Seller là gì? Nắm bắt cơ hội nghề Seller chuyên nghiệp trong tầm tay!
Theo dõi work247 tạiBạn đã hiểu seller là gì? Cơ hội của nghề seller hiện nay như thế nào? Những kỹ năng nào cần thiết nhất để trở thành một seller chính hiệu? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau nhé.
Cổ nhân thường dùng câu “ phi thương bất phú” để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh doanh. Chỉ có kinh doanh mới tạo ra những lợi ích thiết thực nhất cho xã hội, đồng thời là con đường ngắn nhất, để những ông hoàng công nghệ Mark Zuckerberg hay Bill Gates đến các đại gia trong làng thương mại điện tử như Jack ma, Jeff Bezos được list vào danh sách những người giàu nhất hành tinh. Nhưng kinh doanh không chỉ là mảnh đất màu mỡ cho những ông vua bán hàng tuyệt đỉnh thể hiện tài năng, mà còn tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận những vị trí hấp dẫn cho lực lượng “trợ thủ” đắc lực của họ. Đó là những Seller. Nhưng bạn đã hiểu seller là gì cũng như triển vọng của nghề seller hiện nay như thế nào?
1. Bạn đã hiểu seller là gì?
Sự bành trướng mạnh mẽ của nền kinh tế và xu hướng hội nhập văn hóa giữa các quốc gia tỉ lệ thuật với sự trình làng của hàng loạt những thuật ngữ kinh doanh, Marketing đến những vị trí mới xuất hiện trong danh sách công việc tuyển dụng tại các công ty trên JD hay mạng xã hội. Chắc bạn đã quen thuộc một một số từ khác như Telesales, content marketing, copywriter đến salesman...và từng một lần lên google tra nghĩa thông tin cụ thể của từng vị trí đó. Trong biển những thuật ngữ đang được tra cứu đó, chắc chắn Seller là gì cũng nằm list mà bạn từng tìm kiếm.
Theo cambridge, seller được định nghĩa là “ a person or Organization who sell something” hoặc “ a product that a lot of people buy”. Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, seller được định nghĩa bởi những cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh những dòng sản phẩm của của họ để thu lại lợi nhuận. Đính kèm với seller, trong những tình huống cụ thể, người dùng sẽ dùng những danh từ tên riêng cho từng ngành nghề, vị trí để diễn đạt ý nghĩa cụ thể. Chúng ta có Flower seller để chỉ chủ những người bán hoa, souvenir seller để chỉ những chủ cửa tiệm đồ lưu niệm hay software seller được hiểu với nghĩa là người bán phần mềm. Seller thuật ngữ rộng lớn nhất trong ngành dịch vụ mua bán các sản phẩm, đó có thể những những startup một quán trà chanh, một tiệm bánh mỳ hay bất kỳ một tỉ phú nào đang có thứ hạng giàu trên hành tinh này, miễn họ đang đứng ra phân phối những sản phẩm và tạo ra lợi nhuận. Đây cũng là định nghĩa chung nhất để ta chỉ chung người bán hàng trên tất cả những phương tiện, vị trí. Shopper, salesman đều là những người anh em thân thiết trong gia đình seller song với ý nghĩa và phạm vi hẹp hơn.
Còn với ý nghĩa thứ hai của seller thì sao? Đi kiến giải cho thuật ngữ kinh doanh này ở nghĩa tiếng Việt là một ấn phẩm thu hút sự mua sắm của công chúng vì độ hot, chắc chắn những ai là Fan của những sách và chuyển thể thành những bộ phim đình đám như Thế giới phẳng của Friedman, To all the boy I’ve loved before (chàng trai năm ấy) (Jenny Han), Me before You (Trước ngày em đến) của Jojo Moyes..là người hiểu rõ nhất. Bởi lẽ, những cái tên vừa kể trên đây đều nằm trong tốp best -seller của những tạp chí hàng đầu nước như The New York times. Seller được hiểu là những những tác phẩm được bán chạy nhất. Seller cũng là niềm tự hào, mơ ước của mọi tác giả, nhà văn...và mối quan tâm hàng đầu của công chúng khi lựa cho mình một văn hóa phẩm để chiều chuộng quỹ thời gian rảnh rỗi cuối tuần. Dĩ nhiên, kiến tạo nên những Best seller không phải điều mà ai cũng có thể làm. Bao trùm lên thành quả to lớn, các nhà văn có thể dành đến vài năm, thậm chí phải trả giá những tháng năm thanh xuân trước khi xuất bản sách.
Đến đây, các bạn đã tìm thấy cho mình một định nghĩa về seller rồi đúng không?Nhưng đây chưa phải là phần thú vị nhất. Trong bối cảnh bùng nổ của nền kinh tế mở rộng cánh cửa cho những lựa chọn nghề của ngành kinh doanh, định nghĩa seller là gì còn được tìm kiếm với mục đích giải mã đầy đủ hơn về lực lượng quan trọng trong doanh nghiệp - những trợ thủ đắc lực nhất chi phối sự tồn vong của doanh nghiệp. Đó là những seller - nhân viên bán hàng. Trong cơn lốc cạnh tranh về thị trường, thị phần phát triển của hàng ngàn những doanh nghiệp lẫn sự bành trướng của mạnh mẽ của làn sóng thương mại điện tử, không doanh nghiệp có thể tồn tại được nếu thiếu đi vị trí của những seller. Seller là lực lượng tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.
Bởi lẽ họ là người nắm rõ nhất tình hình hàng hóa, chất lượng sản phẩm, thấu hiểu thị trường để thu hút nguồn khách hàng mua sản phẩm của họ. Đây cũng là gương mặt thương hiệu và phản ánh văn hóa của doanh nghiệp rõ nhất thông qua các dịch vụ từ trả lời thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, công ty và cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất về các dịch vụ để ‘thượng đế” có thiện cảm. Trong bối cảnh doanh nghiệp gia tăng theo cấp số nhân, seller chiếm đến 60% vị trí được tuyển dụng đông đảo bởi các doanh nghiệp cũng như nắm trong tay cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những tin đồ kinh doanh.
Bạn đang mong muốn săn tìm một cơ hội cho vị trí hấp dẫn dẫn nhưng chưa rõ trong doanh nghiệp một seller đảm nhiệm cụ thể những công việc gì và yêu cầu những phẩm chất gì để trở thành những seller chuyên nghiệp? Khám phá ngay câu trả lời trong nội dung sau đây!
2. Trong doanh nghiệp, seller làm những công việc gì?
Bạn có thấy quen thuộc với hình ảnh những nhân viên niềm nở chào đón bạn đến mua hàng ngay từ cổng rồi giới thiệu sản phẩm nhiệt tình khi ghé qua điện máy xanh hay siêu thị? Bạn có tự đặt ra câu hỏi cho những người trả lời live chat cho bạn khi mong muốn hỏi về những dịch vụ trên website là ai?
Thực ra, dù ở trường hợp họ là con người bằng da bằng thịt hỗ trợ bạn để mua sắm sản phẩm trong siêu thị hay những người đứng sau live chat, những cuộc điện thoại để giải đáp dịch vụ...trong doanh nghiệp, họ đều là những seller. Trong doanh nghiệp, một seller sẽ đảm nhiệm một số nhiệm vụ sau đây:
2.1. Tiếp nhận sản phẩm
Quá trình lên ý tưởng và cho ra đời sản phẩm là khâu không hề dễ dàng và hao tốn nhân lực. Thế nhưng, làm sao để đưa sản phẩm ấy ra thị trường và hút được khách hàng và mang lại doanh, điều này càng khó hơn rất nhiều lần. Một vị trí hành chính nhân sự có thể đa năng trong khâu liên kết các phòng, lực lượng kỹ thuật rất tốt để điều hướng website, những để bán được hàng, doanh nghiệp cần đến một lực chuyên trách mang tên seller để tiếp nhận sản phẩm và đưa ra sản phẩm ra thị trường.
Việc tiếp nhận các sản phẩm trong thời đại 4.0 hiện nay không nhất thiết là bạn phải chạm tay vào những mặt hàng đó như thế nào, trạng thái ra sao, tính chất thế nào rồi bảo quản tích trữ. Trên thực thế, vẫn tồn tại nhiều dạng sản phẩm của dịch vụ của doanh nghiệp bạn không thể nhìn thấy như : chứng khoa, du lịch, các chương trình du học...việc tiếp cận nó hiểu đơn giản là bạn tìm hiểu sâu sắc về sản phẩm để có một các nhìn toàn diện về điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đối tượng hướng đến để khai thác “thượng đế” và hướng đưa ra thị trường hiệu quả nhất.
2.2. Tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Sự nghịch lý lớn nhất, bạn có thể tìm thấy trong nghề bán hàng đó là trình độ về học vấn không hề có tính quyết định rằng bạn có thể ra trường và bán được hàng giỏi. Bởi yêu cầu nghệ thuật trong ngành rất cao. Đặc thù này được mang lại bởi công việc tư vấn, dịch vụ và thuyết phục khéo léo khách hàng mua sản phẩm. Trước hết, seller đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa khách hàng và nhà sản xuất bởi việc giải đáp, tư vấn khéo léo nhằm mục đích bạn được sản phẩm. Tạo ra doanh thu luôn là mục tiêu cuối cùng. Ngày nay, với sự phát triển rầm rộ của Internet và những loại hình kinh doanh mới, việc tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm không bị hạn chế bởi không gian cửa hàng, shop mà tư vấn qua điện thoại, live chat, tin nhắn và bình luận trong các website.
2.3. Kết hợp với các bộ phận quảng cáo và tiếp thị để triển khai các chiến dịch hút khách
Bán hàng có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận trực tiếp. Thế nhưng, lực lượng này chỉ thu về những kết quả mong muốn khi nó được đặt trong sự kết hợp với những bộ phận quảng cáo và tiếp thị. Bởi lẽ, đây là những lực lượng chịu trách nhiệm cho sự lên hương của thương hiệu trong doanh nghiệp. Sự phối hợp này sẽ tập trung trong các chiến dịch khuyến mại giá cả thành phẩm, tổ chức các sự kiện hay lên ý tưởng tiếp cận thị trường đối thủ một cách hợp lý nhất.
Nếu quan tâm đến vị trí seller và tìm hiểu về ngành này trên các trạng mạng hay web tuyển dụng với mức lương cao ngất ngưởng, và đối chiếu với số lượng mô tả công việc trong ngành trên đây, nghe có vẻ đơn giản. Song, tuy nhiên, tính hiệu quả của những chiến dịch này phụ thuộc rất lớn vào khâu triển và những kỹ năng bán hàng của những seller. Bên cạnh năng lực tìm hiểu, khai thác thị trường, bạn cần một vài kỹ năng “ruột” để cấp mức lương của mình lên gấp nhiều lần.
Tìm việc làm bán hàng tại Hà Nội
3. Những kỹ năng bắt buộc để trở thành những seller chuyên nghiệp?
Bạn có biết, so với nhiều vị trí văn phòng như IT, copywriter, SEO Marketing, thì xuất phát điểm của một seller ngay tại một công ty tầm cơ cũng thấp hơn nhiều và không yêu cầu về trình độ học vấn. Như đã nói: Để sale tốt, bạn cần đến nghệ thuật. Nghệ thuật trong ngành bán hàng được điều phối bởi sự linh hoạt của các kỹ năng sau đây:
3.1. Giao tiếp tốt
Để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi, không nhất thiết phải tốt nghiệp các trường kinh doanh, khối ngành kinh doanh. Các ông vua bán hàng tuyệt đỉnh như Bill Gate hay Jeff Bezos đều khởi đầu từ kỹ thuật chứ đâu kinh tế. Nhưng một thành tố, bạn không thể thiếu trước khi cân nhắc bước vào nghiệp seller, đó chính là giao tiếp. Giao tiếp tốt là cách tiếp cận khách hàng tốt nhất, bởi nó thể hiện được khả năng diễn giải cho khách hàng về dịch vụ và sản phẩm một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận qua sự kết hợp lời nói, ngôn ngữ hình thể và sự tương tác bằng mắt...Rõ ràng với đặc thù là gặp gỡ khách hàng và thực hiện những cuộc trao đổi, hội thoại mỗi ngày...thì giao tiếp tốt trở thành từ khóa để chính phục khách hàng tốt nhất.
3.2. Phong thái tự tin
Thực tế, không phải riêng seller đâu, bất kỳ một hoạt động nào có sự tương tác với người khác đền cần đến sự tự tin. Nhưng với một seller, để có thể giao tiếp được hiệu quả, bạn cần phong thái tự tin trước đã. Dĩ nhiên, không phải ai đồng ý mua sản phẩm khi họ chưa biết gì về chúng mà người tư vấn của họ tỏ ra rút rè về chất lượng và dịch vụ và bị động trong việc hỏi thăm về nguyện vọng của họ như thế nào. Đó là chưa kể những nhiệm vụ như đi thị trường tổ chức,sự kiện để hút khách hàng, một tác thiếu dứt khoát kết hợp trang phục không phù hợp có thể là mồi lửa thiêu trụi bất kỳ một sự nỗ lực của cả tập thể vì nó thể hiện rằng công ty của bạn chưa thể hiện được sự chuyển nghiệp.
3.3. Khả năng đàm phán và thương lượng
Mục đích của mỗi cuộc giao tiếp, giới thiệu, tư vấn là bán được thành phẩm. Khả năng nói chuyện của bạn có thể rất tốt, tác phong rất tự tin nhưng nếu không thể bán được hàng, những điều này hoàn toàn vô nghĩa. Chưa hết, không một khách hàng nào đồng ý mua hàng của bạn trước khi bạn nói ra lý do và lập luận thuyết phục rằng, sản phẩm của bạn thực sự phù hợp với họ hơn những sản phẩm khác trên thị trường. Vậy nên để bán được hàng, kỹ năng thuyết phục, đàm phán,thương lượng là cực kỳ quan trọng.
3.4. Chốt sales
Chốt sales là bước bắt buộc và cũng là kỹ năng làm nên chất “kinh doanh” trong thuật ngữ seller. Đây cũng là kỹ năng bắt buộc mà dân bán hàng sẽ được đào tạo trực tiếp và cần trau dồi trong thời gian dài. Đây là công đoạn cuối cùng để quyết định rằng khách hàng có mua sản phẩm của công ty bạn hay không. Đồng thời là kỹ năng yêu cầu nghệ thuật cao nằm trong những seller chuyên nghiệp.
Mong rằng, những thông tin trên đi lý giải cho câu hỏi seller là gì sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình tìm ra một định nghĩa chính xác cũng như nắm bắt những cơ hội trở thành nhà bán hàng giỏi cho bản thân mình.
Tìm việc làm bán hàng tại Hồ Chí Minh
4890 0