Sinh hóa là gì? Những loại xét nghiệm sinh hóa phổ biến

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Thuật ngữ sinh hóa được dùng trong lĩnh vực xét nghiệm máu để chỉ một nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động xét nghiệm máu để nắm bắt tình trạng sức khỏe của con người dựa vào các chỉ số biểu thị. Vậy bản chất của hoạt động này là gì, có vai trò quan trọng ra sao đối với ngành y nói chung? Hãy làm sáng tỏ sinh hóa là gì ngay tại nội dung bài viết này để hiểu được ý nghĩa của công việc trong lĩnh vực xét nghiệm máu nói riêng và toàn ngành y nói chung.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Sinh hóa là gì?

Sinh hóa hay còn gọi đầy đủ bằng cụm từ xét nghiệm sinh hóa máu. Đây là một loại xét nghiệm dùng nhiều trong hoạt động chẩn đoán, theo dõi mức độ hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Bản chất của sinh hóa là đo ra được các nồng độ/hoạt độ một số chất có ở bên trong máu. Dựa vào nồng độ đo được, nhân viên y tế sẽ đưa ra những đánh giá chính xác về thực trạng thực hiện chức năng của những cơ quan bên trong cơ thể con người.

Sinh hóa là gì?
Sinh hóa là gì?

Làm sinh hóa sẽ thực hiện trực tiếp với mẫu bệnh phẩm là mẫu máu. Người thực hiện xét nghiệm sẽ lấy mẫu máu để tiến hành sinh hóa, đo chính xác nồng độ của một số chất hóa học tồn tại trong máu. Điều này đem đến rất nhiều ý nghĩa có giá trị lớn trong quá trình điều trị bệnh. Để hiểu rõ ý nghĩa này là gì thì bạn đọc tiếp nội dung ngay sau đây.

2. Sinh hóa cho chúng ta biết điều gì?

Hoạt động sinh hóa được thực hiện sẽ đem đến các thông tin rất cần thiết về mức độ hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan gan và thận. Nếu đo được lượng bất thường của một số chất hóa học có trong máu sẽ giúp người xét nghiệm chẩn đoán những dấu hiệu bệnh hay nhận diện được việc điều trị bệnh đang thực hiện có tác dụng phụ như thế nào.

Ý nghĩa của hoạt động sinh hóa
Ý nghĩa của hoạt động sinh hóa

Nhìn chung, nhờ xét nghiệm này mà người thầy thuốc sẽ đưa ra các chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe, bệnh lý cũng như theo dõi được kết quả của việc điều trị bệnh. Hiện nay y học đã đưa ra và áp dụng nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu trong quá trình thăm khám bệnh lý lâm sàng. Tùy vào mỗi bệnh cảnh cụ thể, người bác sĩ sẽ chỉ động loại sinh hóa phù hợp để tránh gây ra sự lãng phí, dư thừa. Vậy đâu là những loại sinh hóa thường được xét nghiệm nhất trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh?

3. Những loại sinh hóa thường được thực hiện

Phục vụ hiệu quả cho việc đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe, đồng thời có những thăm dò hiệu quả đối với chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, ngành y tế sẽ thường xuyên tiến hành các loại sinh hóa thông qua các xét nghiệm phổ biến dưới đây.

3.1. Sinh hóa chức năng của lá gan

Gan chính là nội tạng có vai trò quan trọng hàng đầu của quá trình chuyển hóa chất, thực hiện nhiều vai trò chức năng giúp điều tiết mọi hoạt động trong cơ thể như bài tiết mật, điều hòa lượng đường huyết trong máu, khử độc cơ quan nội sinh, thoái hóa các lipid,… Với lượng "nhiệm vụ" lớn như vậy, lá gan của chúng ta cần được bảo vệ một cách cẩn thận và toàn diện. Việc theo dõi chức năng gan và chăm sóc cho nó là nhiệm vụ quan trọng hơn cả của mỗi người.

Do đó, thực hiện các xét nghiệm sinh hóa chức năng gan cần được tiến hành để có thể đo lường ra mức độ hoạt động của gan. Dựa vào các chỉ số đo được, con người sẽ có được giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho gan. Những chỉ số nhận được thông qua sinh hóa gan cho bạn biết điều gì?

Có những loại sinh hóa nào?
Có những loại sinh hóa nào?

- Thông số ALT, AST và GGT, ALP sẽ cho biết chỉ số men gan và enzym hoạt động trong gan thự hiện chức năng trao đổi các amin và khử chúng có hiệu quả không. Nếu nồng độ của men gan tăng cao thì có thể đưa ra chẩn đoán rằng gan đang có nguy cơ bị viêm hoặc tế bào gan bị tổn thương.

- Những xét nghiệm khác như thực hiện đo nồng độ bilirubin sẽ giúp cho các nhân viên y tế chẩn đoán được các vấn đề gan đang gặp phải. Khi đo được nồng độ này bị rối loạn, các bilirubin tăng cao là nguyên nhân gây ra chứng vàng da do Bilirubin bị trào ngược, đi vào trong vòng tuần hoàn. Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh hóa nồng độ Ure, Albumin, NH3 trong máu cũng sẽ đưa ra được các đánh giá chính xác về chức năng hoạt động của gan.

3.2. Sinh hóa chức năng của thận

Thận có chức năng chính là giúp cơ thể đào thải chất điện giải, sản phẩm đã bị thoái hóa từ các axit nucleic và Protid cho nên khi làm sinh hóa thận, bác sỹ sẽ đánh giá chính xác chức năng hoạt động của thận đang ở tình trạng nào và như vậy cho nên sẽ có hướng điều trị hiệu quả đối với các bệnh về thận.

Thực hiện sinh hóa cho bạn biết điều gì?
Thực hiện sinh hóa cho bạn biết điều gì?

Ure, Creatinin là hai yếu tố trong máu mà thông qua sinh hóa, bác sĩ có thể chẩn đoán chức năng của thận đang gặp vấn đề hay không. Cụ thể, bác sĩ sẽ tính được chức năng lọc của thận ở mức độ bao nhiêu vì nếu chức năng này gặp vấn đề thì những yếu tố vừa nêu sẽ bị ứ đọng ở trong máu làm nồng độ trong máu bị tăng lên.

3.3. Sinh hóa điện giải

Các chất điện giải gồm dịch và khoáng chất ở trong máu có một vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động điện học diễn ra tại các dây thần kinh và tế bào. Nó giúp nội môi được cân bằng, các chức năng của hệ thần kinh và tim được điều hòa hiệu quả, các chất lỏng cũng được cân bằng cùng với axit – bazo hay phân phối oxy đi khắp các cơ quan, mạch máu,… Khi điện giải bị mất đi sự cân bằng thì sẽ làm cho các vấn đề trên không còn được hỗ trợ tốt nữa. Cần thiết để xét nghiệm điện giải để kịp thời điều chỉnh lại chế độ ăn uống, không ăn quá nhiều hoặc quá ít các chất điện giải

3.4. Đánh giá lượng đường huyết trong máu qua hoạt động sinh hóa

Đường huyết (Glucose) chính là yếu tố chính tạo ra nguồn năng lượng cho các tế bào và toàn cơ thể. Quá trình Glucose được chuyển hóa sẽ diễn ra tại lá gan. 

Sinh hóa giúp đánh giá nồng độ đường huyết trong máu
Sinh hóa giúp đánh giá nồng độ đường huyết trong máu

Các hormone có chức năng điều hòa nồng độ của Glucose sẽ hoạt động làm cho nồng độ của sản phẩm này máu có những thay đổi như nồng độ tăng ngay sau bữa ăn, giảm đến mức thấp nhất ở khoảng giữa bữa ăn này với bữa ăn tiếp theo. Nhưng các hormone luôn đảm bảo giữ được nồng độ nhất định của Glucose dù tăng hay giảm. Vậy nên, khi làm sinh hóa đường hết, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần phải nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8 tiếng đến 12 tiếng để lấy máu xét nghiệm mới cho kết quả chuẩn xác.

Kết quả xét nghiệm lượng đường ở trong máu cho thấy những dấu hiệu của bệnh gì? Nếu lượng đường cao thì có thể người xét nghiệm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc hội chứng kháng lại insulin. Vì bệnh đái tháo đường là một bệnh nguy hiểm và phải điều trị suốt đời cho nên việc xét nghiệm lượng Glucose trong máu cần phải được thực hiện cẩn thận và chuẩn xác.

3.5. Xét nghiệm sinh hóa đo nồng độ Lipid máu

Lipid máu là cách cách chuyên ngành của chứng mỡ trong máu. Một người bị mỡ trong máu sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh xơ vữa động mạch, gây ra các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Do vậy việc xét nghiệm sinh hóa vô cùng quan trọng để giúp người bệnh được phát hiện sớm các vấn đề về rối loạn lipid. Khi xét nghiệm thành phần này, người bệnh cũng sẽ phải nhịn ăn trong thời gian ít nhất 8 tiếng đồng hồ.

Xét nghiệm sinh hóa đo nồng độ Lipid máu
Xét nghiệm sinh hóa đo nồng độ Lipid máu

Còn rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu nữa được tiến hành thực hiện trong những hoàn cảnh cần thiết. Việc nắm bắt sinh hóa là gì và thực hiện sinh hóa xét nghiệm máu rất quan trọng trong quá trình giúp chúng ta bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình thông qua bảo vệ chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể. Hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi cảm thấy sức khỏe của bản thân có vấn đề nhé. Chúc các bạn luôn giữ được một sức khỏe dẻo dai để vui sống.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2019 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT