Cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên sao cho đạt hiệu quả tốt
Theo dõi work247 tạiThăng tiến trong công việc sự nghiệp là điều kỳ vòng và mong muốn của toàn đa số các nhân viên hướng đến khi đã đi làm. Lộ trình thăng tiến là một trong những những yếu tố quan trọng giúp nhân viên có được cái nhìn tổng quan và định hình được kế hoạch chiều hướng phát triển bản thân trong tương lai. Có một kế hoạch về lộ trình thăng tiến cụ thể sẽ làm cho nhân viên có cơ hội, định hướng rõ ràng hơn và chuyên môn cũng được nâng cao. Chính doanh nghiệp sẽ là người đảm nhiệm vai trò là người xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên từ đó tạo niềm tin vững chắc với tổ chức. Qua đó doanh nghiệp sẽ gia tăng được cơ hội giữ chân được người tài. Vậy bạn đã hiểu lộ trình thăng tiến là gì? Cách xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên hay chưa? Hãy tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ vấn đề.
1. Lộ trình thăng tiến là gì?
Lộ trình thăng tiến chính là một sơ đồ để thể hiện trình tự phát triển theo các cấp độ từ nhỏ đến lớn cho một nhân viên trong những khoảng thời gian ngắn hoặc dài hạn khác nhau theo từng quy chế của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra lộ trình thăng tiến không chỉ là mục đích đi đến cần đạt được thông qua các vị trí cấp bậc tăng dần mà còn cung cấp cho nhân viên những phương thức để chinh phục những đích đến đó thông qua nhiều phương thức khác nhau như nhiệm vụ, kinh nghiệm, mức độ thành tích, kỹ năng nghiệp vụ,...
Nhìn vào một lộ trình, ta có thể hình dung được những mục tiêu mình gần và điều cần chính phục. Cần trang bị những thứ gì để đạt được mục tiêu, thời gian như thế nào để từ đó khơi gợi được những động lực, ý chí phấn đấu của mỗi nhân viên.
Khi được áp dụng và thực hiện đúng cách sẽ tạo nhân viên sẽ đi xa hơn nữa trong danh vọng của sự nghiệp. Hiểu rõ hơn về những tiềm năng của bản thân cũng như tạo được mục tiêu động lực cho bản thân mình.
Xem thêm: Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên ngân hàng có thực dễ dàng
2. Vì sao cần phải xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên?
Đối với bất kể doanh nghiệp nào đi nữa, việc xây dựng một lộ trình thăng tiến cho nhân viên không chỉ giúp mang đến những lợi ích cho nhân viên mà còn cho cả tập đoàn doanh nghiệp đó.
2.1. Thu hút được nhiều nhân tài
Hầu hết những doanh nghiệp có lộ trình thăng tiến hiệu quả cho nhân viên thường sẽ là những doanh nghiệp có quy chế quản lý công bằng, rõ ràng và văn minh. Từ đó giúp nâng cao được hình ảnh và vị thế của thương hiệu công ty. Chính nhờ đó nhiều nguồn lao động giỏi, có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao sẽ tự khắc tìm đến doanh nghiệp để hợp tác và làm việc. Thu hút được nhiều nguồn lực nhân tài về làm việc với doanh nghiệp.
2.2. Năng suất làm việc được cải thiện
Khi nhân viên có lộ trình thăng tiến họ sẽ tự biết rằng bản thân cần làm gì để đạt những mục tiêu đã được đề ra. Động lực làm việc trong mỗi nhân viên được khích lệ và cố gắng phấn đấu từng ngày. Qua đó năng suất làm việc hiệu quả hơn mang đến được nhiều thành qua trái ngọt cho doanh nghiệp
2.3. Tỉ lệ nghỉ việc được giảm thiểu
Một doanh nghiệp không có được một lộ trình gắn kết nghề nghiệp rõ ràng sẽ rất xảy ra tình trạng làm việc trì trệ, không có năng lượng làm việc. Không xây dựng được một lộ trình rõ ràng sẽ gây ra những tổn thất về việc mất đi những nhân sự làm việc tài ba, tỉ lệ nghỉ việc tăng cao gây tổn thất lớn cho công ty.
Có cho mình một lộ trình thăng tiến minh bạch, rõ ràng, làm đúng với những gì đã hứa, cam kết chắc hẳn rằng sẽ tạo được niềm tin tuyệt đối của nhân viên danh cho doanh nghiệp tổ chức. Tóm lại một môi trường làm việc ổn định, quan tâm đến quyền lợi và kỳ vọng của nhân viên sẽ cũng chính là nơi mà nhân viên muốn đồng hành và công hiến. Từ đó tỷ lệ nghỉ việc giảm thiểu đáng kể và nhân viên gắn kết lâu dài hơn.
2.4. Chủ động nguồn ứng viên quản lý
Việc tuyển chọn những ứng viên ở vị trí cấp cao cực kỳ khó khăn. Một ứng viên giỏi về chuyên môn nhưng không thành thạo về quy trình cũng như không biết được định hướng cả doanh nghiệp muốn hướng đến cũng khó có thể gắn bó được lâu dài.
Doanh nghiệp nên chú trọng vào việc đào tạo những nhân viên kì cựu, nâng cấp chuyên môn cũng như các kỹ năng thao tác nghiệp vụ của họ. Tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài, tạo ra được những đội ngũ lãnh đạo năng động, đa dạng và giỏi.
3. Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
Để thực hiện việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần thực hiện đúng và đủ những bước work247.vn hướng dẫn sau đây.
3.1. Tạo bộ khung về lộ trình
Đây là một trong những bước đầu cũng là một trong những bước đơn giản nhất để cho các nhân viên tại doanh nghiệp đó nhìn thấy được tiềm năng phát triển trong tương lai của bản thân trong môi trường làm việc trong doanh nghiệp.
Bạn cần tạo một sơ đồ để minh họa sự thay đổi chuyển mình xảy ra ở bất kì với mọi ngành nghề. Sơ đồ lộ trình chỉ cần bao gồm có những vị trí có thể đạt được.
3.2. Miêu tả công việc của từng vị trí trong lộ trình đề ra
Với bước này, bạn cần mô tả các yêu cầu chi tiết của từng vị trí trong công việc như các kỹ năng, yêu cầu công việc, trách nhiệm,... Nhìn vào đây nhân viên sẽ thấy rõ được mọi vấn đề để đạt được những vị trí cấp bậc đó.
Ngoài ra có thể thêm các thông số chi tiết hơn cho tức mỗi chức vụ cần phải làm như KPI, giấy phép, các chứng chỉ cần phải có. Qua đây nhân viên sẽ tự thức tỉnh bản thân, đánh giá và ý thức được năng lực của mình và chấp nhận đi từng bước để hoàn thiện bản thân hơn để đạt được những mục đích cao.
3.3. Đưa ra đánh giá tiêu chuẩn về hiệu suất
Mỗi quá trình hay từng vị trí đảm nhiệm sẽ có cách xác định chuẩn mực tiêu chuẩn về hiệu suất, đánh giá kết quả khác nhau về độ hoàn thành công việc. Hãy quan sát và ghi chú những thành tích, kết quả của các nhân viên hàng đầu, lấy nó làm một cái chuẩn mực của công ty. Phải phấn đấu để tốt hơn nữa và hơn nữa.
3.4. Kết hợp phát triển và đào tạo nhân viên
Đây cũng là một trong những bước cuối cùng để xây dựng lộ trình thăng tiến. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, bạn nên kết hợp thêm vào đó là các chương trình định kỳ với mục đích đào tạo đội ngũ lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại cho lãnh đạo mà có thêm các chương trình bổ sung nâng cao các kỹ năng mềm cho nhân viên.
Xem thêm: Lộ trình thăng tiến nghề nhân sự - Xây dựng con đường công danh rộng mở
4. 3 Sai lầm hay gặp phải khi xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên
4.1. Hứa hẹn quá nhiều
Việc hứa hẹn quá nhiều ở những giai đoạn đầu tiên là chưa cần thiết, thậm chí là chưa chắc bạn có thể thực hiện được chúng. Khi không thực hiện được sẽ mất niềm tin vào tổ chức của doanh nghiệp.
Hãy nên giúp đỡ hết mình cho nhân viên trong quá trình làm việc. Tạo niềm tin và động lực để họ phát huy tối đa khả năng của bản thân, cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
4.2. Trở thành chủ sở hữu của lộ trình thăng tiến
Là người đưa ra những lộ trình thăng tiến và theo dõi, không nên đóng vai trò chủ chốt chịu trách nhiệm chính với việc thực hiện kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Sự chủ động là chìa khóa vàng để họ có thể hiểu được quá trình phát triển.
Với vai trò là một người quản lý hãy nên tạo nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho nhân viên để họ trau dồi, cải thiện và phát triển tối đa năng suất của bản thân đối với nghề nghiệp. Hãy khuyến khích đề xuất nhân viên đặt ra những mục tiêu xây dựng quá trình của bản thân.
4.3. Tập chung quá nhiều thời gian và nguồn lực
Khi người quản lý dồn hết sự tập chung về thời gian và nguồn lực để giúp đỡ nhân viên phát triển theo lộ trình sẽ khiến bạn quên đi khả năng cũng như nhiệm vụ của bản thân. Điều này sẽ thật sự gây trở ngại cho bạn trong việc thực hiện công việc lẫn khâu quản lý. Gây ảnh hưởng đến mục đích chung của tổ chức doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên. Hy vọng rằng những chia sẻ ở trên giúp bạn có được những định hướng cũng như phương án đưa ra hợp lý và phù hợp nhất với bản thân.
478 0