[Cập nhật mới nhất] Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 16-05-2024

Việc đánh giá nhân viên đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, để xem nhân viên đó có hoàn thành chỉ tiêu ban đầu đưa ra hay không hay cần phải điều chỉnh gì. Đặc biệt đối với đội ngũ kinh doanh thì lại càng phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh trong bài viết bên dưới đây nhé.

Tìm việc làm nhân viên kinh doanh

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tại sao cần phải đánh giá nhân viên kinh doanh

Tại sao cần phải đánh giá nhân viên kinh doanh
Tại sao cần phải đánh giá nhân viên kinh doanh

Có rất nhiều người thắc mắc rằng hiệu quả công việc hàng ngày đã có rồi, vậy tại sao cần phải đánh giá nhân viên kinh doanh làm gì? Khi mà họ được nhận % hoa hồng thì chắc chắn ai cũng sẽ cố gắng đạt được chỉ tiêu nhất định. Dường như đây là một câu hỏi cho những nhà quản lý, bạn đang đóng vai trò của một người lãnh đạo, theo bạn có cần phải đánh giá nhân viên kinh doanh không?

Nếu như là một nhà quản lý người lãnh đạo thông minh thì chắc chắn họ sẽ đánh giá nhân viên của mình một cách thường xuyên nhất, đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh. Mục đích cuối cùng của việc đánh giá chính là nhà quản lý muốn biết xem nhân viên của mình có đang làm việc hiệu quả và đúng tiêu chí công việc đề ra hay không và cũng muốn biết xem cách quản lý công việc của họ đã thật sự hiệu quả hay chưa? Cần phải thay đổi điều gì hay không.

Đánh giá nhân viên kinh doanh thường xuyên còn giúp cho nhân viên của mình nâng cao được ý thức cần phải thực hiện công việc đúng quy trình và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cũng chính vì những hiệu quả nó đem lại mà mỗi doanh nghiệp đều cần phải thực hiện đánh giá nhân viên của mình định kỳ, thường xuyên. Thế nhưng, việc đánh giá này cần phải dựa trên những tiêu chí nào. Để biết rõ hơn, bạn hãy theo dõi trong nội dung phần sau nhé!

2. Những tiêu chí dùng để đánh giá nhân viên kinh doanh

Về tiêu chí đánh giá nhân viên nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng, có hai tiêu chính để đánh giá họ có làm việc hiệu quả không chính là đánh giá về thái độ và hiệu quả công việc. Cụ thể như thế nào thì bạn hãy theo dõi trong phần này nhé!

2.1. Đánh giá về thái độ làm việc

 Đánh giá về thái độ làm việc
 Đánh giá về thái độ làm việc

Thái độ làm việc là một trong những tiêu chí mà bất kỳ một nhà lãnh đạo, quản lý nào cũng cần phải cân nhắc đến. Có thể không biết hay không có kinh nghiệm về công việc, điều này còn có thể cải thiện được. Thế nhưng nếu như thái độ không tốt thì rất khó để toàn tâm toàn ý với công việc. Về thái độ làm việc của mỗi nhân viên kinh doanh thì nó thuộc về ý thức cá nhân là chính, trong phần này, nhà quản lý cần phải đưa ra những tiêu chí cụ thể

Tải về ngay: Mẫu CV kinh doanh

2.1.1. Tính trung thực của nhân viên kinh doanh

Dường như tính trung thực ở mỗi cá nhân chúng ta là một điều vô cùng quý giá. Nhiều công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng chỉ muốn tuyển nhân viên có tính trung thực trong công việc và cuộc sống. Bởi chỉ có như vậy thì họ mới thật sự yên tâm với mọi công việc giao cho nhân viên cấp dưới.

Đối với một nhân viên kinh doanh, khi họ trung thực thì sẽ được sự tín nhiệm và tin tưởng của cấp trên và của đồng nghiệp. Điều này khiến cho chính họ xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, việc bán sản phẩm cũng đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Một điều nữa chính là mỗi khi giao việc cho nhân viên cấp dưới bạn cũng sẽ luôn ưu tiên lựa chọn người có tính trung thực cao.

Nhiều công ty cũng đã cố gắng đa dạng phương pháp để kiểm tra lòng trung thành của nhân viên khi họ mới bắt đầu làm việc, điều này giúp họ lựa chọn được nhân viên tốt nhất.

