Xuất khẩu lao động là gì? Có nên xuất khẩu lao động để đổi đời?
Theo dõi work247 tạiXuất khẩu lao động cũng là một con đường nghề nghiệp chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển. Nếu bạn đang ôm giấc mộng được ra nước ngoài làm việc thì bên cạnh việc trở thành một tu nghiệp sinh, một du học sinh thì xuất khẩu lao động cũng là một con đường nhanh nhất để biến giấc mơ đó thành hiện thực. Tìm hiểu xuất khẩu lao động là gì là một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên giúp cho bạn sớm nắm bắt cơ hội việc làm hấp dẫn ở nước ngoài.
Không phải tìm kiếm ở đâu xa, ngay tại bài viết này, Minh Phượng sẽ cung cấp cho bạn thật nhiều thông tin quan trong để hiểu rõ bản chất và mọi vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động nhé.
1. Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động hiểu nôm na là đem nguồn lao động, người lao động đi xuất khẩu ra nước ngoài. Xưa nay chúng ta đã biết tới hình thức xuất khẩu các loại hàng hóa ra nước ngoài, vậy khi con người được xuất khẩu thì liệu con người có phải là một loại hàng hóa? Thực chất đối tượng được coi là nguồn hàng hóa ở đây không phải là bản thân con người mà chính là sức lao động mà con người sở hữu. Nhờ có vậy mà chúng ta nhận về những cơ hội vô cùng hấp dẫn trong con đường sự nghiệp, vừa được ra nước ngoài làm việc, vừa có cơ hội nhận về mức lương hấp dẫn.
Vậy có thể hiểu thế nào là xuất khẩu lao động?
Xuất khẩu lao động chính là việc sức lao động được coi là món hàng hóa ở Việt Nam đem bán sang thị trường lao động nước ngoài theo hình thức hợp đồng có thời hạn, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Mục đích của việc xuất khẩu lao động không chỉ để tăng cường giao thương giữa các nước mà còn giúp cho nước thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động sẽ hình thành nên mối quan hệ bao gồm bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Trong trường hợp này, người lao động được xem xét như là một yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu. Trong đó có những quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ trong mối quan hệ này.
Cụ thể mối quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu nguồn lao động được thể hiện như thế nào? Bản thân người lao động đồng ý bán đi quyền sử dụng sức lao động của họ cho phía sử dụng lao động nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả của cuộc trao đổi này sẽ đem về cho người lao động một khoản tiền rất lớn được trả dưới hình thức tiền lương.
Người mua lại sức lao động của người lao động sẽ là người ở một quốc gia khác (nước ngoài). Khi đó sức lao động mua được sẽ dùng để phục vụ cho các công việc cụ thể nhưng phải được thỏa thuận rõ ràng với người lao động từ trước, được sự đồng ý của người lao động.
Với những chia sẻ này, bạn đã hiểu xuất khẩu lao động là gì? Vì có liên quan đến việc trao đổi, mua bán xuyên quốc gia, đối tượng lại không phải là hàng hóa thông thường mà là sức lao động gắn liền với người lao động cho nên hoạt động này sẽ có những quy định nghiêm ngặt, khắt khe kèm theo. Nếu bạn có ý định kiếm tiền thông qua hình thức xuất khẩu lao động thì hãy chủ động tìm hiểu thật những nội dung xoay quanh quy định về hoạt động này nhé.
2. Những hình thức phổ biến của hoạt động xuất khẩu lao động
Hiện nay trong xã hội có 4 hình thức xuất khẩu lao động phổ biến. Mỗi hình thức có đặc điểm riêng. Tìm hiểu từng hình thức để chọn cho mình một hình thức phù hợp để thực hiện ước mơ được ra nước ngoài làm việc bạn nhé.
2.1. Xuất khẩu lao động thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động
Ở hình thức này sẽ có các đơn vị được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động hành nghề cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp liên kết cùng với những tổ chức, đơn vị ở phía nước ngoài đang có nhu cầu về nguồn nhân lực để tổ chức các hoạt động cung cấp lao động đáp ứng nhu cầu.
Để có thể đáp ứng được nguồn lao động đáp ứng tốt nhu cầu của các đơn đặt hàng từ phía doanh nghiệp nước ngoài, các công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam cần phải tiến hành các hoạt động tổ chức tuyển dụng, đào tạo người lao động đáp ứng các điều kiện làm việc của đơn hàng cụ thể, đồng thời sát hạch để chọn lọc những lao động chất lượng, có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và yêu cầu của đơn vị tuyển dụng phía nước ngoài.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch đi làm việc ở nước ngoài
2.2. Xuất khẩu lao động qua những công ty Việt Nam đứng ra thầu, đầu tư tại nước ngoài
Trường hợp này ý nói tới việc doanh nghiệp ở Việt Nam đã trúng thầu các dự án đầu tư ở tại nước ngoài, khi đó doanh nghiệp sẽ có những hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hình thức liên kết, liên doanh tại đất nước đó. Doanh nghiệp sẽ tuyển chọn người lao động có những điều kiện phù hợp ở tại Việt Nam để đưa sang nước ngoài phục vụ cho dự án đã thầu được đó. Người lao động đi làm việc tại nước ngoài dưới hình thức này vẫn được gọi là xuất khẩu lao động.
2.3. Thực tập vì mục đích nâng cao tay nghề - một hình thức trong xuất khẩu lao động
Người lao động ra nước ngoài làm việc dưới sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong nước nhằm mục đích nâng cao tay nghề, tu nghiệp cũng được cho là một hình thức của xuất khẩu lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn vốn đầu tư tại thị trường nước ngoài có hình thức sử dụng lao động theo hình thức này ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh máy móc hay các công việc liên quan đến kỹ thuật.
