ra được một giải pháp, đó chính là sử dụng database để lưu trữ các message trong temporary table. Tuy nhiên, giải pháp này chắc chắn không thể so lại với message broker, vì sao? Thứ nhất, nếu tần suất trao đổi message khá cao, database sẽ phải tăng load, dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất đáng kể. Thứ hai, trong môi trường multithread, database cần có thêm một cơ chế lock, và cơ chế này thì cũng làm giảm performance. Bạn sẽ không gặp phải bất kì một trường hợp nào trên đây nếu sử dụng message broker.
4. Các loại Exchange
Message sẽ không được đẩy trực tiếp vào các queue, producer sẽ gửi message của mình vào Exchange. Tồn tại 4 loại Exchange là Direct, Fanout, Topic, Headers. Các đối xử đối với message khác nhau thông qua lựa chọn các Exchange khác nhau. Dưới đây là chi tiết các loại Exchange:
4.1. Direct Exchange
Đây là trao đổi trực tiếp, định hướng message vào queue thông qua routing key. Exchange này thường được sử dụng cho các định tuyến tin nhắn đơn hướng. Mỗi queue sẽ ràng buộc với một Direct Exchange bởi một routing key.
4.2. Fanout Exchange
Exchange này định tuyến message tới tất cả các queue đã được blind với bất kỳ một routing key nào. Fanout Exchange sẽ hữu ích khi bạn cần một message được gửi tới nhiều ứng dụng khác nhau.
4.3. Topic Exchange
Phương thức này giúp định hướng message tới 1 hoặc nhiều queue khác nhau nếu trùng khớp routing key và pattern. Topic Exchange thường sẽ được sử dụng để định hướng thông điệp đa hướng (multicast), nó sử dụng trong một vài trường hợp đặc biệt sau đây: phân phối dữ liệu tới vị trí cụ thể, điều phối dịch vụ khác nhau trong cloud,...
Xem thêm: Việc làm lập trình viên PHP
4.4. Headers Exchange
Được thiết kế ra để định tuyến nhiều thuộc tính, thực hiện dưới dạng header của message. Headers Exchange giống với Topic Exchange, định hướng trên các header của message chứ không phải routing key. Một message có phù hợp hay không sẽ dựa trên giá trị của header có bằng với giá trị được ràng buộc hay không.
5. Mô hình hoạt động của RabbitMQ
Thông qua những thông tin bên trên, mình chắc chắn các bạn đã hình dung ra mô hình hoạt động của RabbitMQ rồi đúng không? RabbitMQ được hiểu giống như một bưu điện, mà bên A là producer và bên B, C là consumer. Producer kết nối đến message broker để đẩy thông điệp, thông điệp đi qua message broker để đến với consumer. Cấu trúc của một message broker chỉ bao gồm queue và exchange.
6. Khái niệm trong sử dụng trong RabbitMQ bạn nên biết
Bên cạnh đó, liên quan tới RabbitMQ có một vài khái niệm mà bạn cũng nên biết tới sau đây.
+ Connection: việc kết nối giữa TCP của một ứng dụng với RabbitMQ broker
+ Chanel: Đây là kết nối ảo xuất hiện trong Connection, các hoạt động publishing hoặc consuming từ một queue đều được thực hiện trên trên đây.
+ Binding: đảm bảo sự liên kết giữa các queue và exchange
+ User: Nếu muốn truy cập được vào RabbitMQ thì bạn cần có một tài khoản (username và password). Mỗi một user trong RabbitMQ sẽ có một quyền hạn nào đó.
+ Vhost: Virtualhost: Đem đến những cách đặc trưng nào đó để các ứng dụng có thể dùng chung 1 RabbitMQ instance. User khác nhau sẽ có một quyền riêng đối với Vhost này.
Trên đây, work247.vn đã đưa ra những thông tin liên quan đến RabbitMQ là gì cũng như những lợi ích và quy trình của nó. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong công việc!
1748 0