Cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới một cách hiệu quả nhất

Theo dõi work247 tại
Hoàng Châu Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Hoàng Châu Lâm

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như mở rộng phát triển doanh nghiệp, việc đầu tư phát triển sản phẩm mới để chiếm giữ nhiều thị trường hơn là một trong những ý tưởng được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nhưng không phải sản phẩm nào mới cũng thu hút được khách hàng. Vậy có cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới như nào để mang lại hiệu quả, hãy cùng work247.vn khám ở bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Các cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

1.1. Khái niệm về tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới

Tiếp cận thị trường cho sản phẩm mới là việc doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm mới đến khách hàng, thể hiện được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh, qua đó, doanh nghiệp có thể thiết lập các kế hoạch, chiến lược để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua kênh phân phối, giá cả, các hoạt động truyền thông, định vị thương hiệu.

Một sản phẩm mới chưa được nhiều người biết đến, để có thể xâm nhập vào thị trường, có thể tăng trưởng và đứng vững cần được nghiên cứu và xây dựng kế hoạch một cách rất bài bản. Cần phải xác định được sản phẩm đó có phù hợp với nhu cầu của thị trường hay không. Đã có rất nhiều thương hiệu lớn nhưng khi các sản phẩm mới tung ra thị trường lại không được đón nhận và sau đó nhận kết quả là ngừng sản xuất.

Điển hình như sản phẩm đồ uống New Coke của Coca - cola được tung ra thị trường và ngưng sản xuất sản phẩm Coke nguyên thủy. Đây là một bước đi sai lầm Marketing lớn nhất của một thương hiệu lớn trên toàn thế giới như vậy. Sản phẩm New Coke không mang lại nhiều lợi nhuận, mà khách hàng lại có phản ứng dữ dội vị Coke không được sản xuất. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, sản phẩm New Coke đã phải ngừng bán trên thị trường và quay lại sản xuất sản phẩm cũ.

Ví dụ của Coca - Cola
Ví dụ của Coca - Cola

Xem thêm: Các hình thức quảng cáo truyền thống đa dạng như thế nào?

1.2. Các bước tiếp cận thị trường

1.2.1. Bước 1: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là một công việc vô cùng quan trọng trước khi đưa ra một quyết định hay một kế hoạch nào. Những dữ liệu ở đây có thể là những dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, những dữ liệu trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp, trong nước và quốc tế.

Có dữ liệu này phải liên quan đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy định pháp lý, giá thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.... Thông qua việc nghiên cứu, doanh nghiệp có thể có những dữ liệu cực kỳ mới, cập nhật và mang nhiều tính thực tiễn. Việc thu thập dữ liệu còn mang một trọng trách rất lớn đó là phải hoàn toàn chính xác thì các bước thực hiện tiếp theo của doanh nghiệp mới đúng được.

Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu

1.2.2. Bước 2: Phân tích dữ liệu

Sau khi đã có được thông tin thì những dữ liệu này vẫn là dữ liệu thô và chưa có nhiều sự giúp ích cho doanh nghiệp, họ phải tiến hành phân tích các dữ liệu đó để xây dựng được một hệ thống thông tin, góp phần cho việc lập kế hoạch, đưa ra các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.

Việc phân tích dữ liệu giúp ích cho việc doanh nghiệp có thể phân khúc được thị trường, chọn ra được đoạn thị trường, khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp cũng xác định được insight của khách hàng mục tiêu để làm cơ sở cho lựa chọn các chiến lược, các công cụ marketing. Chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang cho mẹ và bé thì cũng xác định được dùng phương thức nào để quảng cáo cho phù hợp.

Phân tích dữ liệu giúp cho doanh nghiệp xác định được đối thủ cạnh tranh, biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để góp phần có hướng đi định vị thương hiệu trong khách hàng cho phù hợp với xu hướng thị trường nhiều biến động.

