Trách nhiệm là gì? Hãy trở thành một người sống có trách nhiệm

Theo dõi work247 tại
Trần Hải Minh tác giả work247.vn Tác giả: Trần Hải Minh

Ngày đăng: 22-04-2024

Trách nhiệm, khi nhắc đến cụm từ này mà sao ai cũng cảm thấy nó nặng nề, vậy theo bạn trách nhiệm là gì mà trong mỗi chúng ta luôn đặt ra câu hỏi cho chính mình “có nên sống trách nhiệm?” Bạn hãy dành ra một chút thời gian để cùng work247.vn tìm hiểu và làm rõ vấn đề này hơn nhé.

Việc làm giáo dục - đào tạo

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Một cuộc cãi vã vô cùng lớn đã xảy ra ngay tại quán cafe đó, một đôi nam nữ chắc là họ đang yêu nhau. Có vẻ như họ đang nói với nhau một vấn đề gì đó vô cùng nghiêm trọng, tôi thấy cả hai đều đang rất căng thẳng. Cũng chẳng quá quan tâm đến những gì mà họ nói, tôi quay đi tiếp tục làm công việc của mình. Thế nhưng một hồi sau thì thấy họ bắt đầu to tiếng, anh kia nói lớn

Trách nhiệm
Trách nhiệm

- Phá đi, ngày mai đi phá nó đi, nếu không cô tự nuôi đi

Nói xong anh thanh niên đó vội vã ra khỏi quán, để lại mình cô gái, cô khóc, khóc dữ dội lắm. Khóc vì tủi thân, vì xấu hổ khi mọi ánh mắt lúc đó đang đổ dồn vào mình, khóc vì sự ngu dốt đã tin lầm người. Trong đầu tôi lúc đó không ngừng nghĩ đến hai từ “trách nhiệm”. Nó là gì là khiến cho người ta cảm thấy nặng nề, là gì mà lại khiến cho người ta dễ dàng bỏ xuống như vậy?...

1. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của hai từ trách nhiệm nhé

Hãy cùng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của hai từ trách nhiệm nhé
Hãy cùng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của hai từ trách nhiệm nhé

Bạn hiểu thế nào là trách nhiệm, trách nhiệm đơn giản là bạn làm vỡ cái bát, khi bố mẹ hỏi tội bạn dám đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc đánh vỡ bát của mình, cho dù đó là cố tình hay vô ý. Hay đơn giản trách nhiệm với bạn chỉ là;

- Theo đuổi một cái gì đó đến cùng nếu như đó là niềm đam mê của bạn

- Là khi bạn không làm bố mẹ, những người mà bạn yêu thương phải đau lòng

- Là khi bạn thấy sai và dám nhận

- Là khi bạn nhận thấy mình cần phải trở thành trụ cột của gia đình

Hay cũng có thể là rất nhiều cách hiểu khác nhau, đối với chúng ta, trách nhiệm của mỗi người không ai giống ai. Trên vai chúng ta đều mang một trách nhiệm riêng mà bạn phải thực hiện. Đôi khi trách nhiệm sẽ rất nặng nề, thề nhưng nó lại trở thành động lực để giúp cho bạn sống đúng đắn hơn, đạt được những điều cần làm trong tương lai.

2. Tầm quan trọng của trách nhiệm

Như đã nói thì trách nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của chúng ta, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn nữa.

2.1. Trách nhiệm với công việc

Trách nhiệm với công việc
Trách nhiệm với công việc

Đối với công việc, bạn cần phải trở thành một người sống có trách nhiệm, sống đúng đắn với công việc. Thử đặt một ví dụ nhé. Nếu như sếp của bạn giao cho bạn một công việc nào đó, bạn làm nó một cách hời hợt và chỉ đơn giản là làm cho có. Chỉ vì tin tưởng mà sếp của bạn chưa kiểm tra lại. Tuy nhiên ngay sau đó thì phát hiện ra lỗi nghiêm trọng. Chính vì sai lầm này mà sếp của bạn đã nói bạn là một người thiếu trách nhiệm trong công việc, tắc trách. Với lỗi lầm này mà đã khiến cho sếp mất niềm tin vào chính bạn.

Việc làm hành chính văn phòng

Điều này có thể thấy việc không có trách nhiệm trong công việc đã khiến cho niềm tin, uy tín mà bao lâu nay bạn gây dựng đều bị sụp đổ. Đối với mỗi cá nhân chúng ta khi đi làm, khi bước chân vào một công việc nào đó cho dù đó có phải niềm đam mê của bạn hay không thì cũng cần phải có trách nhiệm đi đến cùng với công việc. Trách nhiệm trong công việc được thể hiện ở chỗ:

- Bạn nhiệt huyết với công việc đó, làm nó bằng cả sự tâm huyết và nhiệt tình

- Cho dù kết quả công việc, dự án đó có như thế nào, xấu hay tốt thì cũng dám đứng ra nhận lỗi sai của mình, nhận trách nhiệm về mình.

- Không vì một lý do khách quan nào đó mà bỏ dở công việc giữa chừng

Những người sống có trách nhiệm thì luôn nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ cấp trên, từ đồng nghiệp của mình. Những người sống có trách nhiệm đối với công việc cũng sẽ thuận lợi trong việc thăng chức hơn.

2.2. Trách nhiệm trong cuộc sống thường nhật

Không những phải có trách nhiệm trong công việc mà bạn còn phải có trách nhiệm trong cuộc sống của chính mình nữa. Cần phải có trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm với gia đình mình và cả trách nhiệm với xã hội.

2.2.1. Trách nhiệm với bản thân

Trách nhiệm với bản thân
Trách nhiệm với bản thân

Trước tiên để bạn sống có ích hơn, sống có trách nhiệm với người khác hơn thì bạn cần phải sống có trách nhiệm với bản thân mình trước. Bạn cần phải cố gắng và nỗ lực ở thời điểm hiện tại để tương lai tốt hơn thế nữa. Bạn cũng cần phải đặt niềm tin vào chính mình rằng bạn có thể làm điều đó, chắc chắn bạn sẽ thành công nếu như bạn tin vào bản thân mình. Cuộc sống của không chỉ riêng bạn mà tất cả của chúng ta đều sẽ có lúc thất bại, tuy nhiên việc thể hiện trách nhiệm của mỗi bản thân chúng ta lại khác nhau. Bạn cần phải biết nếu như bị điểm kém, đó không phải lỗi của đề quá khó, cũng không phải lỗi của bạn ngồi bên cạnh hay thầy cô. Nếu như bạn bị sếp bắt làm lại kế hoạch, đó không phải do sếp khó tính, không phải công việc quá khó, mà tất cả những điều đó là do chính bản thân bạn. Để từ đó cần phải kiểm điểm lại để nỗ lực hơn nữa trong tương lai.

Việc làm nhân viên kinh doanh

2.2.2. Trách nhiệm với gia đình

Bạn cứ nghĩ trách nhiệm với gia đình to lớn như thế nào? cần phải xây nhà đẹp nhà to cho bố mẹ mới là trách nhiệm. Thế nhưng thật ra trách nhiệm với gia đình vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn sống tốt, không làm gia đình phải lo lắng cho chính bạn là được. Đối với các bạn học sinh, trách nhiệm của bạn đơn giản chỉ là học tập tốt, trở thành con ngoan trò giỏi và phụ giúp gia đình là được. Nếu như bạn có trách nhiệm với gia đình, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn, bạn nhận được nhiều tình yêu thương của gia đình hơn.

2.2.3. Trách nhiệm đối với xã hội

Trách nhiệm đối với xã hội
Trách nhiệm đối với xã hội

Đối với mỗi bản thân chúng ta, những người trẻ đều đang mang trên mình một trách nhiệm đối với xã hội, buộc chúng ta phải thực hiện. Những gì bạn đang tận hưởng ngày hôm nay chính là thành quả, là sự cố gắng của cha ông ta đi trước. Chúng ta không chỉ sống để hưởng thụ mà còn phải sống để cống hiến và có trách nhiệm. Với chúng ta, mọi người trẻ đều cần cố gắng học tập tốt để đóng góp và xây dựng một tương lai tốt hơn. Không trộm cướp cũng chẳng gây hậu quả xấu cho xã hội, không vi phạm pháp luật là bạn đã thể hiện mình có trách nhiệm với xã hội, gây dựng nên một xã hội có văn minh và phát triển nữa.

Khi bạn sống có trách nhiệm với xã hội, bạn sẽ thấy cuộc sống của chính mình ý nghĩa hơn, thấy cuộc sống của bạn hạnh phúc biết bao.

Việc làm bán hàng

3. Bạn có đang sống trách nhiệm hay không?

Vậy bạn có đang sống có trách nhiệm hay không? hãy cũng tôi kiểm chứng xem nhé.

3.1. Dám làm dám nhận

Dám làm dám nhận
Dám làm dám nhận

Bạn có phải là một người dám làm dám nhận? Đối với bất kỳ điều gì trong cuộc sống bạn cũng là một người thẳng thắn. Không bao giờ đổ lỗi lầm cho người khác. Với những điều mà bạn đã làm thì dám đứng ra nhận nó, chứ không phải dùng hành động dấu diếm, gắp lửa bỏ tay người. Đôi khi việc thừa nhận cái mình làm là cái thử thách sự thật thà, trung thực của con người. Với một người sống có trách nhiệm, họ sẽ chẳng bao giờ để cho người khác gánh chịu những hậu quả mà chính họ làm ra đâu.

3.2. Thừa nhận cái sai

Thừa nhận cái sai
Thừa nhận cái sai

Thừa nhận cái sai của mình là một điều vô cùng khó, đôi khi cái tôi của họ rất lớn họ không muốn nhận sai về mình mặc dù nó sai thật.  Chính cái tôi quá lớn đôi khi lại trở thành điểm yếu của chính bạn. Đối với những người sống có trách nhiệm, họ luôn biết đâu là đúng là sai và khi họ sai họ sẵn sàng nhận lỗi để rút kinh nghiệm cho lần sau cố gắng hơn. Việc thừa nhận cái sai của mình không xấu một chút nào, nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy có động lực hơn, hoàn thành công việc tốt hơn và sẽ không bao giờ tái phạm cái sai đó nữa.

3.3. Tập trung vào mọi thứ

Là một người sống có trách nhiệm thì sẽ hoàn toàn tập trung vào cái mà mình làm, không bị phân tâm bởi sự phân tâm sẽ là yếu tố khiến cho hiệu quả công việc bị giảm sút. Người có trách nhiệm với công việc sẽ biết cách tập trung vào công việc để mọi thứ trở nên hiệu quả hơn.

3.4. Lên kế hoạch từ đầu

Lên kế hoạch từ đầu
Lên kế hoạch từ đầu

Để hoàn thành tốt một công việc, bạn cần phải lên cho mình một kế hoạch hoàn hảo ngay từ đầu. Chẳng hạn với một chiến lược phát triển sản phẩm mới của công ty được giao cho bạn. Nếu như bạn là một người cầu toàn thì chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở việc là làm cho có, làm cho xong. Chắn chắc bạn sẽ lên kế hoạch cho nó ngay từ giai đoạn chuẩn bị bắt đầu, việc lên kế hoạch này vô cùng quan trọng, nó  thể hiện bạn chuyên nghiệp mà còn có trách nhiệm đối với công việc được phân công.

Như vậy với những đặc điểm trên đây thì bạn nghĩ liệu bạn có phải người có trách nhiệm hay không? hãy tự đối chiếu với bản thân mình nhé.

Việc làm Marketing - PR

4. Hãy trở thành một người sống có trách nhiệm

Hãy trở thành một người sống có trách nhiệm
Hãy trở thành một người sống có trách nhiệm

Sống có trách nhiệm không hề khó như trước nay bạn vẫn nghĩ đâu nhé. Hãy trở thành một người sống có trách nhiệm hơn để bạn nhận được nhiều sự tin tưởng và tín nhiệm của mọi người, không những trong công việc mà còn trong cả cuộc sống nữa. Sống có trách nhiệm còn giúp bạn thấu hiểu được người khác nhiều hơn. Chẳng phải xư nay bạn luôn mong muốn mình trở thành một người tài giỏi, mình trở thành một người lãnh đạo hay sao. Để trở thành một người thành công, điều đầu tiên là cần phải sống có trách nhiệm.

Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đem đến cho bạn kèm mẩu chuyện ngắn trên đây thì bạn cũng đã hiểu trách nhiệm là gì? Và sự cần thiết khi sống có trách nhiệm.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem11589 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT