Nhà Startup cần chuẩn bị gì để vững bước thành công

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày đăng: 27-08-2024

Thời gian gần đây khởi nghiệp kinh doanh là cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Trên mỗi lĩnh vực hàng ngày, hàng giờ đều xuất hiện những nhà startup. Vậy một vấn đề được đặt ra là khi muốn startup cần chuẩn bị gì? Những yếu tố cần và đủ để khởi nghiệp thành công sẽ được bật mí ngay bây giờ.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bạn hiểu gì về thuật ngữ Startup? 

Hiện nay có rất nhiều người bắt đầu thành lập một công ty kinh doanh tại một lĩnh vực nào đó, thường được gọi là một công ty khởi nghiệp hay bằng một thuật ngữ thường được dùng hiện nay là Startup.

Bạn hiểu gì về thuật ngữ Startup?
Bạn hiểu gì về thuật ngữ Startup? 

Trong giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh, những dự án này thường được sáng lập bởi 1 đến 3 người. Họ là những người có chung mục đích, chung lý tưởng và cùng hợp tác với nhau để phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hay một công nghệ nào đó mà họ đánh giá là chúng có tính khả thi trong tương lai.

Họ bắt đầu với việc tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh, cùng nhau tập hợp và xây dựng một đội ngũ có cùng tầm nhìn. Việc kinh doanh được xây dựng với ý nghĩa cùng nhau biến tầm nhìn đó thành hiện thực.

Bởi khởi nghiệp chính là quá trình tạo ra những giá trị mới, nên ngay từ những ý tưởng kinh doanh cho đến mô hình sản phẩm đều phải mang đến những thứ mới. Chính vì vậy, một công ty khởi nghiệp cần phải có một đội ngũ sáng lập tận tâm và mạnh mẽ. Đội ngũ đó sẽ chung tay cùng nhau đưa công ty ngày càng phát triển đi lên.

Khi mới bắt đầu thành lập, bởi lượng vốn đầu tư không có nhiều nên các công ty khởi nghiệp thường kêu gọi tài trợ vốn từ một nhà đầu tư, một doanh nghiệp hoặc tiến hành vay một khoản tiền để bắt đầu phát triển kinh doanh với số vốn đó.

Sau đó công ty phải thiết lập các phương án kinh doanh mang lại lợi nhuận để có thể tự duy trì công ty, ít phụ thuộc vào các cá nhân hay tổ chức khác rồi phát triển dần trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh.

Tin tuyển dụng: Việc làm Startup

2. Những điều cần biết để sẵn sàng khởi nghiệp

Xu hướng khởi nghiệp hiện nay đang được rất nhiều người đón nhận, đặc biệt đông đảo trong đó chính là thế hệ trẻ.

Những điều cần biết để sẵn sàng khởi nghiệp
Những điều cần biết để sẵn sàng khởi nghiệp

Tuy nhiên việc khởi nghiệp chưa bao giờ được đánh giá là dễ dàng. Để những kế hoạch khởi nghiệp không còn là những dòng chữ nằm trên trang giấy mà nó thực sự được đưa ra thực tiễn thì các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng, xác định các yếu tố cốt lõi để từng bước đi đến thành công.

2.1. Sự chuẩn bị về vốn

Điều kiện tiên quyết để bắt đầu kinh doanh chính là sự vững vàng về tài chính. Một trong những điều bạn cần chuẩn bị đó là có một khoản tiền nằm trong ngân hàng.

Khoản tiền này phải có khả năng duy trì được việc kinh doanh của bạn trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm. Để có thể mở rộng các chiến lược, tăng giá trị sáng tạo và thậm chí là trang trải qua những khó khăn ban đầu của doanh nghiệp thì bạn cần có một lượng vốn nhất định. 

Sự chuẩn bị về vốn
Sự chuẩn bị về vốn

Có rất nhiều người thường áp dụng kế hoạch lấy ngắn nuôi dài bởi họ là những người hiện đang có việc làm ổn định. Đó cũng được đánh giá là một chiến lược khá hay nhưng cũng chưa chắc đã áp dụng được bởi những người quyết định khởi nghiệp không phải ai cũng đang có việc làm ổn định.

Vậy nên trước khi bắt đầu cuộc đua, các nhà startup nên dự trù một khoản tiền đủ để duy trì cuộc sống của bản thân và doanh nghiệp, như vậy mới có thể yên tâm tập trung cho công việc

Xem thêm: [Tinh thần khởi nghiệp là gì?] tuyệt chiêu khởi nghiệp thành công

2.2. Con người là yếu tố cốt lõi

Dù khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào thì yếu tố con người cũng vô cùng quan trọng. Chính con người tạo ra công nghệ bởi vậy đây là nền tảng vững chắc nhất nếu một doanh nghiệp muốn khởi nghiệp thành công. Một đội ngũ nhân sự giỏi đương nhiên sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư góp vốn vào công ty.

Con người là yếu tố cốt lõi
Con người là yếu tố cốt lõi

Việc thu hút đội ngũ nhân sự giỏi thường là bài toán khó đặt ra cho các startup. Vì nếu mướn nhóm nhân sự đã có kinh nghiệm thì mức lương của họ cao, trong khi nhóm sinh viên mới tốt nghiệp giá rẻ nhưng lại thiếu kinh nghiệm.

Bởi vậy thành lập đội ngũ nhân sự cần chú ý có kế hoạch tuyển dụng hoàn chỉnh để phát huy tối đa hiệu quả, kéo dài thời gian tuyển dụng để thông tin đến được với nhiều đối tượng, không nên chỉ ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm bởi những ứng viên khác dù còn non trẻ nhưng lại có tinh thần cầu tiến khá cao.

Để có được một đội ngũ nhân sự giỏi thực sự phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn của nhà quản trị.

2.3. Định hướng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bạn cần có một chiến lược thật tốt. Hoạch định chiến lược chính là cách để những kế hoạch từng bước đi vào hoạt động trong thực tiễn.

Định hướng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Định hướng phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Bạn nên bắt đầu từ việc nghiên cứu các phân khúc thị trường xem các sản phẩm hay loại hình dịch vụ mà mình cung cấp sẽ thuộc về thị trường nào? Mỗi thị trường sẽ có những tiềm năng và khó khăn riêng khi bạn bắt đầu tiến hành thâm nhập vào thị trường đó.

Sau khi đã đánh giá thị trường bạn mới có thể bắt đầu tìm kiếm các khách hàng mục tiêu. Bạn có rất nhiều cách để tìm hiểu thông tin về khách hàng như lập các phiếu điều tra khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, đưa ra lý do để họ mua sản phẩm của bạn hay động lực để thúc đẩy họ nhanh chóng mua hàng.

Đối thủ kinh doanh thường được coi là không tốt nhưng trên thực tế chính những đối thủ cạnh tranh lại mang đến những bài học vô cùng giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Vì vậy hãy cố gắng học hỏi những ưu điểm của họ đồng thời nhìn nhận những bài học kinh doanh để rút ra kinh nghiệm cho chính doanh nghiệp mình.

Việc này giúp bạn không bị đi vào những sai lầm cũ của họ, tìm ra được hướng đi mới cho hành trình khởi nghiệp của mình. Hãy ghi chép cụ thể, làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận để tự mình rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Xem thêm: Vấn đề xoay quanh group Quản trị và Khởi nghiệp

2.4. Lên chiến lược Marketing

Tiếp theo các Startup cần thực hiện một công việc rất quan trọng đó là xây dựng chiến lược Marketing. Hãy bắt đầu điều đó với câu hỏi làm sao để các sản phẩm có thể tiếp cận với khách hàng?

Lên chiến lược Marketing
Lên chiến lược Marketing

Bạn có thể sử dụng rất nhiều các chiến lược marketing tiếp thị nội dung, tiếp thị qua truyền thông hay qua các diễn đàn, hội nhóm.

Tiếp thị nội dung khá đơn giản bằng cách bạn chỉ cần tạo một blog ở trang web của doanh nghiệp, bổ sung và cập nhật các thông tin một cách độc đáo, sáng tạo cho người đọc. Dạng tiếp thị này không đòi hỏi mức đầu tư lớn.

Với tiếp thị qua mạng xã hội thì đây là một hình thức tiếp thị khá phổ biến hiện nay. Bạn hãy đầu tư thời gian, tạo hồ sơ về doanh nghiệp, liên tục bổ sung cũng như làm phong phú thêm thông tin để hướng đến những đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Luôn nhớ duy trì tương tác với khách hàng bởi số lượng người theo dõi cũng là một yếu tố để những người dùng mới quyết định có theo dõi doanh nghiệp của bạn hay không.

Các diễn đàn, hội nhóm là cơ hội mà bạn có thể tận dụng để quảng bá sản phẩm. Đây là cách sáng tạo để bạn quảng cáo và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Ngoài ra bạn cũng có thể đưa ra một lượng sản phẩm để các khách hàng dùng thử. Bởi khách hàng chính là người tiếp thị tốt nhất cho sản phẩm của bạn. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng mua hàng của một người sẽ cao hơn khi họ được giới thiệu từ chính những người quen biết.

Như vậy với những thông tin được chia sẻ để biết Startup cần chuẩn bị những gì, hy vọng bạn đã có được cho mình những điều cần có để bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp. Mong rằng bạn sẽ không sợ hãi mà luôn tự tin trên con đường chinh phục mục tiêu của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1180 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT