Webpack là gì? Tại sao phải sử dụng webpack và sử dụng khi nào?
Theo dõi work247 tạiThuật ngữ webpack có thể đã rất quen thuộc với những nhà phát triển font-end (font-end dev), nhưng đôi với nhiều người thì thuật ngữ này còn rất xa lạ. Vậy để có thể hiểu về thuật ngữ webpack là gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! Work247.vn sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến thuật ngữ này một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
1. Webpack là gì?
Webpack được biết đến là một phần mềm, một công cụ dùng quản lý các mô đun JavaScript. Khi webpack hoạt động nó sẽ đóng gói toàn bộ mã nguồn chương trình cũng như hình ảnh, font và CSS. Toàn bộ những thứ được đóng gói này được gọi chung là assets, những thứ này sẽ được phần mềm webpack đóng gói thành 1 file hoặc là một vài file nhưng thường chỉ là 1 file.
Việc đóng gói này không phải đóng gói một cách lộn xộn và khi muốn tìm cái gì đó thì phải lục tung lên mà nó sẽ được đóng gói lại một cách cẩn thận, bài bản và ngăn nắp, nó được sắp xếp với cấu trúc giống hệt khi viết mã code. Nó được lập trình sẵn cái nào chạy trước và cái nào chạy sau và các phần sẽ phải phụ thuộc vào nhau.
Xem thêm: Điểm danh các phần mềm quản lý kho miễn phí và ưu việt nhất
2. Tại sao cần sử dụng đến webpack?
Hiện nay, với sự phát triển một cách kinh khủng như vũ bão của Javascript và đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều các đoạn code được viết sẵn như ReactJS, AngularJS,... và bạn chỉ việc sử dụng nó mà không cần phải tạo code nữa.
Ngày nay các website ngày càng sử dụng mã JavaScript thể giảm thiểu code cho dev, bên cạnh đó CSS cũng giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng khi mà nó mang lại tính tương tác cao và tải nhanh chóng hơn.
Chính vì việc sử dụng nhiều kiến cho bộ nhớ và các module JS trong ứng dụng không thể kiểm soát được nữa gây ra tình trạng website phình ra. Lúc này, mã nguồn cần được thiết kế và sắp xếp như thế nào là một vấn đề lớn. Có rất nhiều hệ thống quản lý module nhưng webpack lại làm việc này tốt hơn và sở hữu cho mình những tính năng vượt trội hơn.
Chính vì vậy, sử dụng webpack để quản lý một trang web đang trong tình trạng bừa bãi và quá tải là một lựa chọn đúng đắn và chính xác nhất.
3. Vậy công việc thực sự của webpack là gì?
Webpack giúp người dùng sử dụng được cú pháp “require()” trên cả những file không phải là Javascript như asset tĩnh hoặc trên máy local. Chắn hẳn rằng ai cũng biết không thể sử dụng cú pháp “require()” cho các file ảnh trong Javascript, nhưng ở đây webpack sẽ giúp người dùng xử lý việc này.
Trong quá trình webpack thực hiện quét qua toàn bộ mã nguồn thì nó sẽ dừng lại tại nơi có cú pháp “require()” và thực hiện so sánh đường dẫn “../../assets/logo.png” với phần cấu hình của của loader mà người dùng đã thiết lập.
Khi mà đường dẫn của “require()” kết thúc với đuôi là “.png” (khớp với regular expression “/.png$/”), thì khi đó webpack sẽ gửi file đó đến file loader.
Lúc này file loader sẽ phải làm 2 việc làm chính như sau:
- Nó sẽ tiến hành thay thế cụm “require()” của file gốc thành một string Url chuẩn của Javascript và string này nó sẽ phụ thuộc và cách thiết lập lên cấu hình cho webpack. Ví dụ như: “cdn.work247.vn/logo.png”
- Thực hiện copy file từ thư mục gốc đến một thư mục mới do bạn chỉ định ngay trên máy local. Ví dụ: Thư mục “news/”, khi cần triển khai dự án nào đó cần đến thư mục này thì bạn chỉ cầm tải cả thư mục này lên CDN (Content Delivery Network – mạng lưới cung cấp nội dung), thế là bạn có thể chắc chắn rằng ảnh logo.png sẽ được tải thẳng lên website của bạn.