2.4. Xuất khẩu lao động theo hợp đồng cá nhân
Hình thức này dường như chưa thực sự phổ biến tại thị trường Việt vì để có thể tự mình ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp nước ngoài tại nước ngoài thì bản thân người lao động phải đáp ứng rất nhiều yếu tố, chủ yếu là những hiểu biết về đất nước đó với đặc trưng nền văn hóa, thông thạo ngôn ngữ của họ, hiểu biết về pháp luật của họ,...
Ngoài ra, cá nhân còn phải tự mình tới Cục lao động của nước bạn để đăng ký các thủ tục quan trọng cần thiết. Nói chung có quá nhiều thủ tục bạn cần phải tự mình lo toan, xử lý trước ổn thỏa mới có thể được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài.
Xem thêm: [KHÁM PHÁ] Tốp những việc làm lao động phổ thông lương cao
3. Bạn có nên lựa chọn nghề nghiệp theo hình thức xuất khẩu lao động?
Xuất khẩu lao động là một cơ hội vô cùng rộng mở cho tất cả mọi người. Hầu hết bạn chỉ cần đáp ứng về mặt sức khỏe, ngoài ra các kỹ năng cần để phục vụ cho công việc sẽ được đào tạo sau khi bạn được trúng tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động. Vì đây là một cơ hội rộng mở cho sự nghiệp của mỗi người cho nên không có một đáp án rõ ràng nào kết luận rằng nên đi xuất khẩu hoặc không nên đi xuất khẩu mà chỉ có đáp án phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cá nhân của mỗi người. Có người nên và có người không nên, thậm chí có những đơn hàng nên với người này nhưng không nên với người khác.
Trước khi xác định được bản thân có nên đi xuất khẩu lao động hay không và nên đi xuất khẩu cho đơn hàng nào thì bạn cần phải hiểu rõ những lợi ích lớn nhất của việc lựa chọn xuất khẩu lao động. Một trong số lợi ích lớn nhất có thể kể tới đó là cơ hội nhận lương hấp dẫn. Một đơn hàng xuất khẩu có thể giúp bạn kiếm lương cao gấp 3-4 lần số tiền bạn nhận được ở cùng một tính chất công việc được làm ở Việt Nam.
Một tháng làm việc ở trong nước có thể bạn kiếm được 10 triệu nhưng ở nước ngoài bạn có thể kiếm được 30-40 triệu. Với số tiền đó, có thể thấy được rằng cơ hội thoát nghèo, làm giàu nhanh chóng của mỗi người là hoàn toàn có thể. Một đơn hàng sẽ có hợp đồng trong khoảng 3 năm, và chỉ sau ba năm nỗ lực lao động tại xứ người bạn hoàn toàn có thể trở về với một tiềm lực kinh tế khác biệt so với thời điểm 3 năm về trước, kinh tế của cả gia đình bạn cũng được đổi thay.
Ngoài cơ hội kiếm nhiều tiền, những người đi lao động nước ngoài còn có cơ hội tìm được những việc làm tốt sau khi chấm dứt hợp đồng và trở về nước. Sẵn trong tay vốn ngoại ngữ tốt sau thời gian làm việc tại nước ngoài, bạn có thể làm việc ở rất nhiều trung tâm dạy tiếng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động, thậm chí có thể trở thành một biên – phiên dịch tại các doanh nghiệp lớn.
Nhìn chung sẽ có rất nhiều lợi ích hấp dẫn từ việc xuất khẩu lao động. Bạn hãy căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của bản thân mình để cân nhắc về việc có nên đi xuất khẩu lao động hay không. Ngoài ra cũng cần tham khảo thêm những đơn hàng xuất khẩu phổ biến để chọn cho mình một đơn hàng phù hợp mà ứng tuyển.
Xem thêm: Tìm việc làm xuất khẩu lao động
4. Đi xuất khẩu lao động nên chọn đơn hàng nào?
Minh Phượng chợt nhớ đến câu hát nổi tiếng khi nhắc đến vấn đề này:
"Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai"
Nó có phần nào đó giống với trường hợp chọn đơn đi xuất khẩu lao động. Bởi lẽ có rất nhiều đơn hàng, người ta kháo nhau rằng, nên chọn đơn hàng này vì nhàn hạ, dễ làm, chớ chọn đơn hàng kia vì nguy hiểm, rủi ro cao. Vậy bạn cũng nên quan tâm đến điều đó.
Những đơn hàng nông nghiệp như trồng và thu hoạch rau củ quả, đơn hàng thủy sản như làm thủy sản đông lạnh, nuôi trồng thủy sản,… được cho là nhàn hơn và không có rủi ro nhiều. Còn những đơn hàng về điện, kỹ thuật, xây dựng,… thường phải làm việc nặng nhọc hơn và môi trường làm việc chứa đựng rủi ro cao. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lựa chọn đơn hàng này với niềm tin là chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động thì chắc chắn sẽ luôn đảm bảo điều kiện làm việc được an toàn và tốt nhất.
Sẽ có những đánh đổi và những đền đáp xứng đáng. Những đơn hàng nặng nhọc hơn, nguy hiểm hơn chính là những đơn hàng trả cho bạn số tiền lương rất hậu hĩnh. Còn những đơn hàng nhàn hạ hơn và an toàn thì chắc chắn mức lương sẽ chẳng thể cạnh tranh được.
Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu được xuất khẩu lao động là gì và phân tích nhiều khía cạnh của hoạt động này. Mong rằng, với những thông tin đã được đề cập tỉ mỉ trong bài viết này sẽ giúp cho bạn có thể chọn cho mình một con đường phù hợp khi quyết định bán sức lao động của mình để làm việc tại môi trường nước ngoài.
1209 0