Hướng dẫn cho bạn về 4 cấp độ cạnh tranh trong marketing rất cần
Tác giả: Quỳnh Trang
Bạn có quan tâm đang quan tâm đến lĩnh vực marketing không? Bạn có biết 4 cấp độ cạnh tranh trong marketing là như thế nào không? Sau đây, để tìm kiếm lời giải đáp cho mình về những câu hỏi có phần hóc búa như trên, mời bạn cùng tìm hiểu về 4 cấp độ đó thông qua bài viết này nhé.
1. Giải nghĩa thế nào là cạnh tranh trong marketing
Cạnh tranh có rất nhiều định nghĩa và nó được vận dụng ở gần như mọi mặt trong cuộc sống bởi vì xã hội có cạnh tranh mới có phát triển. Cạnh tranh hiểu một cách cơ bản đó là sự tạo ra những điều kiện để thu hút khách hàng về phía mình và để thu lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế và trong đó điển hình không thể không nhắc tới là lĩnh vực marketing. Trong cạnh tranh luôn có 2 kiểu là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh mục đích chủ yếu là để thu hút khách hàng, tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Ở lĩnh vực marketing, cạnh tranh được chia làm 4 cấp độ đó là :cạnh tranh về hình thức sản phẩm, danh mục sản phẩm, các vấn đề chung và ngân sách tạo ra sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về 4 cấp độ này, sau đây mời các bạn cùng work247.vn phân tích cách để xác định đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này như thế nào ngay dưới nhé.
Xem thêm: Vai trò của Marketing trực tiếp là gì? Đặc điểm, hình thức ra sao?
2. Các bước để xác định đối thủ cạnh tranh trong marketing hiện nay
2.1. Nhận diện đối thủ của mình
Đây là bước rất quan trọng và là bước đầu tiên để tạo ra các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Để nhận ra đối thủ của mình, các doanh nghiệp cần phải nắm được khách hàng mình hướng tới có nhu cầu, mong muốn như thế nào, sở thích, nghề nghiệp của họ nằm trong phân khúc nào để xác định được lượng khách hàng mình hướng tới. Phân tích khách hàng được gọi là cạnh tranh nhu cầu.
Biết rằng trên thị trường các sản phẩm đều phải rõ ràng và mang tính khác biệt thì mới có thể đứng vững trên thị trường được và nếu nhu cầu của khách hàng trở nên đa dạng hơn họ sẽ muốn được tiêu dùng những sản phẩm/ dịch vụ có sự cao cấp hơn và điều này được gọi là cạnh tranh về mục đích sử dụng
Cách công ty trong cùng một lĩnh vực hoặc khác lĩnh vực đều có thể cạnh tranh lẫn nhau và được gọi là cạnh tranh giữa các ngành
2.2. Thu thập và đánh giá chiến lược của đối thủ
Sau khi đã xác định được những đối thủ cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp sẽ thực hiện bước tiếp theo đó là xem xét các chiến lược của đối thủ. Mỗi công ty thường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và để nghiên cứu được các chiến lược marketing của đối thủ các công ty cần phải đi thâm nhập thị trường thực tế.
Để làm nghiên cứu này thường các doanh nghiệp sẽ cử những nhân viên trong mảng nghiên cứu thị trường của mình giả làm khách hàng và đi mua hàng hoặc tìm kiếm các mặt hàng của bên đối thủ. Các đối thủ thường tìm kiếm những môi trường kinh doanh mới và bạn hoàn toàn có thể học hỏi các chiến lược marketing hiệu quả của họ để tạo ra chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp mình
2.3. Xây dựng sản phẩm mới
Để tồn tại và phát triển trên thị trường yếu tố nghiên cứu và tạo nên sản phẩm mới là điều mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng không phải lúc nào sản phẩm mới của doanh nghiệp đưa ra cũng hiệu quả mà phải xác định vào thực tế và nhu cầu thiết thực của đa số khách hàng
2.4. Tìm hiểu mục tiêu của đối thủ mình
Để xác định mục tiêu của đối thủ mình, doanh nghiệp cần nắm được khái quát về lịch sử thành lập, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động và các mảng kinh doanh. Hãy xác định những yếu tố trên để nghiên cứu ra mục tiêu của đối thủ và đề ra những giải pháp đi trước hiệu quả hơn để vượt mặt đối thủ.
2.5. Nghiên cứu ưu và nhược điểm của đối thủ
Đây là bước rất quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp giống như câu nói “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Để nghiên cứu về ưu và nhược điểm của đối thủ, doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu kỹ về các vấn đề như doanh thu hàng thắng, lỗ lãi…và từ đó có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: Bạn nghĩ sao về câu hỏi marketing có phải là quảng cáo không?
3. Phân tích 4 cấp độ cạnh tranh trong marketing hiện nay
Theo cha đẻ của cuốn sách “ Marketing căn bản” ông Philip Kotler cho rằng cấp độ cạnh tranh của marketing được chia làm 4 cấp đó là cạnh tranh về hình thức sản phẩm, danh mục sản phẩm, các vấn đề chung và ngân sách của doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn, sau đây mời bạn cùng đọc các thông tin bên dưới nhé.
3.1. Cấp độ 1: Hình thức sản phẩm
Bạn có nhận thấy rằng khi đi siêu thị mua đồ khi nhìn thấy 2 loại hàng hóa giống nhau nhưng có bao bì khác nhau và đa số khách hàng sẽ chọn mua những sản phẩm có hình dáng đẹp mắt, màu sắc đa dạng dù có thể chưa rõ về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn hiệu phải không? Chính vì lý do đó nên khi tạo ra các sản phẩm doanh nghiệp nào cũng luôn phải quan tâm đầu tư về hình thức bên ngoài của sản phẩm và kết hợp với chất lượng bên trong để cho làm người sử dụng an tâm sử dụng và ưa chuộng khi dùng.
Ví dụ có thể kể đến sản phẩm sữa Vinamilk được ưa chuộng hơn sản phẩm sữa Ba Vì bởi Vinamilk thường xuyên cập nhật mẫu mã mới để làm tăng sự hài lòng với nhiều khách hàng, còn Ba Vì bị chìm dần do bao bì bao năm vẫn không có sự cải tiến nên không thu hút được nhiều khách hàng.
3.2. Cấp độ 2: Tạo ra nhiều sản phẩm
Các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và bền vững ngoài tập trung một sản phẩm chủ đạo cần phải có những sản phẩm xoay quanh có thể cùng loại hoặc khác hẳn so với sản phẩm chính của công ty. Nguyên nhân là bởi thị trường luôn có sự biến đổi không ngừng và nhu cầu của khách hàng cũng ngày càng cao vì thế đa dạng các sản phẩm hơn sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu trong lòng khách hàng và gia tăng doanh thu cho chĩnh doanh nghiệp mình.
3.3. Cấp độ 3: Ngân sách của doanh nghiệp
Nghe đến đây có vẻ bạn sẽ nghĩ đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp như vốn phải không? Nhưng không vấn đề này chỉ đơn giản là giá của sản phẩm mà doanh nghiệp đề ra. Bởi đây là vấn đề cạnh tranh rất cao trên thị trường khi mà cùng một loại sản phẩm như nhau nhưng giá cả khác nhau sẽ khiến khách hàng do dự và thường sẽ lựa chọn những sản phẩm rẻ hơn. Vì thế tạo ra một chiến lược giá phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển hơn.
3.4. Cấp độ 4: Những vấn đề cạnh tranh khác xoay quanh
Ngoài những vấn đề kể ra khi cạnh tranh như trên, cạnh tranh về nhu cầu , mục đích sử dụng sản phẩm là điều doanh nghiệp cũng cần lưu ý để giữ chân khách hàng của mình. Ví dụ như cùng là đồ điện tử trong nhà nhưng khách hàng sẽ lựa chọn giữa lò vi sóng, nồi chiên không dầu…Vì thế nắm bắt được nhu cầu và mục đích của khách hàng là điều rất cần thiết để tăng doanh thu mỗi tháng cho doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ của work247.vn về 4 cấp độ cạnh tranh của marketing. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn bổ sung thêm kiến thức cần thiết để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Hãy đón xem những bài viết về những chủ đề hay khác ở những bài viết tiếp theo nhé.