Thông điệp truyền thông là gì? Cách để tạo ra một slogan hay
Theo dõi work247 tạiMột hoạt động mà mọi doanh nghiệp đều chú trọng, đầu tư nhất hiện nay, đó chính là truyền thông. Trong đó, thông điệp truyền thông chính là những nội dung cốt lõi, giá trị nhất mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng. Vậy thông điệp truyền thông là gì?
1. Thông điệp truyền thông là gì?
Thế giới phẳng mang đến một lượng thông tin đáng kể mỗi ngày cho mỗi người. Chúng ta có thể tiếp cận hàng nghìn thông tin quảng bá, truyền thông mỗi trung bình mỗi ngày. Quả thực, khó có thể dung nạp một cách hiệu quả và tối đa những thông tin với số lượng dữ liệu lớn như thế. Đó cũng chính là lý do người ta phát triển ra thông điệp truyền thông. Đó là phương thức hiệu quả nhất để các thương hiệu có thể nhắn nhủ và thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh, cụm từ Media Message hay chính xác là thông điệp truyền thông. Đó là toàn bộ nội dung cốt lõi, trọng tâm nhất mà một thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng của mình, đó cũng là một cách thức để định hướng khách hàng chú ý đến sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Thông điệp truyền thông còn được giải thích theo các khía cạnh như sau:
- Là một câu hoàn chỉnh, hay cũng có thể chỉ là một cụm từ, một biểu tượng, một dấu hiệu nhận biết,... với mục đích truyền tải những nội dung, giá trị cụ thể tới đối tượng tiếp nhận mục tiêu.
- Là giải pháp mà các suy nghĩ, ý tưởng được trình diễn một cách súc tích, ngắn gọn để truyền tải đến đối tượng tiếp nhận mục tiêu thông qua những hình thức thích hợp.
- Là toàn bộ nội dung được mã hóa dưới hình thức các yếu tố mang tính minh họa, đa phần dựa trên cơ sở nền tảng các phương tiện, công cụ như văn bản, hình ảnh, âm thanh,...
Trong lĩnh vực Marketing nói chung, thông điệp truyền thông chính là những biểu hiệu với chủ đích muốn đối tượng tiếp nhận ghi nhớ, nhận diện trong tâm thức. Thông điệp truyền thông được tạo ra nhằm ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc, nhận thức hay hành vị của người tiếp nhận, với mục đích sau cùng là góp phần xây dựng nên những giá trị thương hiệu cho một doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Quản trị thương hiệu là gì – 5 mẹo để sở hữu mô hình quản trị thương hiệu một cách tốt nhất
2. Tại sao mọi doanh nghiệp cần phải sở hữu một thông điệp truyền thông?
Mục đích lớn nhất của một thông điệp truyền thông là gì? Đó chính là tính tích cực trong sự thay đổi về hành vi, nhận thức hay cảm xúc của những khách hàng tiềm năng, hay rộng ra là toàn thể công chúng đối với thương hiệu. Bởi trên thực tế, tổ chức, công ty nào cũng mong muốn thương hiệu của mình được khách hàng ghi nhận, có dấu ấn riêng và khó quên. Ngoài ra, đó cũng là một chiến lược để nâng cao vị thế, lợi thế trên thị trường có nhiều yếu tố cạnh tranh.
Nói tóm lại, việc xây dựng và phát triển một thông điệp truyền thông sẽ mang lại những ích lợi như sau:
- Thứ nhất, thông điệp truyền thông giúp hấp dẫn sự chú ý và tăng độ nhận diện của khách hàng với thương hiệu.
- Thứ hai, thông điệp truyền thông thiết lập nên sự cân nhắc, xem xét về dịch vụ/sản phẩm của thương hiệu khi người dùng bắt đầu nảy sinh về nhu cầu.
- Thứ ba, thông điệp truyền thông chính là động lực để người dùng tiềm năng khai thác, tìm kiếm và tham khảo thêm nhiều thông tin về dịch vụ/sản phẩm.
- Thứ tư, thông điệp truyền thông cung cấp các nội dung ở mức độ sâu, do đó người dùng tiềm năng có thể tiếp nhận thêm nhiều giá trị mà thương hiệu mang lại.
Xem thêm: Viral Marketing là gì
3. Thông điệp truyền thông có những dạng nào?
Đa phần, các thông điệp truyền thông hiện nay đều được phân thành hai dạng chính. Hai dạng này sẽ được linh hoạt áp dụng cho từng dịch vụ/sản phẩm và từng thời điểm, giai đoạn phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty, tổ chức.
3.1. Thông điệp theo giọng điệu
Không chỉ nắm bắt và tạo ảnh hưởng đến các xu hướng về khía cạnh tâm lý của người dùng, mà thông điệp truyền thông còn phải phản ánh được những ý nghĩa, giá trị mang tính nội dung của tổ chức, công ty một cách bao hàm nhất, với giọng điệu phù hợp. Nói về giọng điệu, chúng nên được điều chỉnh để làm thế nào cho tương thích, phù hợp với đặc trưng và tính chất riêng của từng dịch vụ/sản phẩm.
3.2. Thông điệp theo mục đích
Mỗi tổ chức, công ty đều hướng đến những mục đích hoạt động khác nhau. Điều này cũng chính là mấu chốt làm cho các thông điệp truyền thông được sáng tạo không giống nhau. Chúng yêu cầu sự sáng tạo riêng biệt đối với từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng lĩnh vực. Bao gồm:
- Thứ nhất, mục đích xã hội, chính trị: Thông điệp truyền thông lúc này được xây dựng hướng đến việc tuyên truyền, định hướng, giáo dục nhằm điều chỉnh hành vi và nhận thức của mọi người.
- Thứ hai, mục đích thương mại: Thông điệp truyền thông lúc này được xây dựng hướng đến việc định vị sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến tâm thức và nhận thức của khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Việc làm truyền thông
4. Các bước để hình thành nên một thông điệp truyền thông
Thông thường, các doanh nghiệp cần trải qua 5 công đoạn tất cả để hình thành nên một thông điệp truyền thông. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Xem xét, bắt đầu thu thập dữ liệu và thông tin
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều sở hữu thị trường mục tiêu không giống nhau, lúc này cần xác định đối tượng nào là đối tượng tiếp nhận tin mục tiêu? Hãy thu thập và khai thác tất cả những thông tin liên quan đến đối tượng đó. Thông tin của người dùng sẽ giúp bạn hấp dẫn được sự quan tâm của họ và hình thành nên những giá trị cho thương hiệu. Bạn có thể sử dụng các phương thức thu thập như phỏng vấn, khảo sát, feedback,...
- Giai đoạn 2: Khai thác và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu thập được các dữ liệu liên quan đến đối tượng nhận tin mục tiêu, bạn cần nhóm chúng lại để đưa ra một Insight khái quát nhất của người dùng về thương hiệu. Thông qua đó có thể giúp bạn nhìn nhận được những khía cạnh nào của người dùng mà họ đã đạt được, những khía cạnh nào cần điều chỉnh, thay đổi để tối ưu những giá trị cung cấp cho người dùng mục tiêu. Ý tưởng chính của thông điệp truyền thông phải tùy vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, tổ chức thì mới lựa chọn được phù hợp. Ý tưởng cần xác định theo các tiêu chí như khác biết, độc đáo, mới lạ,... dựa trên đặc tính, lợi ích hay định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3: Hành động
Thông tin sau khi được xử lý và xác định là sẽ giúp nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo, và cách vận dụng chúng linh hoạt nhất có thể. Cần đưa những ý tưởng ra để thảo luận, bàn bạc để hình thành nên một ý tưởng có sức thuyết phục nhất.
- Giai đoạn 4: Hình thành ý tưởng
Hình thành ý tưởng hay chính xác hơn là đã thống nhất một ý tưởng sau cùng sau cuộc thảo luận và bàn bạc với rất nhiều ý tưởng khác nhau. Ý tưởng có thể đáp ứng được những tiêu chí thường được đánh giá dựa trên quy tắc SMILE.
- Giai đoạn 5: Xây dựng ý tưởng theo yêu cầu thực tiễn
Ý tưởng thông thưởng sẽ được phác thảo dưới hình thức kịch bản hoặc các mẫu quảng bá. Chúng cũng sẽ được công bố trước người dùng tiềm năng trong sự kiện trình bày ý tưởng. Trên cơ sở đó, hình dung rõ nét hơn về ý tưởng và đánh giá được tính khả thi của nó, thông điệp truyền thông lúc này sẽ cần đảm bảo hay, hiệu quả nhất.
5. Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần đảm bảo tiêu chí gì?
Sau khi đã tìm hiểu thông điệp truyền thông là gì? Hãy xem xét các tiêu chí sau đây khi đánh giá một thông điệp truyền thông trong thực tế:
- Đơn giản, ngắn gọn, dễ tiếp nhận: Thông điệp truyền thông không nên quá phức tạp với câu cú cầu kỳ và hoa mỹ. Thông điệp truyền thông nên được tối ưu về độ dài nhất có thể, chúng cần có nội dung mang tính khái quát, bao hàm để dễ đi sâu vào tâm trí của người dùng.
- Chân thực, chính xác: Người dùng thường không thích những thông điệp truyền thông quá phóng đại, không thực tế. Do đó, khi sáng tạo ra chúng, bạn cần vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp, đẳng cấp của nó, vừa lại không khiến nó quá “over”, có thể nảy sinh ra cảm giác tầm thường trong mắt người dùng.
- Ngôn từ thông dụng, phổ biến: Người dùng tiềm năng của một thương hiệu không phải lúc nào cũng chung đối tượng, mức độ hiểu biết của họ là khác nhau. Vì thế, việc dùng quá nhiều từ ngữ chuyên môn, phức tạp có thể làm cho đối tượng người dùng không thể hiểu được chúng. Hãy sử dụng những ngôn từ thông dụng, dễ hiệu sẽ khiến cho công chúng tiếp cận nhanh và dễ dàng hơn.
- Sự hấp dẫn trong câu từ và hình thức: Đó là cách mà các thương hiệu hiểu rõ được sự quan tâm của người dùng đến dịch vụ/sản phẩm và thương hiệu của mình.
- Có sự liên kết với chủ đề: Một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn nhưng không có nghĩa là chúng hiệu quả nếu chúng không thực sự có mối quan hệ với chủ đề hay chính là lợi ích và mục tiêu của một dịch vụ/sản phẩm. Thông điệp truyền thông cũng sẽ không có năng lực ảnh hưởng đến hành vi mua của người dùng dù người dùng thực sự cảm thấy chúng rất thú vị và hấp dẫn.
- Phù hợp với văn hóa của đối tượng: Tiêu chí này phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình nghiên cứu thị trường trước khi xây dựng một thông điệp truyền thông. Nếu bất cẩn và sơ sài trong quá trình này, chúng sẽ dẫn dắt bạn đến những hậu quả tai hại.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về thông điệp truyền thông là gì?
2747 0