[Startup là gì?] Bí quyết “triển” ý tưởng khởi nghiệp thành công!
Theo dõi work247 tạiStartup là gì? Startup phải trải qua những giai đoạn phát triển nào? Đâu là bí quyết để triển những ý tưởng startup thành công? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bạn đã thực sự định nghĩa đúng startup là gì?
1.1. Startup là gì?
Startup là gì? Là tín đồ của kinh doanh, chắc bạn đã quá quen với thuật ngữ này!
Ngồi trước màn ảnh nhỏ chứng kiến những ý tưởng từ bao người trẻ thuyết phục lần lượt những “chú cá mập lớn” trong “Thương vụ bạc tỷ” đồng ý đầu tư vào dự án của họ, chắc bạn chẳng thể kìm được nỗi khát khao được thể hiện như thế và đưa ra thị trường “đứa con tinh thần” của mình. Sự hùng hồn trong từng câu chữ của những người lần đầu khai phá thị trường được xây dựng bằng tinh thần khởi nghiệp và bản thân họ chính là những Startup.Vậy bạn đã hiểu Startup là gì?
Tuy bản thân là một danh từ tiếng Anh, nhưng ý nghĩa phổ thông của nó được biết đến bởi hầu hết cộng đồng người Việt với ý nghĩa là khởi nghiệp. Startup là quá trình bạn chủ động bắt tay vào tạo ra một sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình, tự sản xuất và tiếp thị chúng để những người xung quanh biết đến và tạo ra nguồn thu. Một tiệm trà chanh nhỏ, một quán bánh mỳ, một shop thời trang giấy...tất cả chúng đều được gọi chung với cái tên là mô hình startup.
Không phải là dân kinh doanh, nhưng những ai đã từng nghe đến những câu chuyện truyền cảm hứng của Jack ma - chàng thanh niên từng bị từ chối đến 10 lần khi nộp đơn vào Harvard nhưng giờ đây là người sáng lập của Alibaba - thương hiệu thương mại điện tử nổi tiếng đến ông chủ thương hiệu Gà rán KFC - Harland Sander khởi nghiệp từ một trạm xăng hay ý tưởng xây dựng và phát triển Facebook của Mark Zuckerbug thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ một căn phòng trong ký túc xá của đại học Harvard. Họ là những startup thành công nhất trong lịch sử.
Thế nhưng, những con số người khởi nghiệp thành công như Zuckerberg, Jack ma hay ông chủ gà rán là chỉ chiếm 10% theo thống kê trên tạp chí Fortune. Khác với những doanh nghiệp mới khai sinh nhưng đủ năng lực tài chính và những kết quả kiểm chứng về khả quan khi đưa ra thị trường những sản phẩm của họ, Startup luôn được ám chỉ là những “phép thử” cho ý tưởng của một cá nhân hay một tập thể. Ý kiến đó có thể đúng, có thể sai, những sản phẩm hay dịch vụ được đưa ra bởi những startup thường được đặt trong điều kiện thiếu chắc chắn và cần thêm thời gian để thị trường và người dùng kiểm chứng.
Song điểm khác biệt cũng như đặc trưng khiến Startup trở thành một biểu tượng, xu hướng thời thượng lọt vào mắt xanh của nhiều người trẻ, thể hiện ở tinh thần startup hay là còn gọi là tinh thần khởi nghiệp của người sáng lập. Không giống như những doanh nghiệp nắm trong tay đầy đủ số vốn, tiền bạc và nối gót những thương hiệu đã làm mưa làm gió trên trên thị trường, phần lớn các sản phẩm dự án của Startup đều là sản phẩm của sự sáng tạo và một tinh thần kinh doanh mạnh mẽ hơn nhiều lần so với những phi vụ kinh doanh thông thường kia để biến những sản phẩm lần đầu tiên có mặt tại thị trường ấy trở nên nổi bật. Điều này đồng nghĩa với việc, những sản phẩm đó có thể chết yểu trước khi được biết tới hay những startup sẽ đứng trước nguy cơ mất tiền vì lỡ đầu tư quá nhiều nhưng không thu về kết quả. Tinh thần nỗ lực vượt qua những áp lực về tài chính, nỗi lo vì không được đón nhận của người dùng làm nên đặc trưng nổi bật của nhà những nhà khởi nghiệp.
Đặc điểm nổi bật thứ hai làm nên định nghĩa của Startup, đó là những giá trị mới, độc đáo. Sự độc đáo, mới lạ của startup thể hiện ở chỗ, những ý tưởng được họ trình làng và mong muốn đưa ra thị trường là sản phẩm của chính họ, chưa hề bắt gặp trên thị trường. Đó cũng có thể là một tính năng, được bổ sung, cải tiến từ những sản phẩm cũ nhưng mang lại hiệu quả cao với đời sống sản xuất hay tối ưu hóa cuộc sống con người hơn nữa.
Với lý do này mà “hàm lượng chất xám”được chất chứa trong những ý tưởng của Startup có thể quy đổi ra tiền bạc, những thương vụ chuyển nhượng và danh tiếng cho những người sản xuất ra những ý tưởng này. Bạn vẫn thường thấy trên đài, báo hàng loạt những dự án chỉ được nảy ra từ trong đầu của những người trẻ đam mê kinh doanh trong trường hợp chưa đủ vốn để triển khai vẫn có thể trở thành những cơ hội đổi đời nếu như gặp được một nhà đầu tư đúng tầm, có tâm và thực sự nhận ra đúng giá trị của dự án hay ý tưởng đó.
Xem thêm: Việc làm strartup
1.2. Đừng nhầm lẫn giữa startup và lập nghiệp!
Tôi đồng ý với bạn, khi cho rằng cả Startup và lập nghiệp đều là tạo dựng thương hiệu và bắt đầu những bước đi để định vị thương hiệu, giá trị của mình trên thị trường. Thế nhưng, xét về bản chất, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Khởi nghiệp cũng có thể hiểu là lập nghiệp khi nói giai đoạn đầu tiên của một doanh nghiệp khi được thành lập và đưa sản phẩm ra thị trường và có những định hướng, điều kiện chắc chắn để phát triển và mở rộng quy mô.
Những khi nói đến Startup - nó phải là đỉnh cao của sự đổi mới, những điều chưa ai làm. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, mảnh đất của nhiều Startup nhất, những chuyên gia trong lĩnh vực này đã chỉ ra rằng, nền tảng phát triển của Startup phải là một công nghệ mới và có tính chất khác biệt hoàn toàn, có thể tác động và tạo ra hình thức kinh doanh cũng như phân khúc một thị trường mới trên quy mô trong nước mà còn mở rộng trên thế giới.
Cả Startup hay những những ai bắt đầu lập nghiệp đều có thể mở đầu quá trình nung nấu ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ của mình từ chính túi tiền của người sáng lập. Đó cũng có thể là được hỗ trợ bởi những người thân tín như gia đình, bạn bè hay vay ngân hàng. Song tuy nhiên, điểm hầu các Startup hiện nay để có thể ươm mầm cho dự án của mình đều phải tiến hành nhận hỗ trợ từ những quỹ đầu tư mạo hiểm.
Startup cũng được xác nhận bởi sự tăng trưởng. Startup là những người khai phá thị trường, do vậy, họ mang một sứ mệnh cao cả là tạo ra những ảnh hưởng cực lớn và sở hữu tham vọng phát triển lớn nhất và sẽ không đầu hàng bất kỳ một giới hạn nào. Bạn biết rằng, mục tiêu của cũng của một một công ty bắt đầu lập nghiệp, đó là đưa sản phẩm của họ ra được thị trường và cạnh tranh được với những sản phẩm khác.
Song tuy nhiên, với một Startup, mục tiêu của họ không chỉ dừng lại ở việc đưa mình thoát khỏi khỏi trạng thái khởi nghiệp mà còn hướng đến tham vọng bá chủ lĩnh vực, thị trường mà họ khai phá. Một minh chứng tiêu biểu cho những startup thành công khác ngoài những tên tuổi mà chúng ta hãy điểm qua trên kia, còn có Apple. Tính đến thời điểm hiện tại, khi nhà sáng lập của nó đã vĩnh biệt nhân thế được ngót một thập kỉ thì sức mạnh và tầm ảnh hưởng của nó dù từng mang mác Startup vẫn là niềm khao khát, nguồn cảm hứng của một tín đồ công nghệ.
Xem thêm: Nhà Startup cần chuẩn bị gì để vững bước thành công
2. Tiến trình phát triển của một startup thế nào?
2.1.Khởi động
Được list vào danh sách những hình thức kinh doanh mạo hiểm và không chắc chắn bởi những ý tưởng độc lạ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nhưng công ty hay cá nhân phó mặc những đứa con tinh thần của mình vào những số tiền kêu gọi những nhà đầu tư thiên thần mà bằng những định hướng, đường đi cho dự án của mình. Đóng vai trò quan trọng nhất, nhà sáng lập những dịch vụ và sản phẩm là người tiên phong khai phá thị trường bởi việc xác định những vấn đề của dự án, như cách thực tiếp cận một nhà đầu tư như thế nào, xác định những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của họ có thể mang lại cho công chúng, những mối bất đồng quan điểm, những khó khăn mà họ có thể gặp phải từ phía nhà đầu tư hoặc người dùng...
Đây được gọi là quá trình định hướng hoặc khởi động. Startup có thể phải mất rất nhiều thời gian để thực hiện nó. Giai đoạn này được ưu tiên tuyệt đối ở tính kỹ lưỡng, cẩn thận. Bởi lẽ, việc xác định sai mục tiêu và đường đi nước bước cho ý tưởng và dự án có thể khiến startup bị lạc lối ngay từ những bước chân rất nhỏ bạn đầu. Chỉ khi nào xác định một cách đầy đủ, chắc chắn kế hoạch, các thành viên khác trong nhóm mới bắt tay vào triển khai ý tưởng đó.
2.2. Thách thức
Một dân tế bắt đầu lập nghiệp hay Startup cho những sản phẩm độc đáo, thậm chí là những người đã có kinh nghiệm kinh doanh nhưng rẽ sang một hướng mới không không tránh khỏi thách thức. Và với những ý tưởng, kế hoạch được đặt trong điều kiện để kiểm chứng đúng hay sai như của Startup là nắm nguy cơ phá sản trong giai đoạn thứ hai này. Lý do lớn nhất thường là, các thành viên trong dự án hay cả người sáng lập bị “vỡ mộng” với những kết quả không mong muốn.
Biểu hiện là ở sự sụt giảm nhân sự trầm trọng và số lượng người tin vào độ chắc thắng của dự án nằm ở tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, các tác động từ ngoại cảnh hay sự chủ quan trọng bước khởi động thường là những động cơ kinh khủng nhất đè bẹp đến hơn 80% các doanh nghiệp Startup duy trì tính năng lượng như thời điểm ban đầu. Họ thất bại và quyết định sang một mô hình kinh doanh mới để thích nghi với ngoại cảnh. Đó thường là lựa chọn, hướng giải quyết của các không ít Startup khi rơi vào giai đoạn khó khăn.
2.3. Hòa nhập
Như cầu vồng sau cơn bão, 20% những Startup có thể vượt qua giai đoạn thách thức sẽ tiến đến quá trình hòa nhập. Đây có thể được xem là giai đoạn phục hồi sau những thách thức. Trong quãng thời gian này, những tín hiệu đáng mừng sẽ xuất hiện, minh chứng rõ nhất ở năng suất lao động tăng dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp bắt đầu tăng lên. Doanh nghiệp của bạn nhờ sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư và những kế hoạch, định hướng đúng đắn sẽ bắt đầu tạo ra doanh số và dần khắc phục được những thua lỗ trong giai đoạn thứ 2. Cũng trong giai đoạn này, công ty sẽ tiến hành lên những kế hoạch dài hơi cho chặng đường phát triển sau này.
2.3. Phát triển
Đây chính là mục tiêu hướng đến của bất kỳ một Startup nào đến những cá nhân lập nghiệp. Khi bộ máy của doanh nghiệp bắt đầu quen dần và đáp ứng được nhịp độ sôi động của thị trường, nhà sáng lập đến đồng sáng lập sẽ đề bạt ra những mục tiêu dài hạn. Trong đó tập trung vào xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh, có kỹ năng và chuyên môn cao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Đó chính là tiến trình phát triển của một Startup với tư cách là một doanh nghiệp. Còn trên tư cách của một cá nhân thì sao, bạn đã biết, làm sao để có thể khởi nghiệp thành công?
Xem thêm: Giải đáp Founder là gì? Những điều cần làm để trở thành Founder
3. Làm sao để "triển" những chiến lược Startup thành công!
Muốn kinh doanh thành công, “triển” những chiến lược Startup có thể là quyết định sáng suốt của bạn. Thế nhưng, như đã nói, đó chẳng phải là chặng đường trải đầy hoa hồng. Kết hợp với một ý tưởng khởi nghiệp ưu tú, bạn cần thêm những nhân tố sau đây:
3.1. Không đầu hàng thất bại
Khi tìm hiểu về Startup là gì, chúng ta đều hiểu rằng, họ là những người đại diện cho những ý tưởng, dự án được triển khai trong điều kiện không chắc chắn. Có lẽ mỗi Startup khi bắt đầu vào thực hiện ý tưởng của mình đều xác định được điều này. Nhưng không phải ai cũng đủ sức mạnh để chiến thắng những “trò khủng bố” nổi ra trong giai đoạn thách thức. Để khởi nghiệp, cần ở bạn tinh thần bền chí thậm chí là “lì đòn” và không ngừng cố gắng. Chúng ta nên hạn chế lặp lại những câu chứa từ không thể trong đầu. Hãy nhớ rằng, Sophia, CEO của Nasty Gal, thương hiệu thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất Hoa Kỳ có thể trở thành triệu phú với ý tưởng Startup trong ngành thời trang mới dù không phải dân ngành hay kinh nghiệm về lĩnh vực này trước đó.
3.2. Hiểu rõ khách hàng
Để có thể đưa một sản phẩm ra thị trường, ý tưởng tốt chưa đủ, sự cố gắng nỗ lực chưa đủ. Để thành công cần ở bạn sự thấu hiểu tâm lý khách hàng. Đầu tiên, các Startup hãy lựa chọn cho mình một nhóm công chúng ưa chuộng sản phẩm và tập trung đề bạt những chiến lược quảng bá, những dịch vụ khách hàng ưu tiên phục vụ cho nhóm công chúng này. Lời khuyên tốt cho những Startup là, hãy chỉ tập trung vào sự chắc chắn, sự yêu thích, độ tin tưởng của người dùng ở một bộ phận chắc chắn tạo ra doanh thu sẽ tốt hơn nhiều triển khai các chiến dịch một cách tràn lan mà không có đối tượng chủ đích.
Xem thêm: Cv xin việc đẹp
3.3. Chia sẻ công việc là từ khóa
Nếu bạn là nhà sáng lập, chắc khó khăn để bạn chấp nhận việc san sẻ công việc quản lý, điều hành cho ai khác vì sợ rằng, họ sẽ không đủ tin tưởng để hoàn thành những mục tiêu mà bạn mong muốn với sản phẩm và doanh nghiệp bạn đã dày công xây dựng. Thực tế không ai hoàn hảo, việc chọn một đối tác làm việc cùng bạn để chia sẻ trách nhiệm quản lý và điều hành sẽ có tác dụng to lớn, đặc biệt khi bạn không đủ chuyên môn trong một lĩnh vực mới, hoặc khi có xu hướng mới trên thị trường, hoặc đơn giản là về sức khỏe để giúp bạn có thể làm việc hiệu quả hơn.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây xoay quanh “Startup là gì” sẽ thực sự hữu ích với bạn.
2236 0