Và điều quan trọng đó là chỉ có webpack mới có thể giúp bạn thực hiện bỏ require đi và thấy nó bằng một đoạn code hợp lệ, công việc mà trình duyệt hay node.js sẽ không bao giờ có thể hiểu và thực hiện được. Chỉ khi nó trở thành một Javascript hợp lệ thì trình duyệt và nodejs mới có thể thực hiện những công việc tiếp theo được.
Qua những công việc mà webpack sẽ thực hiện thì bạn cũng có thể biết nó được sử dụng trong những trường hợp như thế nào và nó chính là công cụ tối ưu nhất để có thể quản lý các module Javascript đúng không nào.
Xem thêm: Heroku là gì
4. Mục tiêu của webpack
Webpack đang cố gắng để có thể thực hiện những mục tiêu đã được đề ra và những mục tiêu đó chính là:
- Chia các cây dependency thành các chunk (phần) và có thể tải lên bất cứ khi nào cần thiết
- Thời gian init ngắn hơn
- Mỗi asset tĩnh đều có thể trở thành một mô đun
- Có khả năng tích hợp tích hợp thư viện của bên thứ 3 (3rd-party library) như mô đun
- Có khả năng custom gần như mọi thành phần của module bundler
- Trở thành phần mềm luôn được lựa chọn và phù hợp với những dự án lớn
Xem thêm: Việc làm quản lý thị trường
5. Một số ưu nhược điểm của webpack
Tất nhiên, phần mềm nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, với ưu điểm thì cần phát huy hơn còn nhược điểm thì cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp để có thể khắc phục và giúp cho phần mềm được phát triển hơn.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ưu nhược điểm của phần mềm webpack dưới đây nhé:
5.1. Ưu điểm của phần mềm webpack
- Có khả năng xử lý asset tĩnh và đặc biệt là CSS (là các file chỉnh sửa thông số giao diện như: cỡ chữ, kích thước ảnh, màu nền,...). Tất cả các hình ảnh và CSS được đóng gói vào 1 thư mục, thư mục đó là “dist/”
- Dễ dàng thực hiện chia tách mã nguồn. Ví dụ: file “homepage.js” chỉ yêu cầu một số file thì phần mềm này có thể tạo ra một file “homepage.css” để có thể giảm kích thước file.
- Kiểm soát được quá trình xử lý asset: nếu file đó có kích thước nhỏ thì bạn có thể chỉ thị webpack encode nó thành base64 và sau đó thực hiện chèn trực tiếp nó vào Javascript để có thể giảm số lượng HTTP requests. Trong trường hợp file ảnh đó quá lớn thì bạn thực hiện tải nó qua Url, nếu cần “require(‘./style.less’)” thì nó sẽ tự động được chuyển đổi từ less về CSS chuẩn.
- Giúp cho quá trình triển khai sản phẩm được ổn định thông qua việc giảm nguy cơ deploy code (đưa code lên môi trường internet) mà lại thiếu file ảnh và đăng nhầm file CSS cũ.
- Giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu bạn sở hữu một cấu hình chuẩn, với những người mới sử dụng thì thời gian đầu sẽ mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên khi quen dần thì sẽ trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Bạn sẽ được sở hữu nhiều tính năng như tự động xây dựng lại code mỗi lần ấn save (hot load reloading), quản lý CSS, CDN cache busting và rất nhiều tính năng khác nữa.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
5.2. Những hạn chế của webpack
- Tài liệu hướng dẫn kém, ít tài liệu
- Mã nguồn cùng có nhiều vấn đề cần giải quyết
- Việc thiết lập cấu hình cho webpack cũng rất khó khăn bởi cú pháp khó hiểu, bạn nên xem những thiết lập đã có sẵn từ những dự án khác hoặc có thể sử dụng những phần mềm khác để có thể kiểm tra file cấu hình.
- Nó chỉ có một nhà quản lý nên nhiều lúc sẽ không thể theo kịp sự phát triển của những công nghệ khác dùng với nó và những tài liệu cũng không được ghi chép lại đầy đủ.
- Sử dụng ngôn ngữ ít người sử dụng và không được giải thích một cách kỹ lưỡng
Những hạn chế này webpack cần phải tìm ra được những biện pháp khắc phục thật sự hiệu quả để có thể phát triển hơn trong tương lai.
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải thích cho bạn khái niệm webpack là gì và những công việc chính của nó cũng như ưu nhược điểm cầu khắc phục. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về phần mềm này
1457 0