Phân tích dữ liệu
Phân tích dữ liệu

1.2.3. Bước 3: Tuyên bố giá trị 

Sau khi trải quá quá trình sản xuất cũng như đã có kế hoạch cho các chiến lược về truyền thông, bán hàng…. các sản phẩm đó cần được phân phối đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần chỉ ra được những điểm nổi bật của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh để định vị, những giá trị mang lại cho khách hàng là gì…

Để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn thì cần đầu từ đẩy mạnh cho các hoạt động truyền thông marketing tích hợp và sử dụng đồng thời các công cụ sao cho hiệu quả.

Để những giá trị trong sản phẩm được mang đến người tiêu dùng một cách dễ dàng, cần sử dụng các kênh phân phối một cách hiệu quả và rộng rãi. 

 Tuyên bố giá trị
 Tuyên bố giá trị 

2. Thiết lập chiến lược tiếp cận thị trường đem lại lợi ích gì?

Khi có chiến lược tiếp tiếp cận thị trường, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ có kim chỉ nam cho mọi hoạt động trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp có thể xây dựng được phương hướng, kế hoạch cho việc tung sản phẩm mới ra thị trường, dự đoán những cơ hội, thách thức cũng như dự đoán rủi ro để khắc phục. Nâng cao khả năng hài lòng của khách hàng, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Xem thêm: Khám phá các dạng quảng cáo trên Facebook đa chức năng, đa hiệu quả

3. Các thành phần cốt lõi trong chiến lược tiếp cận thị trường

3.1. Thị trường

Thị trường ở đây được hiểu là khu vực tập hợp người có nhu cầu với sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Việc xác định đúng thị trường mục tiêu sẽ khiến doanh nghiệp xác định được các chiến lược một cách đúng đắn, hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng tăng lợi nhuận.

Thị trường
Thị trường

3.2. Mô hình phân phối

Kênh phân phối là một trong những chữ P rất quan trọng của marketing - mix, khách hàng cũng rất quan tâm đến vấn đề này vì họ muốn nhận được hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi và tốn ít chi phí nhất. Xác định được mô hình phân phối phù hợp còn giúp cho khả năng kiểm soát kênh phân phối của doanh nghiệp được chặt chẽ hơn.

3.3. Thông điệp

Đây là những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng qua sản phẩm. Việc truyền tải một thông điệp súc tích, có ý nghĩa không chỉ giúp tăng độ nhận biết của thương hiệu mà còn chiếm được niềm tin của khách hàng, nâng cao được nhận thức của học về những thông điệp văn minh, lành mạnh trong những vấn đề của xã hội.

Thông điệp
Thông điệp

3.4. Khách hàng

Khách hàng chính là người sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp vì thế mà không thể không xác định kỹ lưỡng đối tượng này. Khách hàng là ai? Họ ở đâu? Họ có nhu cầu gì?

Nhu cầu của con người trong cuộc sống luôn thay đổi qua từng thời gian, trước đây người ta chỉ cần ăn no mặc ấm, khi cuộc sống hiện đại hơn thì học cần ăn ngon mặc đẹp. Vì thế mà có một số sản phẩm chỉ phù hợp với một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ, nhưng đến thời điểm hiện tại nó không còn được ưa chuộng vì nhu cầu đã thay đổi. 

Nghiên cứu khách hàng để nhìn thấy được hiện tại họ đang cần gì, muốn gì, mong đợi điều gì từ đó mới xây dựng được những giá trị mà sản phẩm doanh nghiệp muốn hướng đến.

3.5. Giá cả

Giá là yếu tố rất quan trọng để người mua cân đo đong đếm. Những người nhạy cảm về giá, họ thường thích những sản phẩm có giá thấp hơn mà vẫn mang lại được giá trị tương ứng. Khi có sự thay đổi nhỏ về giá cũng khiến cho hành vi của họ thay đổi. 

Khi nghiên cứu và phân tích cần quan tâm đến giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp nên có chiến lược định giá như nào cho phù hợp.

Trên đây là cách tiếp cận thị trường cho sản phẩm mớiwork247.vn đã tổng hợp giúp bạn. Hy vọng những kiến thức này có thế giúp ích cho công việc như sự nghiệp học tập của bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem285 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT