Schema là gì? Ảnh hưởng của yếu tố Schema trong kỹ thuật SEO
Theo dõi work247 tạiSchema được đánh giá là một công cụ hỗ trợ đầy triển vọng để có thể đưa website của bạn có được vị trí tốt hơn trên bảng xếp hạng của các trang tìm kiếm. Schema giúp công cụ tìm kiếm trong việc index dữ liệu từ hệ thống website. Khái niệm cũng như công dụng của Schema là gì sẽ được bật mí trong bài viết này.
1. Schema - xu hướng mới trong SEO hiện đại
Hiểu đơn giản, Schema là thông tin dữ liệu có cấu trúc, hay là một hình thức microdata có thể được bổ sung vào một trang trên website. Schema hỗ trợ các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Bing hay Google hiểu rõ hơn về website của bạn cũng như các trang truyền tải dữ liệu hiệu quả hơn cho người dùng.
Nói một cách đầy đủ hơn, Schema được bổ sung vào trang web nhằm hỗ trợ các công cụ tìm kiếm nhận diện dễ dàng, thực hiện phân loại và trích xuất kết quả dữ liệu thông tin cho người dùng một cách chính xác và nhanh nhất. Giả sử trường hợp không được gắn Schema, trang web của bạn sẽ chỉ chứa đựng những dữ liệu không có ngữ cảnh mà thôi.
Xem thêm: Việc làm SEO
2. Công dụng của Schema là gì đối với SEO?
Vậy Schema có tác động cụ thể như thế nào đối với kỹ thuật SEO?
2.1. Các công cụ tìm kiếm hiểu website của bạn hơn
Đây là một công cụ kết hợp tổng hóa các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, bao gồm Google, Yahoo, Bing và Yandex. Chính bởi thế, khi sử dụng Schema đồng nghĩa với việc bạn đã giúp cho hệ thống các công cụ tìm kiếm đó nhận diện và hiểu rõ hơn về content của từng website.
Khi hệ thống content bao gồm các dữ liệu thông tin trên website được hiểu rõ, thì website của bạn tất yếu được đánh giá hiệu quả hơn. Chính điều đó đã giúp trang web của bạn có được cơ hội phát triển thứ hạng của mình trên những công cụ tìm kiếm phổ biến.
2.2. Làm website của bạn nổi bật hơn
Thông tin dữ liệu của những website được gắn với công cụ Schema có thể sẽ được các trang tìm kiếm ưu tiên cho quá trình hiển thị kết quả hơn trên trang. Lúc đó, website của bạn sẽ ở vị trí nổi bật hơn, thu hút và hấp dẫn được người dùng hơn, tăng tỷ lệ nhấp hơn những website khác.
2.3. Gia tăng lưu lượng truy cập của người dùng
Tất nhiên, một khi website của bạn được các công cụ tìm kiếm ưu tiên hơn, có được vị trí nổi bật hơn thì sẽ thu hút được người dùng. Lúc đó, lưu lượng truy cập đến website sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Điều đó tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp của người dùng vào website. Khi lưu lượng người dùng cao, đó cũng là lúc mà trang web của bạn có được niềm tin và sự đánh giá cao từ các công cụ tìm kiếm.
Chính vì những tác động tích cực như thế, thật thiệt thòi khi không tận dụng Schema cho chính website của mình.
Xem thêm: Bạn có biết Optimize là gì? Nó có tác dụng gì trong SEO?
3. Các hình thức Schema phổ biến
Khi bổ sung Schema vào website, Schema có thể cho phép công cụ tìm kiếm sử dụng những dữ liệu trên website của bạn theo những phương thức nâng cao. Lược đồ thông thường được xây dựng bằng JSON-LD, đó là một loại ngôn ngữ mã thông dụng, tuy nhiên cũng có thể sử dụng các ngôn ngữ khác.
Những loại Schema được sử dụng phổ biến nhất là: Organization (loại tổ chức), Event (loại sự kiện), Podcast, Movie, Book, CreativeWork, VideoObject, AudioObject, Person,... Rất nhiều loại khác và đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ về các loại Schema. Một số loại Schema mà công cụ tìm kiếm có thể sử dụng như:
- Đoạn trích nổi bật: Đây là kết quả tìm kiếm hiển thị ở đầu trang tìm kiếm. Nó thường sẽ hiển thị một số text trích đoạn từ nội dung website của bạn, bao gồm cả phần hình ảnh. Chúng có thể hấp dẫn và tăng tỷ lệ nhấp của người dùng.
- Breadcrumbs: Trên trang tìm kiếm, Breadcrumbs chỉ chứa đứng một liên kết đầy đủ, thể hiện vị trí của website hoặc danh mục của một trang.
- Sitelinks: Là một giải pháp lý tưởng khác để thúc đẩy tỷ lệ CRT vào website từ trang tìm kiếm không mất phí.
- Tìm kiếm website: Dưới kết quả của website sẽ được đặt hộp tìm kiếm, chúng giúp người dùng không cần nhấp vào trang trước mà vẫn nhìn thấy được website của bạn.
- Personal schema: Giúp công cụ tìm kiếm nhận diện và hiểu hơn đối tượng thực hiện nội dung trên website của bạn.
- Social schema: Hỗ trợ xác thực entity trong kỹ thuật SEO website.
- Schema Article & Blog: Hỗ trợ các bài đăng trên trang Blog website cảu bạn sẽ hiển thị ở các câu chuyển nổi bật trên trang tìm kiếm.
- Review Schema: Những hiển thị đánh giá 5 sao luôn hấp dẫn được sự chú ý cho website của bạn, gia tăng tỷ lệ nhấp.
- Local Business Schema: Loại này giúp làm đa dạng danh sách GMB của bạn.
Ngoài ra còn có các loại Schema như Recipe Schema, Product Schema, Knowledge Graph,...
Xem thêm: Việc làm chuyên viên seo
4. Làm thế nào để tạo Schema cho website của bạn?
Sử dụng Schema Plugin là cách cơ bản nhất để bổ sung Schema vào website của bạn. Chúng có thể hỗ trợ cho những Schema trước đó. Làm những bước sau để cài đặt Schema Plugin:
- Tại trang chủ của WordPress, chọn lần lượt danh mục Plugins, sau đó chọn tiếp mục Add New. Tại phần nhập trong ô search, bạn gõ “Schema”.
- Sau khi kết quả hiển thị Schema Plugin, nhấp vào mục cài đặt ngay bây giờ (Install now).
- Sau khi cài đặt xong, bạn đến mục Schema, sau đó điều chỉnh cấu hình chi tiết bằng cách nhấp vào mục “Settings”.
- Các dữ liệu cần cập nhật trong mục General bao gồm những thông tin liên quan đến trang (About, Contact, logo). Bên cạnh đó, những mục như nghiên cứu tìm kiếm, sơ đồ tư duy hay nội dung cũng nên cập nhật để tối ưu kết quả tìm kiếm hơn.
- Cuối cùng chỉ định hình thức Schema nào sẽ được bổ sung vào website bằng việc nhấp vào mục Types.
5. Kiểm tra Schema Markup là gì?
Khi Schema đã được bổ sung vào website của bạn, bạn có thể kiểm tra chúng. Google Structured Data Testing Tool - một công cụ check Schema hữu hiệu của Google có thể được sử dụng tốt trong trường hợp này.
Trong trình duyệt của bạn, hãy mở công cụ này lên và điền liên kết website của bạn vào đó. Bạn sẽ nhận được các nút liên kết từ một số plugin ngay từ bảng điều khiển của website.
Công cụ trên sẽ hiển thị các khía cạnh của Schema được bổ sung trong website của bạn, và Schema nào chưa được bổ sung. Cách kiểm tra này có thể giúp bạn nhìn nhận được cái nào thực sự cần, cái nào không, và cần thêm Schema thì có thể điều chỉnh cài đặt Plugin ngay từ đầu hoặc bổ sung theo cách thủ công.
Nhìn chung, Schema là gì, công dụng cũng như cách để thêm Schema vào website của bạn không quá khó khăn. Thế nhưng, với những trang web quy mô, bao gồm đa dạng nội dung thì việc thêm Schema khá mất nhiều công sức và thời gian.
Để xử lý được vấn đề này, những SEOer nên làm việc chung với bộ phận IT của website. Điều này giúp bạn có được những giải pháp bổ sung Schema một cách kỹ thuật và hiện đại hơn. Một cách khác cũng có thể áp dụng, đó là tìm đến sự hỗ trợ của một đơn vị cung cấp dịch vụ, tuy nhiên sẽ phải tiêu tốn một khoản ngân sách. Nếu cảm thấy điều đó xứng đáng thì hãy thực hiện nhé.
Trong quá trình cải thiện chất lượng của website, việc hiểu rõ khái niệm Schema là gì, tính ứng dụng và những tác vụ với Schema là điều cần thiết. Chúng có thể tối ưu hoạt động SEO website, cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, gia tăng lượng truy cập,...
Đa phần các website đều sử dụng công cụ Schema, do đó bạn cần tìm cách tối ưu hơn để vượt mặt những đối thủ tương tự. Schema là gì? Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ những thông tin mà bạn cần biết về Schema.
1374 0