2.1.2. Sự nhiệt tình của nhân viên kinh doanh

Sự nhiệt tình của nhân viên kinh doanh
Sự nhiệt tình của nhân viên kinh doanh

Người ta thường nói, nhân viên kinh doanh giỏi và muốn trở thành best seller thì cần phải làm ngày làm đêm, không để lọt bất kỳ một khách hàng tiềm năng nào. Trong công việc thì liệu rằng có mấy người có nhiệt huyết với công việc như vậy. Sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên kinh doanh không những thể hiện ở điều đó mà nó còn thể hiện ở việc nhân viên đó có hỗ trợ tận tình khi khách hàng cần hay không. Họ có đùn đẩy công việc hay không? Hay đơn giản là có ý thức xây dựng và đóng góp cho công ty hay không?,…đó đều là những tiêu chí để đánh giá sự nhiệt tình trong công việc của nhân viên kinh doanh.

Một nhân viên kinh doanh nhiệt tình, chắc chắn hiệu quả công việc của họ sẽ rất tốt, họ cũng là người có trách nhiệm và luôn cố gắng khắc phục lỗi sai trong công việc của mình.

Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

2.1.3. Tính cầu tiến trong công việc

Tính cầu tiến trong công việc
Tính cầu tiến trong công việc

Tính cầu tiến cũng phần nào thể hiện thái độ làm việc của nhân viên có tốt hơn. Nếu như một nhân viên không có thái độ cầu tiến, họ sẽ chẳng có gì cố gắng, hay nói cách khác, họ chỉ làm việc cho xong, chứ không có tâm trong công việc được phân công. Sự cầu tiến trong công việc rất quan trọng, nó giúp cho nhân viên kinh doanh có thêm động lực cố gắng, xây dựng và phát triển công ty.

Mỗi nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên của mình có tính cầu tiến cao, điều này sẽ giúp cho họ tăng sức cạnh tranh và cố gắng, công việc cũng đua nhau mà tốt hơn.

2.1.4. Tính kỷ luật

Không chỉ trong quân đội, công an mới có kỷ luật, đôi khi kỷ luật của nhân viên kinh doanh còn phần nào gay gắt hơn. Bởi hiện nay rất nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động cạnh tranh nhau, đặc biệt đội ngũ kinh doanh sẽ là người đem lại nguồn lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Cũng chính vì thế mà tính kỷ luật trong công việc của họ được thể hiện ở khá nhiều khía cạnh khác nhau. Từ tác phong làm việc, thái độ với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp,…đều phải thực hiện tốt.

Nhân viên kinh doanh còn phải thực hiện theo đúng quy trình mà cấp trên đặt ra để hiệu quả công việc được tốt nhất, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc.

Tìm việc làm chuyên viên kinh doanh

2.1.5. Lạc quan trong công việc

Lạc quan trong công việc
Lạc quan trong công việc

Như chúng ta cũng đã biết thì việc nhân viên kinh doanh cũng giống việc buôn bán lúc đắt hàng lúc không. Đôi khi họ sẽ gặp phải những sự cố, những khó khăn, đặc biệt là với những bạn trẻ khi mới bắt đầu vào công việc thì không thể tránh khỏi điều này. Chính vì thế mà họ đều phải có tinh thần lạc quan trong công việc để công việc được thực hiện tốt hơn, có tinh thần vượt qua khó khăn.

Mỗi khi đối mặt với khách hàng, họ cũng phải thật sự lạc quan, điều này mới tạo được thiện cảm và thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm.

Như vậy, nói chung về tiêu chí thái độ làm việc cũng đã đánh giá được 50% hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh, 50% còn lại chính là hiệu suất công việc mà họ đạt được trong một ngày, một tuần hoặc một tháng.

2.2. Đánh giá về hiệu quả công việc

Về tiêu chí đánh giá thái độ thì có thể dựa trên những nhận xét cảm quan từ người cấp trên, từ đồng nghiệp hoặc là do chính mắt họ nhìn thấy và cảm nhận được. Thế nhưng còn về hiệu quả công việc thì không thể nào dựa trên cảm tính được mà phải dựa trên hiệu quả công việc thực tế của mỗi nhân viên kinh doanh.

2.2.1. Về mức độ làm việc

Về mức độ làm việc
Về mức độ làm việc

Về mức độ làm việc sẽ được người quản lý đánh giá một cách rõ ràng nhất chính là từ khối lượng công việc công việc được giao hàng ngày, nó thể hiện qua KPI mà nhân viên đó đạt được. Nếu như vượt, đủ KPI thì được đánh giá là hoàn thành hoặc hoàn thành tốt, còn nếu như chưa đủ KPI thì bị đánh giá là chưa hoàn thành công việc được giao.

Mỗi khi giao KPI xuống cho nhân viên thì người quản lý cũng phải đánh giá, xem xét và cân nhắc khá nhiều về KPI đó có phù hợp với nhân viên đó hay không, có khả thi thực hiện hay không. Như thế thì khi đánh giá nó mới sát sao được công việc.

2.2.2. Về mức độ hoàn thành công việc của nhân viên

Hầu hết đối với mỗi doanh nghiệp thì họ luôn mong muốn nhân viên của mình hoàn thành công việc được giao trong ngày hoặc chậm nhất cũng phải hoàn thành nó theo đúng deadline mà cấp trên đã giao cho bạn. Mức độ hoàn thành công việc này là tiêu chí rất rõ ràng để người quản lý đánh giá về hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh.

2.2.3. Về phát triển công việc

Về phát triển công việc
Về phát triển công việc

Về mức độ phát triển công việc cũng sẽ được đánh giá thông qua nhiều mức độ khác nhau, thông thường nó sẽ dựa trên mức độ hoàn thành, KPI công việc. Sau khi xem xét về KPI của nhân viên, người quản lý sẽ nhìn thấy được sự phát triển công việc của nhân viên đến đâu. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển chung của công ty đó, nếu như nhân viên có khả năng phát triển tốt, có những tố chất để khai thác được thì những công việc sau này của họ sẽ hoàn thành rất tốt.

Xem thêm: Bản đánh giá nhân viên

3. Những lưu ý khi xây dựng các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh

Đối với mỗi một doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho mình những tiêu chí đánh giá khác nhau tùy thuộc vào mục đích kinh doanh cũng như cách thức hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên kinh doanh thì công ty nào cũng muốn đạt hiệu quả tối đa nhất. Để đạt được điều đó thì cần phải đọc kỹ các lưu ý dưới đây.

3.1. Tìm hiểu thêm nhiều nguồn tài liệu, thông tin

Tìm hiểu thêm nhiều nguồn tài liệu, thông tin
Tìm hiểu thêm nhiều nguồn tài liệu, thông tin

Việc thu thập thêm nguồn tài liệu để xây dựng bảng đánh giá là vô cùng quan trọng. Cần phải xây dựng và thu nhập nhiều ý kiến nhận xét đánh giá của cấp trên, của đồng nghiệp, những ý kiến đánh giá của khách hàng chính là một trong những tiêu chí xác thực nhất giúp cho bạn đánh giá được nhân viên kinh doanh chính xác nhất.

Chính vì thế mà việc tìm thêm nhiều nguồn tài liệu, thông tin sẽ khiến cho bảng đánh giá của bạn được hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn và có thể khái quát được toàn bộ nhân viên kinh doanh trong công ty.

Tìm việc làm cộng tác viên kinh doanh

3.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng

 Xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng
 Xây dựng các tiêu chí đánh giá rõ ràng

Một lưu ý nữa khi xây dựng các tiêu chí đánh giá đó chính là xây dựng một cách rõ ràng nhất. Khi các tiêu chí rõ ràng thì việc đánh giá và nhận xét cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó bạn sẽ có một hệ thống đánh giá hiệu quả ngay từ đầu. Những người làm bảng tiêu chí đánh giá cần phải nhớ rõ rằng mỗi khi xây dựng bảng đánh giá cần phải biết đối với mỗi cấp bậc nhân viên kinh doanh khác nhau thì sẽ đánh giá khác nhau. Ví dụ giữa nhân viên kinh doanh bình thường và người quản lý, trưởng nhóm sẽ có những tiêu chí khác. Chính vì thế mà khi xây dựng rõ ràng thì khi thực hiện cũng sẽ không bị nhầm lẫn.

Bạn có thể tham khảo bảng xây dựng đánh giá nhân viên trong file tài liệu dưới đây:

bang-danh-gia-nhan-vien(1).xls

bang-danh-gia-nhan-vien.xls

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về các tiêu chí để đánh giá nhân viên kinh doanh rồi đó. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây của work247.vn sẽ giúp cho bạn có được một hệ thống đánh giá nhân viên kinh doanh hoàn chỉnh nhất.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1355 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT