Relationship Marketing là gì? Xây dựng quan hệ kết nối trong marketing

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Một chiến dịch marketing sẽ cần những yếu tố nào? Bán được sản phẩm, thu hút đông đảo khách hàng nhưng lại không hề có sự kết nối với khách hàng. Vậy sự kết nối hay nói một cách đúng hơn Relationship Marketing là gì? Làm sao để kết nối và tạo niềm tin hơn với khách hàng thông qua công cụ này? Vai trò lớn nhất của nó tới các chiến dịch marketing của doanh nghiệp là gì? Work247.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu câu trả lời ngay bây giờ.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về Relationship Marketing trong chiến dịch marketing 

1.1. Hiểu gì về thuật ngữ Relationship Marketing

Relationship Marketing có thể coi là thuật ngữ khá mới đối với những người mới bước vào lĩnh vực marketing, nó được coi là một hình thức tiếp thị liên kết thiết yếu cho mọi doanh nghiệp hiện nay. Vậy bản chất của thuật ngữ Relationship Marketing này là gì? 

Relationship Marketing là gì?
Relationship Marketing là gì? 

Relationship Marketing được hiểu là quá trình xây dựng các kết nối dài hạn, niềm tin tưởng của khách hàng đối với các mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu lớn nhất của Relationship Marketing là tạo ra được các tương tác, kết nối hấp dẫn tới cảm xúc của khách hàng. 

Khi bạn tập trung vào việc quan sát, thấu hiểu các mối bận tâm và vấn đề của khách hàng thì việc bán sản phẩm sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Hơn nữa việc bạn biết làm sao để giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh gọn thì sẽ giúp xây dựng được niềm tin vững chắc và một mối quan hệ tốt, dài lâu với khách hàng. Từ đó độ nhận diện thương hiệu của bạn đối với khách hàng cũng sẽ tăng theo và sẽ duy trì được lượng khách hàng tiềm năng uy tín, có sự gắn bó, thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng mạnh.

Xem thêm: Brand Positioning là gì? Tầm ảnh hưởng của Brand Positioning hiện nay

1.2. Bản chất của quá trình Relationship Marketing là gì?

Hệ thống marketing ngày càng phát triển lớn mạnh do vậy mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng không hề nhỏ, do vậy để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp, ngày càng thu hút khách hàng hơn thì trước tiên doanh nghiệp cần có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với các khách hàng đã ghé thăm doanh nghiệp nhằm duy trì mối quan hệ, xây dựng tương tác dài lâu đối với khách hàng.

Bản chất của Relationship Marketing là gì?
Bản chất của Relationship Marketing là gì? 

 Quản lý hiệu quả các mối quan hệ với khách hàng thì mới có thể xây dựng thêm những chiến lược marketing hiệu quả, nhằm thu hút nhiều hơn các đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. 

Hơn nữa việc hoạch định rõ ràng hướng đi trong marketing kết nối chính là cách thức để quản trị quá trình phát triển, gia tăng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, duy trì và tăng cường các mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng. Đồng thời xây dựng niềm tin và sự thấu hiểu lẫn nhau giữa người bán và người mua ngày càng bền chặt. 

1.3. Tầm quan trọng to lớn của Relationship Marketing 

Chính cái tên đã nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của Relationship Marketing trong các chiến lược kinh doanh, đó chính là sự kết nối dài lâu mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Nó sẽ cung cấp tất cả các giá trị nhằm gia tăng và phát triển sản phẩm, tạo dựng niềm tin và sự thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng dành cho doanh nghiệp. 

Tầm quan trọng của Relationship Marketing
Tầm quan trọng của Relationship Marketing

Xây dựng được tên tuổi và tăng độ nhận diện thương hiệu lên nhiều lần để từ đó khách hàng sẽ thực hiện việc truyền thông thương hiệu trong môi trường của họ, giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lượng khách hàng tiềm năng mới. 

Relationship Marketing cũng sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp thực hiện và phát triển các sản phẩm mang tính cá nhân nhiều hơn dành cho khách hàng để hướng khách hàng đến việc ghi nhớ sản phẩm và thương hiệu. 

2. Các thành phần phần chính của Relationship Marketing là gì?

Để thực hiện việc liên kết khách hàng có hiệu quả, giúp tối ưu thời gian và chi phí thì cần có sự góp mặt của 5 thành phần sau: Affiliate marketing, Influencer marketing, Partner marketing, Employee Advocacy và Referral marketing. 

Các thành phần chính của Relationship Marketing
Các thành phần chính của Relationship Marketing

- Affiliate marketing: là một hình thức tiếp thị liên kết khá mạnh mẽ và được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các chiến dịch marketing. Nói một cách dễ hiểu thì đây là mô hình cộng tác viên sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Tiếp cận được càng nhiều khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm thì hoa hồng bạn nhận được sẽ càng cao. 

- Influencer marketing: việc sử dụng người có sức ảnh hưởng trong xã hội để lan truyền các thông điệp, tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng là một cách tiếp thị vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thực hiện trao quyền đến với những người có sức ảnh hưởng để họ làm công tác truyền thông trên các trang mạng xã hội nhằm thu hút lượng khách hàng lớn và tạo dựng được niềm tin của khách hàng với thương hiệu nhiều hơn. 

- Partner marketing: doanh nghiệp sẽ kết nối hoặc thực hiện các biện pháp liên kết với các tổ chức khác để thúc đẩy sự chú ý của khách hàng, đồng thời tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm. 

Thực hiện vận động nhân viên trong nội bộ
Thực hiện vận động nhân viên trong nội bộ 

- Employee Advocacy: hay được gọi là hoạt động vận động nhân viên và được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Hình thức này sẽ giúp: nâng cao khả năng nhận thức về thương hiệu cùng như nhận được những đánh giá thực tế và khách quan của nội bộ. Hơn nữa đây cũng sẽ là hình thức thúc đẩy nhân viên giới thiệu các dịch vụ của doanh nghiệp đối với bạn bè, gia đình, người thân…

- Referral marketing: là hình thức tiếp thị bằng phương pháp sử dụng các phần thưởng nhằm thúc đẩy sự hứng thú và sự đam mê trực tiếp của khách hàng đến với mạng lưới thương hiệu của họ. 

Các thành phần này sẽ có mối quan hệ và sự liên kết nhất định với nhau nhằm xây dựng chiến lược Relationship Marketing hiệu quả, tạo dựng mối quan hệ dài lâu đối với khách hàng đồng thời vẫn duy trì được khả năng thu hút và tăng giá trị sản phẩm ngày càng cao. 

Xem thêm: Music marketing là gì? Kênh tiếp thị và các yếu tố được sử dụng chính

3. Thực hiện ứng dụng đầu Relationship Marketing cho doanh nghiệp 

Sau khi đã nghiên cứu được khái niệm, tầm quan trọng và các thành phần thiết yếu của Relationship Marketing, nhận thấy đây là hình thức phù hợp và góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp. Từ đó dễ dàng thực hiện các ứng dụng hiệu quả hoạt động vào doanh nghiệp.

Các ứng dụng Relationship Marketing trong doanh nghiệp
Các ứng dụng Relationship Marketing trong doanh nghiệp

- Đầu tư vào các phương tiện Chat marketing: đây sẽ là công cụ để doanh nghiệp thực hiện việc kết nối thường xuyên với khách hàng, thực hiện trao đổi một cách nhanh chóng đồng thời giúp việc phát hiện vấn đề của khách hàng nhanh chóng được tìm ra. 

- Cung cấp kịp thời và nhanh chóng các dịch vụ: khi đã có các công cụ chat để thực hiện trao đổi, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa thành công cụ tự động để dễ dàng cập nhật các thông tin đến với khách hàng. 

- Luôn cập nhật trên các trang mạng xã hội: mạng xã hội là phương tiện mà hầu hết mỗi cá nhân đều có ít nhất một tài khoản, do vậy việc thường xuyên truy cập mạng xã hội để cập nhật tin tức là điều hiển nhiên. Doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh các hoạt động tương tác với khách hàng, cập nhật trạng thái thường xuyên để khách hàng luôn nhận thấy họ được quan tâm, được lắng nghe.

- Thực hiện các chương trình cho khách hàng thân thiết: Nhằm giữ vững được mối quan hệ bền lâu đối với khách hàng thì doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình cụ thể, mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng để giữ chân họ.

Relationship Marketing thực sự là một hình thức tiếp thị thiết yếu và hiệu quả dành cho doanh nghiệp trong quá trình đẩy mạnh các chiến dịch marketing. Nó không chỉ giúp tối ưu thời gian và chi phí mà còn góp phần thúc đẩy sự chú ý của khách hàng mục tiêu ngày càng lớn. 

Qua những thông tin chi tiết mà work247.vn đã cung cấp về Relationship Marketing là gì, mong rằng bạn đã hiểu được vai trò và ý nghĩa của nó đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự nhận diện và khả năng nâng cao doanh thu bán hàng của sản phẩm.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem247 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT